Chương I Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân: Quy định chung
Số hiệu: | 159/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 29/11/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/02/2017 |
Ngày công báo: | 07/12/2016 | Số công báo: | Từ số 1227 đến số 1228 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
08/08/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn và cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
1. Tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
- Theo Nghị định số 159/2016, Ban thanh tra nhân dân do Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân tại thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu. Thành phần gồm có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên.
- Nghị định 159/NĐ-CP quy định Ban thanh tra nhân dân có từ 5 đến 11 thành viên, tùy theo số lượng dân cư tại các địa phương để lựa chọn số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân phù hợp.Thành viên Ban thanh tra nhân dân được bầu theo sự giới thiệu của Ban công tác Mặt trận và theo đề cử của đại biểu tham dự Hội nghị. Hình thức bầu sẽ là giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do Hội nghị quyết định.
- Ban thanh tra nhân dân được thành lập và có phạm vi giám sát các hoạt động sau theo Nghị định số 159/CP:
+ Hoạt động của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
+ Theo dõi việc thực hiện Nghị quyết, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; tình hình thực hiện dân chủ cơ sở; công tác thu, chi ngân sách, tài chính; quản lý trật tự xây dựng, quản lý các khu tập thể, khu dân cư; chế độ chính sách, ưu đãi đối với các đối tượng và các công việc khác theo quy định.
- Cũng theo Nghị định 159/2016, Ban thanh tra nhân dân họp định kỳ mỗi quý một lần để kiểm điểm công tác trong quý và triển khai công tác quý sau (có thể họp đột xuất). Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn là hai năm.
2. Tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước
- Nghị định số 159 quy định Ban thanh tra nhân dân tại các cơ quan, đơn vị có Trưởng ban và các thành viên. Số lượng thành viên có từ 3 hoặc 5 hoặc 7 hoặc 9 thành viên, tùy vào số lượng cán bộ, công chức, viên chức.
- Dựa trên các tiêu chuẩn đối với thành viên Ban thanh tra, Ban chấp hành công đoàn lập danh sách các ứng cử viên để tổ chức bầu. Việc bầu thành viên thông qua hình thức bỏ phiếu kín.
- Theo Nghị định 159/2016/CP, Ban thanh tra nhân dân tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thực hiện công việc giám sát về thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng; chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức; tài chính; công tác thực hiện dân chủ cơ sở ở các cơ quan, đơn vị; tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và các công việc khác theo quy định.
- Ban thanh tra nhân dân họp định kỳ mỗi quý một lần để kiểm điểm công tác trong quý và triển khai công tác quý sau, có thể họp đột xuất. Nghị định số 159 quy định nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân tại cơ quan, đơn vị là hai năm.
Nghị định 159/2016/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân có hiệu lực ngày 01/2/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước để giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân, góp phần phát huy dân chủ, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị.
1. Thành viên Ban thanh tra nhân dân phải là người trung thực, công tâm, có uy tín, có hiểu biết về chính sách, pháp luật, tự nguyện tham gia Ban thanh tra nhân dân.
2. Thành viên Ban thanh tra nhân dân trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước phải là người đang làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và không phải là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị này. Người được bầu làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phải còn thời gian công tác ít nhất bằng thời gian của nhiệm kỳ hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.
3. Thành viên Ban thanh tra nhân dân tại xã, phường, thị trấn phải là người thường trú tại xã, phường, thị trấn và không phải là người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Ban thanh tra nhân dân hoạt động theo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và kịp thời; làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
1. Đe dọa, trả thù, trù dập đối với thành viên Ban thanh tra nhân dân.
2. Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân để kích động, dụ dỗ, lôi kéo người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật và thực hiện các hành vi trái pháp luật.
Article 1. Scope of regulation
This Decree details and prescribes measures for implementation of a number of articles of the Inspection Law regarding the organization and operation of people’s inspection boards in communes, wards or townships, state agencies, public non-business units and state enterprises.
Article 2. Role of people’s inspection boards
People’s inspection boards shall be set up in communes, wards or townships, state agencies, public non-business units and state enterprises to oversee the implementation of policies and law, settlement of complaints, denunciations, petitions and reports, and implementation of the law on grassroots democracy by agencies, organizations and individuals, thus contributing to the promotion of democracy, prevention and fighting of corruption and negative phenomena, and protection of lawful rights and interests of citizens, agencies, organizations and units.
Article 3. Standards of and conditions on members of people’s inspection boards
1. A people’s inspection board member must be a person who is honest, impartial, prestigious, knowledgeable about policies and law, and voluntary to join the people’s inspection board.
2. A member of a people’s inspection board in a state agency, public non-business unit or state enterprise must be a person who is working at such agency, public non-business unit or state enterprise and must not be the head or a deputy head of such agency, organization or unit. To be elected to a people’s inspection board, a person must have a remaining working period at least equal to the term of the people’s inspection board.
3. A member of a people’s inspection board in a commune, ward or township must be a permanent resident in such commune, ward or township and must not be an incumbent member of the People’s Committee of such commune, ward or township.
Article 4. Principles of operation of people’s inspection boards
A people’s inspection board shall operate on the principles of impartiality, publicity, transparency, democracy and timeliness; and work on a collegial basis and make decision by majority vote.
1. Threatening, taking revenge on, and retaliating members of people’s inspection boards.
2. Abusing the tasks and powers of a people’s inspection board to incite, lure or drag other persons into making untruthful complaints or denunciations and committing illegal acts.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực