Nghị định 14/CP năm 1995 về việc thành lập Tổng công ty điện lực Việt Nam và ban hành điều lệ của Tổng công ty
Số hiệu: | 14/CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 27/01/1995 | Ngày hiệu lực: | 27/01/1995 |
Ngày công báo: | 30/04/1995 | Số công báo: | Số 8 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14-CP |
Hà Nội, ngày 27 tháng 1 năm 1995 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 14/CP NGÀY 27 THÁNG 1 NĂM 1995 VỀ THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM VÀ BAN HÀNH ĐIỀU LỆ CỦA TỔNG CÔNG TY
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ kết luận tại cuộc họp Chính phủ ngày 06 tháng 01 năm 1994;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Năng lượng trong việc thực hiện Quyết định số 91/TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về thí điển thành lập tập đoàn kinh doanh,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều1.- Thành lập Tổng công ty Điện lực Việt Nam theo nội dung Quyết định số 562/TTg ngày 10 tháng 10 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2.- Ban hành kèm theo Nghị định này bản Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Điện lực Việt Nam.
Điều 3.- Bộ trưởng các Bộ Năng lượng, Tài chính, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan căn cứ Điều lệ này để hướng dẫn thực hiện.
Điều 4.- Nghị định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản lý và Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 14/CP ngày 27 thánh 01 năm 1995 của Chính phủ
Điều 1.- Tổng công ty Điện lực Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng công ty) là doanh nghiệp lớn của Nhà nước, gồm nhiều doanh nghiệp thành viên và đơn vị sự nghiệp, hoạt động trong phạm vi cả nước về chuyên ngành kinh doanh (bao gồm các khâu nghiên cứu, khảo sát, thiết kế, xây lắp, sản xuất, truyền tải, phân phối điện, chế tạo thiết bị và phụ tùng điện, xuất nhập khẩu) và một số lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác liên quan đến ngành điện.
Tổng công ty chịu trách nhiệm đầu tư để phát triển ngành công nghiệp điện, tổ chức sản xuất và tiêu thụ điện bảo đảm nhu cầu điện năng cho sản xuất và sinh hoạt phù hợp với yêu cầu và định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và theo nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao trong từng thời kỳ kế hoạch.
Trụ sở của Tổng công ty đặt tại thành phố Hà nội.
Tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty là ELECTRICITY OF VIETNAM, viết tắt là EVN.
Điều 2.- Tổng công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng trong nước và nước ngoài, được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ này. Tổng công ty thực hiện chế độ hạch toán, tổng hợp, được lập các quỹ tập trung theo quy định của Nhà nước. Tổng công ty được hạch toán tập trung các khâu sản xuất và truyền tải điện năng. Các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, hạch toán phụ thuộc và các đơn vị sự nghiệp đều có tư cách pháp nhân, hoạt động theo luật pháp và Điều lệ Tổng công ty.
Điều 3.- Tổng công ty được Nhà nước giao quyền quản lý và sử dụng quỹ đất, được sử dụng nguồn tài nguyên về nước và các nguồn năng lượng thiên nhiên khác để thực hiện nhiệm vụ nói tại Điều 1 trên đây. Tổng công ty có trách nhiệm sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên này đúng mục đích và đúng luật pháp về đất đai, tài nguyên và môi trường.
Điều 4.- Tổng công ty được Nhà nước giao vốn và tài sản, được huy động mọi nguồn vốn trong nước và ngoài nước dưới các hình thức khác nhau theo quy định của Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ của mình. Tổng công ty có trách nhiệm bảo toàn vốn được giao, không ngừng tích luỹ vốn để đầu tư phát triển, làm tròn nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Tổng công ty phải thường xuyên cải tiến thiết bị, công nghệ và công tác quản lý để hạ giá thành sản xuất và giảm tổn thất điện năng.
Điều 5.- Tổng công ty được quyền tuyển chọn và sử dụng nguồn nhân lực tương xứng với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ của người lao động trong sản xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp, tăng năng suất lao động và hiệu suất công tác, chăm lo đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực của Tổng công ty, cải thiện điều kiện sống và điều kiện làm việc của người lao động.
Điều 6.- Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty gồm:
1. Hội đồng quản lý. Giúp việc Hội đồng quản lý có Ban Kiểm soát và Văn phòng.
2. Tổng giám đốc. Giúp việc Tổng giám đốc có một số Phó tổng giám đốc, Văn phòng và các Ban chức năng.
3. Các đơn vị thành viên Tổng công ty.
Điều 7.- Hội đồng quản lý là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất trong Tổng công ty. Hội đồng quản lý được Nhà nước uỷ quyền thực hiện chức năng của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với toàn bộ Tổng công ty theo pháp luật và theo Điều lệ này, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ.
Các thành viên Hội đồng quản lý do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Năng lượng. Trước khi đề nghị, Bộ Năng lượng phải có văn bản thoả thuận của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ.
Điều 8.- Hội đồng quản lý của Tổng công ty gồm 5 thành viên chuyên trách:
Chủ tịch,
Một Phó chủ tịch,
Tổng giám đốc,
Hai thành viên là chuyên gia về pháp luật, kinh tế, kỹ thuật.
Điều 9.- Hội đồng quản lý có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Cùng với Tổng giám đốc ký nhận trước Nhà nước nguồn tài nguyên, đất đai, nguồn vốn (kể cả nợ) thuộc sở hữu Nhà nước, bao gồm cả tài sản cố định, và nguồn nhân lực để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ Nhà nước giao cho Tổng công ty;
2. Xem xét, phê duyệt phương án phân giao vốn và nợ, bảo toàn và phát triển vốn, phương án điều hoà, huy động vốn do Tổng giám đốc đề nghị; chứng kiến việc Tổng giám đốc phân giao lại các nguồn lực nêu ở khoản 9.1 cho các đơn vị thành viên sử dụng, bảo toàn và phát triển theo mục tiêu được Hội đồng quản lý phê duyệt;
3. Giám sát, kiểm tra Tổng giám đốc và các đơn vị thành thực hiện việc sử dụng, bảo toàn và phát triển các nguồn lực Nhà nước giao, thực hiện các Nghị quyết và Quyết định của Hội đồng quản lý, luật pháp và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;
4. Thông qua đề nghị của Tổng giám đốc để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch 5 năm của Tổng công ty; quyết định kế hoạch hàng năm của Tổng công ty để Tổng giám đốc giao cho các đơn vị thành viên;
5. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc nếu được Thủ tướng uỷ quyền thì quyết định các dự án liên doanh với nước ngoài theo quy định của Chính phủ; quyết định các dự án liên doanh trong nước, các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án nhóm A; trình Bộ trưởng quản lý ngành quyết định đầu tư các dự án nhóm B; quyết định đầu tư các dự án nhóm C. Uỷ quyền cho Tổng giám đốc hoặc giám đốc doanh nghiệp thành viên duyệt các dự án đầu tư nhỏ. Phê duyệt đề án tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý của các đơn vị thành viên. Phối hợp với chính quyền, đoàn thể các địa phương trong việc bảo vệ tài sản và an toàn điện quốc gia;
6. Thông qua phương án giá bán điện chỉ đạo của Nhà nước do Tổng giám đốc đề nghị để trình Thủ tướng Chính phủ duyệt. Ban hành và giám sát thực hiện các định mức, tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật, kể cả đơn giá tiền lương, đơn giá và định mức trong xây dựng chuyên ngành, tiêu chuẩn sản phẩm, nhãn hiệu hàng hoá, giá sản phẩm và dịch vụ áp dụng trong Tổng công ty theo đề nghị của Tổng giám đốc trên cơ sở những quy định chung của ngành và của quốc gia;
7. Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty và sửa đổi bổ sung Điều lệ Tổng công ty; phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên và sửa đổi bổ sung Điều lệ đơn vị thành viên theo đề nghị của Tổng giám đốc ; đề nghị thành lập, tách nhập, giải thể các đơn vị thành viên theo quy định của Chính phủ; quyết định mở Văn phòng đại diện, Chi nhánh của Tổng công ty ở trong nước và nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
Quyết định tổng biên chế bộ máy quản lý của Tổng công ty và điều chỉnh khi cần thiết theo đề nghị của Tổng giám đốc.
Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Tổng giám đốc; trình Bộ trưởng Bộ Năng lượng bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các Phó tổng giám đốc theo đề nghị của Tổng giám đốc; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc các đơn vị thành viên theo đề nghị của Tổng giám đốc;
8. Phê duyệt đề nghị của Tổng giám đốc về việc thành lập và sử dụng các quỹ tập trung phù hợp với kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính của Tổng công ty theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
9. Thông qua bản báo cáo tài chính tổng hợp (trong đó có phần tổng kết tài sản) hàng năm của Tổng công ty và của các đơn vị thành viên Tổng công ty và yêu cầu Tổng giám đốc công bố báo cáo tài chính của toàn Tổng công ty theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 10.- Hội đồng quản lý chịu trách nhiệm tập thể và cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về thực hiện các nhiệm vụ được giao. Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản lý không hoàn thành nhiệm vụ được giao, quyết định sai hoặc vượt thẩm quyền gây phương hại lợi ích quốc gia, gây thiệt hại về vốn, tài sản, tài nguyên Nhà nước, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Tổng công ty, vi phạm các quy định khác của Nhà nước thì tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ mà xử lý hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 11.- Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý:
1. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý là 5 năm. Các thành viên của Hội đồng quản lý có thể được bổ nhiệm lại. Nhiệm kỳ của thành viên mới được bổ nhiệm tính từ ngày bổ nhiệm.
2. Hội đồng quản lý họp thường kỳ theo quy định của Hội đồng quản lý để xem xét, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm đã nêu ở Điều 9 và Điều 10. Khi kết thúc năm tài chính, Hội đồng quản lý họp để xem xét kết quả kinh doanh, thông qua báo cáo của Ban Kiểm soát, bản báo cáo tài chính tổng hợp và kế hoạch kinh doanh của năm tiếp theo.
3. Hội đồng quản lý có thể họp bất thường để giải quyết các công việc đột xuất khi Chủ tịch Hội đồng, hoặc trên một nửa số thành viên, hoặc Tổng giám đốc yêu cầu.
4. Chủ tịch Hồi đồng quản lý triệu tập và chủ trì tất cả các phiên họp của Hội đồng, trường hợp vắng mặt bất khả kháng thì uỷ nhiệm cho Phó chủ tịch chủ trì phiên họp. Cuộc họp chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba số thành viên Hội đồng tham dự.
5. Khi Hội đồng quản lý họp bất thường để xem xét những vấn đề về chiến lược phát triển, quy hoạch và kế hoạch 5 năm và hàng năm, các dự án đầu tư lớn, các dự án liên doanh với nước ngoài, báo cáo tài chính hàng năm, ban hành hệ thống định mức, tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật của Tổng công ty thì phải mời Bộ Năng lượng và các Bộ, ngành liên quan cử đại diện có thẩm quyền đến dự họp. Trường hợp có nội dung quan trọng liên quan đến chính quyền địa phương thì phải mời đại diện Uỷ ban Nhân cấp tỉnh dự họp. Các đại diện này có quyền phát biểu nhưng không tham gia biểu quyết; khi phát hiện thấy các Nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản lý có phương hại đến lợi ích chung thì có quyền kháng nghị bằng văn bản đến Hội đồng quản lý, đồng thời báo cáo Thủ trưởng cơ quan mà mình đại diện để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Trường hợp cần thiết thì Thủ trưởng các cơ quan này báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
6. Khi Hội đồng quản lý họp để xem xét những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công nhân viên chức thì phải đề nghị Công đoàn ngành cử đại diện có thẩm quyền đến dự. Đại diện này có quyền phát biểu ý kiến nhưng không tham gia biểu quyết và có quyền gửi kháng nghị đến Hội đồng quản lý, đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Công đoàn ngành và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam nếu xét thấy nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý xâm phạm đến quyền lợi và nghĩa vụ của công nhân viên chức trong Tổng công ty.
7. Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ tập thể thông qua nghị quyết, quyết định tại các phiên họp bằng biểu quyết trên nguyên tắc đa số thành viên Hội đồng. Các tài liệu và chương trình của kỳ họp phải được Chủ tịch Hội đồng quản lý gửi đến các thành viên và các đại diện được mời ít nhất là 5 ngày trước ngày họp. Nội dung và kết luận của các kỳ họp phải được ghi thành biên bản do tất cả thành viên Hội đồng quản lý dự họp ký.
8. Nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản lý có hiệu lực đối với toàn Tổng công ty. Trường hợp nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý không trùng hợp với ý kiến của Tổng giám đốc thì Tổng giám đốc phải thực hiện, đồng thời có quyền bảo lưu và báo cáo bằng văn bản đến Bộ trưởng có liên quan và Thủ tướng Chính phủ.
Điều 12.- Hội đồng quản lý có Văn phòng gồm một số chuyên viên và nhân viên giúp việc do Chủ tịch Hội đồng quản lý lựa chọn. Biên chế Văn phòng do Hội đồng quản lý quyết định. Chi phí hoạt động của Hội đồng quản lý tính vào quản lý phí của Tổng công ty. Tổng giám đốc sử dụng bộ máy của mình bảo đảm điều kiện, phương tiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng quản lý.
1. Hội đồng quản lý thành lập Ban Kiểm soát để giám sát, kiểm tra hoạt động tài chính và sản xuất kinh doanh trong nội bộ Tổng công ty theo pháp luật và Điều lệ Tổng công ty. Hội đồng quản lý quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ban Kiểm soát.
Ban Kiểm soát gồm 5 người do một thành viên Hội đồng quản lý làm Trưởng ban. Ngoài Trưởng ban, hai thành viên chuyên trách của Ban Kiểm soát là cán bộ trong bộ máy của Tổng công ty do Chủ tịch Hội đồng quản lý bổ nhiệm có sự thoả thuận của Ban Chấp hành Công đoàn ngành, một đại diện của Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp do Tổng cục trưởng cử và một đại diện Bộ Năng lượng do Bộ trưởng cử. Hai thành viên đại diện này hoạt động kiêm nhiệm.
2. Thành viên Ban Kiểm soát có nhiệm kỳ 5 năm. Trong quá trình hoạt động, thành viên không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị thay thế. Nhiệm kỳ của thành viên mới bổ nhiệm tính từ ngày bổ nhiệm.
3. Ban Kiểm soát hoạt động theo chương trình, nhiệm vụ do Hội đồng quản lý giao. Ban Kiểm soát báo cáo Hội đồng quản lý về kết quả hoạt động giám sát, kiểm tra theo yêu cầu của Hội đồng quản lý và đề xuất kiến nghị tăng cường, hoàn thiện quản lý các mặt hoạt động của Tổng công ty theo Điều lệ và pháp luật.
4. Ban Kiểm soát được mời dự các cuộc họp giao ban của Tổng giám đốc và một số cuộc họp của Hội đồng quản lý.
5. Kinh phí hoạt động của Ban Kiểm soát do Văn phòng Hội đồng quản lý bảo đảm và là bộ phận của kinh phí hoạt động của Hội động quản lý.
TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ BỘ MÁY GIÚP VIỆC
1. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân trong mọi hoạt động của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tổng giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty, trực tiếp chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Hội đồng quản lý về sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được giao cho Tổng công ty.
2. Các Phó tổng giám đốc được Tổng giám đốc phân công và uỷ nhiệm quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty.
3. Văn phòng và các Ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.
4. Chi phí quản lý của bộ máy Tổng công ty (bao gồm cả chi phí hoạt động của Hội đồng quản lý) được hạch toán vào giá thành trong phần hạch toán tập trung của Tổng công ty.
Điều 15.- Tổng giám đốc có nhiệm vụ quyền hạn sau đây:
1. Cùng với Hội đồng quản lý ký nhận các nguồn tài nguyên, đất đai, nguồn vốn và nợ thuộc sở hữu Nhà nước, bao gồm cả tài sản cố định, và nguồn nhân lực để quản lý sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao cho Tổng công ty; phân giao các nguồn lực của Nhà nước cho các đơn vụ thành viên sử dụng, bảo toàn và phát triển theo phương án được Hội đồng quản lý phê duyệt như đã nêu tại Điều 9;
2. Xây dựng và trình Hội đồng quản lý chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm, phương án bảo vệ và khai thác tài nguyên của Tổng công ty, phương án phối hợp kế hoạch kinh doanh giữa các đơn vị trong Tổng công ty. Ban hành các quyết định điều hành việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, phương án đã được phê duyệt;
3. Xây dựng các dự án đầu tư, các dự án liên doanh với trong nước và nước ngoài, các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn của Tổng công ty, các đề án tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý trình Hội đồng quản lý thông qua theo qui định tại Điều 9 (khoản 5). Quyết định các dự án đầu tư nhỏ. Tổ chức thực hiện các quyết định đó;
4. Xây dựng để trình Hội đồng quản lý ban hành hoặc được uỷ nhiệm ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương, đơn giá và định mức trong xây dựng chuyên ngành, giá điện bán buôn trong nội bộ và giá dịch vụ trong nội bộ Tổng công ty, phù hợp với những quy định chung của ngành và của Nhà nước. Thực hiện và kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện các quyết định về định mức, tiêu chuẩn, đơn giá trong toàn Tổng công ty;
5. Đề nghị Hội đồng quản lý trình Bộ trưởng Bộ Năng lượng bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó tổng giám đốc Tổng công ty; đề nghị Hội đồng quản lý bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc đơn vị thành viên. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các Phó giám đốc đơn vị thành viên và các Giám đốc đơn vị trực thuộc đơn vị thành viên theo đề nghị của Giám đốc đơn vị thành viên. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Trưởng, Phó các Ban, Văn phòng của bộ máy điều hành Tổng công ty.
Xây dựng để trình Hội đồng quản lý duyệt tổng biên chế bộ máy quản lý Tổng công ty và phương án điều chỉnh khi thay đổi tổ chức và biên chế bộ máy quản lý của Tổng công ty và các đơn vị thành viên; trực tiếp thành lập và điều hành bộ máy quản lý Tổng công ty, kiểm tra biên chế bộ máy quản lý của các đơn vị thành viên; duyệt phương án sắp xếp lại, thành lập mới, giải thể các đơn vị trực thuộc đơn vị thành viên;
6. Kiến nghị Hội đồng quản lý điều chỉnh vốn và các nguồn lực khi phân giao lại cho các đơn vị thành viên và điều chỉnh khi có sự thay đổi nhiệm vụ của các đơn vị thành viên theo hình thức tăng giảm vốn. Thực hiện và chỉ đạo Công ty tài chính của Tổng công ty thực hiện việc huy động và cho vay vốn đáp ứng các yêu cầu vốn của Tổng công ty và của các đơn vị thành viên. Ban hành các quyết định về việc huy động và sử dụng các quỹ tập trung của Tổng công ty;
7. Thành lập các quỹ tập trung của Tổng công ty theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính và quyết định của Hội đồng quản lý, bao gồm:
a) Quỹ đầu tư phát triển được lập từ nguồn vốn khấu hao cơ bản và lợi tức tái đầu tư.
Vốn khấu hao cơ bản và lợi tức tái đầu tư của các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc đều tập trung tại Tổng công ty để đầu tư theo kế hoạch hàng năm.
Nếu Tổng công ty huy động vốn khấu hao cơ bản và lợi tức tái đầu tư của các doanh nghiệp hạch toán độc lập thì phải theo nguyên tắc vay trả, có lãi suất nội bộ do Tổng giám đốc duyệt theo uỷ quyền của Hội đồng quản lý và theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
b) Quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo tập trung để cấp cho các đơn vị sự nghiệp của Tổng công ty được trích lập từ quỹ phát triển sản xuất của các đơn vị thành viên và nguồn kinh phí sự nghiệp và đào tạo từ ngân sách nhà nước (nếu có). Ngoài ra, các đơn vị sự nghiệp của Tổng công ty còn được thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và đào tạo ký với các doanh nghiệp trong và ngoài Tổng công ty để bổ sung nguồn kinh phí cho hoạt động của mình.
c) Quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi ở cơ quan Tổng công ty được trích lập theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
d) Quỹ bảo hiểm y tế được trích lập theo hướng dẫn của Liên Bộ Tài chính- Y tế.
8. Nộp các loại thuế phát sinh từ các hoạt động kinh doanh do Tổng công ty hạch toán tập trung theo luật định. Tổng công ty không phải nộp thuế doanh thu cho phần doanh thu bán buôn điện trong nội bộ. Các tài sản điều động trong nội bộ Tổng công ty thì không phải nộp lệ phí thuế trước bạ;
9. Xây dựng bản báo cáo tài chính tổng hợp (trong đó có phần tổng kết tài sản) hàng năm của Tổng công ty, có phân định rõ phần hạch toán tập trung của Tổng công ty và phần của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập để trình Hội đồng quản lý thông qua. Bản báo cáo tài chính tổng hợp phải dựa trên cơ sở các tài liệu đã được cơ quan kiểm toán hợp pháp xác nhận;
10. Được đưa ra các quyết định vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp (như thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, sự cố) và chịu trách nhiệm về những quyết định đó, đồng thời phải báo cáo ngay cho Hội đồng quản lý và các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tiếp.
CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN TỔNG CÔNG TY
Điều 16.- Tổng công ty Điện lực Việt Nam có các đơn vị thành viên là những doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập ( trong đó có Công ty tài chính), những doanh nghiệp nhà nước hạch toán phụ thuộc và những đơn vị sự nghiệp (có danh sách ghi trong Phụ lục kèm theo Điều lệ này).
Mỗi đơn vị thành viên của Tổng công ty được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ riêng phù hợp với quy định của pháp luật, với Điều lệ này, và được Hội đồng quản lý phê duyệt.
Các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân, có con dấu, có trụ sở, được mở các tài khoản tại ngân hàng phù hợp với phương thức hạch toán được quy định tại Điều lệ Tổng công ty và Điều lệ riêng của mỗi đơn vị thành viên.
Điều 17.- Các doanh nghiệp hạch toán độc lập trong Tổng công ty vừa có sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ với Tổng công ty, vừa có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính với tư cách là một pháp nhân kinh tế độc lập, cụ thể là:
1. Trong chiến lược và đầu tư phát triển:
a) Doanh nghiệp được giao hoặc được uỷ quyền tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển theo kế hoạch của Tổng công ty. Doanh nghiệp được Tổng công ty giao các nguồn lực để thực hiện dự án.
b) Doanh nghiệp tự đầu tư những công trình, dự án phát triển không nằm trong các dự án do Tổng công ty trực tiếp điều hành, nhưng do doanh nghiệp tự huy động, tự chịu trách nhiệm về tài chính.
2. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh: Doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của mình trên cơ sở:
a) Bảo đảm các chỉ tiêu, mục tiêu, các cân đối lớn, các định mức kinh tế- kỹ thuật chủ yếu (kể cả đơn giá và giá) của doanh nghiệp phù hợp với kế hoạch chung của Tổng công ty.
b) Kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh trên cơ sở sử dụng tối ưu mọi nguồn lực mà doanh nghiệp có và tự huy động phù hợp với nhu cầu của thị trường.
3. Trong hoạt động tài chính và hạch toán kinh tế:
a) Doanh nghiệp được nhận một phần vốn và nguồn lực của Nhà nước giao cho Tổng công ty do Tổng công ty phân giao lại cho doanh nghiệp, kể cả các quyết định bổ sung về tăng hoặc giảm (nếu có). Doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện việc bảo toàn vốn và phát triển các nguồn lực này.
b) Doanh nghiệp được quyền huy động vốn, các nguồn tín dụng khác theo pháp luật để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của mình.
c) Doanh nghiệp được hình thành quỹ đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ phát triển sản xuất, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng tài chính theo quy định của Nhà nước. Doanh nghiệp có nghĩa vụ trích nộp đóng góp và được thụ hưởng các quỹ tập trung của Tổng công ty theo quy định của Điều lệ này và theo các quyết định của Hội đồng quản lý Tổng công ty.
d) Với tư cách là một pháp nhân kinh tế độc lập, doanh nghiệp chịu trách nhiệm đóng các loại thuế và các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có) cho Nhà nước theo luật định.
đ) Doanh nghiệp có thể được Tổng công ty uỷ quyền thay mặt Tổng công ty ký kết và thực hiện các hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước nhân danh Tổng công ty.
4. Trong lĩnh vực tổ chức, cán bộ và lao động:
a) Doanh nghiệp có quyền đề nghị Tổng công ty xem xét, quyết định hoặc được Tổng công ty uỷ quyền quyết định việc tổ chức, giải thể, sáp nhập các đơn vị thành viên của mình và bộ máy quản lý doanh nghiệp theo quy định của Điều lệ Tổng công ty và Điều lệ riêng của doanh nghiệp.
b) Tuỳ theo yêu cầu trong hoạt động, doanh nghiệp thành viên Tổng công ty có thể thành lập các đơn vị trực thuộc. Những đơn vị trực thuộc này hạch toán phụ thuộc, có con dấu theo mẫu dấu doanh nghiệp nhà nước, được mở tài khoản tại ngân hàng và ký hợp đồng kinh tế theo phân cấp và uỷ quyền của doanh nghiệp thành viên Tổng công ty.
c) Trong khuôn khổ tổng biên chế được Tổng công ty cho phép, doanh nghiệp được quyền tuyển chọn, bố trí sử dụng hoặc cho thôi việc các viên chức công tác trong bộ máy quản lý của mình. Việc bổ nhiệm hay miễn nhiệm các chức danh cán bộ quản lý trong bộ máy và các đơn vị thành viên tuân thủ sự phân cấp được nêu tại các Điều 9 (khoản 7) và Điều 15 (khoản 5) của Điều lệ này.
d) Doanh nghiệp được quyền và có trách nhiệm chăm lo phát triển nguồn nhân lực để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp; chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sống của người lao động theo Luật Lao động và Luật Công đoàn.
Điều 18.- Các doanh nghiệp nhà nước hạch toán phụ thuộc Tổng công ty được chủ động trong sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, tổ chức và nhân sự với nhiệm vụ và quyền hạn như đã quy định đối với doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập nêu ở Điều 17 (trừ các khoản 1b, 2b, 3b, 3d và 4b).
Thẩm quyền thực hiện các khoản liệt kê trên đây chỉ có giá trị khi có sự phân cấp và uỷ quyền bằng văn bản của Tổng công ty.
Điều 19.- Các đơn vị sự nghiệp có Quy chế tổ chức và hoạt động do Tổng giám đốc phê duyệt theo uỷ quyền của Hội đồng quản lý, thực hiện hạch toán nội bộ lấy thu bù chi, có thể được hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước, được tạo nguồn thu từ thực hiện dịch vụ, hợp đồng nghiên cứu khoa học và đào tạo cho các đơn vị trong và ngoài Tổng công ty, được thụ hưởng phân phối quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi theo mức bình quân như đối với những người làm việc trong bộ máy của Tổng công ty.
Điều 20.- Công ty tài chính là thành viên của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, hoạt động theo pháp luật và hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, theo Điều lệ được Hội đồng quản lý phê chuẩn và theo sự điều hành của Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Việt Nam.
Công ty tài chính thực hiện nhiệm vụ huy động vốn và cho vay vốn đáp ứng nhu cầu vốn của Tổng công ty và các đơn vị thành viên thông qua các hình thức: vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ, tín dụng thương mại của các ngân hàng và các tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài; phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình; mua bán giấy tờ, chứng từ có giá; huy động vốn nhàn rỗi của công nhân viên chức trong nội bộ Tổng công ty.
Công ty tài chính thực hiện các dự án đầu tư của Tổng công ty, thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của Điều lệ và Quy chế Công ty tài chính. Đối với các dự án lớn thì chủ đầu tư trực tiếp ký hợp đồng, Công ty tài chính làm chức năng dịch vụ.
Các đơn vị sử dụng vốn của Công ty tài chính theo nguyên tắc có vay có trả, thực hiện chế độ lãi suất nội bộ do Công ty tài chính đề nghị, Tổng giám đốc Tổng công ty phê duyệt theo uỷ quyền của Hội đồng quản lý.
Điều 21.- Các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty do Giám đốc doanh nghiệp điều hành. Giám đốc là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và trước Nhà nước về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Hội đồng doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở thoả thuận giữa Giám đốc doanh nghiệp với Ban Chấp hành Công đoàn doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng doanh nghiệp.
Hội đồng doanh nghiệp phát huy quyền làm chủ của công nhân viên chức, tham gia với Giám đốc doanh nghiệp các biện pháp để thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển, ... của doanh nghiệp; xem xét, quyết định việc sử dụng quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi theo đề nghị của Giám đốc doanh nghiệp; chỉ đạo Ban Thanh tra công nhân giám sát, kiểm tra doanh nghiệp thi hành Nghị quyết Đại hội công nhân viên chức, Điều lệ doanh nghiệp và các chính sách, pháp luật của Nhà nước trong doanh nghiệp.
CÁC TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ ĐOÀN THỂ TRONG TỔNG CÔNG TY
Điều 22.- Các tổ chức Đảng, Công đoàn và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong Tổng công ty hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và theo Điều lệ của Đảng Cộng sản Hồ Chí Minh và theo quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN
Điều 23.- Việc tổ chức lại và giải thể Tổng công ty Điện lực Việt Nam do Hội đồng quản lý Tổng công ty đề nghị, Bộ trưởng Bộ Năng lượng xem xét và trình Chính phủ quyết định.
Điều 24.- Tổng công ty Điện lực Việt Nam bị giải thể trong trường hợp Chính phủ thấy không cần thiết duy trì Tổng công ty này.
Điều 25.- Việc sắp xếp tổ chức lại, sáp nhập, giải thể và thành lập mới các đơn vị thành viên của Tổng công ty Điện lực Việt Nam do Hội đồng quản lý Tổng công ty đề nghị, Bộ trưởng Bộ Năng lượng trình Thủ tướng Chính phủ duyệt và uỷ nhiệm cho Bộ trưởng Bộ Năng lượng ký quyết định.
Điều 26.- Tổng công ty Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên Tổng công ty lâm vào tình trạng phá sản thì xử lý theo trình tự quy định tại Luật Phá sản doanh nghiệp.
Điều 27.- Điều lệ này được áp dụng cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Tất cả các đơn vị thành viên của Tổng công ty Điện lực Việt Nam phải tuân thủ Điều lệ này.
Điều lệ có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký Nghị định ban hành.
Điều 28.- Trong trường hợp các văn bản của Chính phủ, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Quyết định thành lập các doanh nghiệp thành viên có quy định khác với Điều lệ này thì được hiểu theo Điều lệ này.
Điều 29.- Các đơn vị thành viên của Tổng công ty Điện lực Việt Nam căn cứ vào Điều lệ của Tổng công ty để xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của mình trình Hội đồng quản lý phê duyệt. Điều lệ của đơn vị thành viên không được trái với Điều lệ Tổng công ty.
Điều 30.- Trong quá trình thực hiện, Tổng công ty Điện lực Việt Nam cần tổng kết kinh nghiệm về các mặt hoạt động để kiến nghị Chính phủ phê duyệt những Điều cần thiết phải sửa đổi, bổ sung trong Điều lệ này.
PHỤ LỤC
(Kèm theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Điện lực Việt Nam)
DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM TẠI THỜI ĐIỂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY
I. CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP:
01. Công ty điện lực 1
02. Công ty điện lực 2
03. Công ty điện lực 3
04. Công ty điện lực thành phố Hà Nội
05. Công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh
06. Công ty xây lắp điện 1
07. Công ty xây lắp điện 2
08. Công ty xây lắp điện 3
09. Công ty xây lắp điện 4
10. Công ty sản xuất thiết bị điện
11. Công ty khảo sát thiết kế điện 1
12. Công ty khảo sát thiết kế điện 2
13. Công ty thông tin - viễn thông điện lực
14. Công ty tài chính điện lực.
II. CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC:
01. Nhà máy nhiệt điện Phả Lại
02. Nhà máy nhiệt điện Uông Bí
03. Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình
04. Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức
05. Nhà máy nhiệt điện Trà Nóc
06. Nhà máy điện Bà Rịa
07. Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình
08. Nhà máy thuỷ điện Thác Bà
09. Nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn
10. Nhà máy thuỷ điện Trị An
11. Nhà máy thuỷ điện Thác Mơ
12. Nhà máy thuỷ điện Đa Nhim
13. Công ty truyền tải điện 1
14. Công ty truyền tải điện 2
15. Công ty truyền tải điện 3
16. Công ty truyền tải điện 4
17. Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia.
III. CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP:
01. Viện năng lượng
02. Trung tâm thông tin điện lực
03. Trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ - môi trường và máy tính.
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14-CP |
Hà Nội, ngày 27 tháng 1 năm 1995 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 14/CP NGÀY 27 THÁNG 1 NĂM 1995 VỀ THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM VÀ BAN HÀNH ĐIỀU LỆ CỦA TỔNG CÔNG TY
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ kết luận tại cuộc họp Chính phủ ngày 06 tháng 01 năm 1994;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Năng lượng trong việc thực hiện Quyết định số 91/TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về thí điển thành lập tập đoàn kinh doanh,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều1.- Thành lập Tổng công ty Điện lực Việt Nam theo nội dung Quyết định số 562/TTg ngày 10 tháng 10 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2.- Ban hành kèm theo Nghị định này bản Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Điện lực Việt Nam.
Điều 3.- Bộ trưởng các Bộ Năng lượng, Tài chính, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan căn cứ Điều lệ này để hướng dẫn thực hiện.
Điều 4.- Nghị định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản lý và Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 14/CP ngày 27 thánh 01 năm 1995 của Chính phủ
Điều 1.- Tổng công ty Điện lực Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng công ty) là doanh nghiệp lớn của Nhà nước, gồm nhiều doanh nghiệp thành viên và đơn vị sự nghiệp, hoạt động trong phạm vi cả nước về chuyên ngành kinh doanh (bao gồm các khâu nghiên cứu, khảo sát, thiết kế, xây lắp, sản xuất, truyền tải, phân phối điện, chế tạo thiết bị và phụ tùng điện, xuất nhập khẩu) và một số lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác liên quan đến ngành điện.
Tổng công ty chịu trách nhiệm đầu tư để phát triển ngành công nghiệp điện, tổ chức sản xuất và tiêu thụ điện bảo đảm nhu cầu điện năng cho sản xuất và sinh hoạt phù hợp với yêu cầu và định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và theo nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao trong từng thời kỳ kế hoạch.
Trụ sở của Tổng công ty đặt tại thành phố Hà nội.
Tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty là ELECTRICITY OF VIETNAM, viết tắt là EVN.
Điều 2.- Tổng công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng trong nước và nước ngoài, được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ này. Tổng công ty thực hiện chế độ hạch toán, tổng hợp, được lập các quỹ tập trung theo quy định của Nhà nước. Tổng công ty được hạch toán tập trung các khâu sản xuất và truyền tải điện năng. Các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, hạch toán phụ thuộc và các đơn vị sự nghiệp đều có tư cách pháp nhân, hoạt động theo luật pháp và Điều lệ Tổng công ty.
Điều 3.- Tổng công ty được Nhà nước giao quyền quản lý và sử dụng quỹ đất, được sử dụng nguồn tài nguyên về nước và các nguồn năng lượng thiên nhiên khác để thực hiện nhiệm vụ nói tại Điều 1 trên đây. Tổng công ty có trách nhiệm sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên này đúng mục đích và đúng luật pháp về đất đai, tài nguyên và môi trường.
Điều 4.- Tổng công ty được Nhà nước giao vốn và tài sản, được huy động mọi nguồn vốn trong nước và ngoài nước dưới các hình thức khác nhau theo quy định của Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ của mình. Tổng công ty có trách nhiệm bảo toàn vốn được giao, không ngừng tích luỹ vốn để đầu tư phát triển, làm tròn nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Tổng công ty phải thường xuyên cải tiến thiết bị, công nghệ và công tác quản lý để hạ giá thành sản xuất và giảm tổn thất điện năng.
Điều 5.- Tổng công ty được quyền tuyển chọn và sử dụng nguồn nhân lực tương xứng với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ của người lao động trong sản xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp, tăng năng suất lao động và hiệu suất công tác, chăm lo đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực của Tổng công ty, cải thiện điều kiện sống và điều kiện làm việc của người lao động.
Điều 6.- Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty gồm:
1. Hội đồng quản lý. Giúp việc Hội đồng quản lý có Ban Kiểm soát và Văn phòng.
2. Tổng giám đốc. Giúp việc Tổng giám đốc có một số Phó tổng giám đốc, Văn phòng và các Ban chức năng.
3. Các đơn vị thành viên Tổng công ty.
Điều 7.- Hội đồng quản lý là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất trong Tổng công ty. Hội đồng quản lý được Nhà nước uỷ quyền thực hiện chức năng của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với toàn bộ Tổng công ty theo pháp luật và theo Điều lệ này, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ.
Các thành viên Hội đồng quản lý do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Năng lượng. Trước khi đề nghị, Bộ Năng lượng phải có văn bản thoả thuận của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ.
Điều 8.- Hội đồng quản lý của Tổng công ty gồm 5 thành viên chuyên trách:
Chủ tịch,
Một Phó chủ tịch,
Tổng giám đốc,
Hai thành viên là chuyên gia về pháp luật, kinh tế, kỹ thuật.
Điều 9.- Hội đồng quản lý có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Cùng với Tổng giám đốc ký nhận trước Nhà nước nguồn tài nguyên, đất đai, nguồn vốn (kể cả nợ) thuộc sở hữu Nhà nước, bao gồm cả tài sản cố định, và nguồn nhân lực để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ Nhà nước giao cho Tổng công ty;
2. Xem xét, phê duyệt phương án phân giao vốn và nợ, bảo toàn và phát triển vốn, phương án điều hoà, huy động vốn do Tổng giám đốc đề nghị; chứng kiến việc Tổng giám đốc phân giao lại các nguồn lực nêu ở khoản 9.1 cho các đơn vị thành viên sử dụng, bảo toàn và phát triển theo mục tiêu được Hội đồng quản lý phê duyệt;
3. Giám sát, kiểm tra Tổng giám đốc và các đơn vị thành thực hiện việc sử dụng, bảo toàn và phát triển các nguồn lực Nhà nước giao, thực hiện các Nghị quyết và Quyết định của Hội đồng quản lý, luật pháp và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;
4. Thông qua đề nghị của Tổng giám đốc để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch 5 năm của Tổng công ty; quyết định kế hoạch hàng năm của Tổng công ty để Tổng giám đốc giao cho các đơn vị thành viên;
5. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc nếu được Thủ tướng uỷ quyền thì quyết định các dự án liên doanh với nước ngoài theo quy định của Chính phủ; quyết định các dự án liên doanh trong nước, các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án nhóm A; trình Bộ trưởng quản lý ngành quyết định đầu tư các dự án nhóm B; quyết định đầu tư các dự án nhóm C. Uỷ quyền cho Tổng giám đốc hoặc giám đốc doanh nghiệp thành viên duyệt các dự án đầu tư nhỏ. Phê duyệt đề án tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý của các đơn vị thành viên. Phối hợp với chính quyền, đoàn thể các địa phương trong việc bảo vệ tài sản và an toàn điện quốc gia;
6. Thông qua phương án giá bán điện chỉ đạo của Nhà nước do Tổng giám đốc đề nghị để trình Thủ tướng Chính phủ duyệt. Ban hành và giám sát thực hiện các định mức, tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật, kể cả đơn giá tiền lương, đơn giá và định mức trong xây dựng chuyên ngành, tiêu chuẩn sản phẩm, nhãn hiệu hàng hoá, giá sản phẩm và dịch vụ áp dụng trong Tổng công ty theo đề nghị của Tổng giám đốc trên cơ sở những quy định chung của ngành và của quốc gia;
7. Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty và sửa đổi bổ sung Điều lệ Tổng công ty; phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên và sửa đổi bổ sung Điều lệ đơn vị thành viên theo đề nghị của Tổng giám đốc ; đề nghị thành lập, tách nhập, giải thể các đơn vị thành viên theo quy định của Chính phủ; quyết định mở Văn phòng đại diện, Chi nhánh của Tổng công ty ở trong nước và nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
Quyết định tổng biên chế bộ máy quản lý của Tổng công ty và điều chỉnh khi cần thiết theo đề nghị của Tổng giám đốc.
Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Tổng giám đốc; trình Bộ trưởng Bộ Năng lượng bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các Phó tổng giám đốc theo đề nghị của Tổng giám đốc; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc các đơn vị thành viên theo đề nghị của Tổng giám đốc;
8. Phê duyệt đề nghị của Tổng giám đốc về việc thành lập và sử dụng các quỹ tập trung phù hợp với kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính của Tổng công ty theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
9. Thông qua bản báo cáo tài chính tổng hợp (trong đó có phần tổng kết tài sản) hàng năm của Tổng công ty và của các đơn vị thành viên Tổng công ty và yêu cầu Tổng giám đốc công bố báo cáo tài chính của toàn Tổng công ty theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 10.- Hội đồng quản lý chịu trách nhiệm tập thể và cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về thực hiện các nhiệm vụ được giao. Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản lý không hoàn thành nhiệm vụ được giao, quyết định sai hoặc vượt thẩm quyền gây phương hại lợi ích quốc gia, gây thiệt hại về vốn, tài sản, tài nguyên Nhà nước, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Tổng công ty, vi phạm các quy định khác của Nhà nước thì tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ mà xử lý hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 11.- Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý:
1. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý là 5 năm. Các thành viên của Hội đồng quản lý có thể được bổ nhiệm lại. Nhiệm kỳ của thành viên mới được bổ nhiệm tính từ ngày bổ nhiệm.
2. Hội đồng quản lý họp thường kỳ theo quy định của Hội đồng quản lý để xem xét, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm đã nêu ở Điều 9 và Điều 10. Khi kết thúc năm tài chính, Hội đồng quản lý họp để xem xét kết quả kinh doanh, thông qua báo cáo của Ban Kiểm soát, bản báo cáo tài chính tổng hợp và kế hoạch kinh doanh của năm tiếp theo.
3. Hội đồng quản lý có thể họp bất thường để giải quyết các công việc đột xuất khi Chủ tịch Hội đồng, hoặc trên một nửa số thành viên, hoặc Tổng giám đốc yêu cầu.
4. Chủ tịch Hồi đồng quản lý triệu tập và chủ trì tất cả các phiên họp của Hội đồng, trường hợp vắng mặt bất khả kháng thì uỷ nhiệm cho Phó chủ tịch chủ trì phiên họp. Cuộc họp chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba số thành viên Hội đồng tham dự.
5. Khi Hội đồng quản lý họp bất thường để xem xét những vấn đề về chiến lược phát triển, quy hoạch và kế hoạch 5 năm và hàng năm, các dự án đầu tư lớn, các dự án liên doanh với nước ngoài, báo cáo tài chính hàng năm, ban hành hệ thống định mức, tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật của Tổng công ty thì phải mời Bộ Năng lượng và các Bộ, ngành liên quan cử đại diện có thẩm quyền đến dự họp. Trường hợp có nội dung quan trọng liên quan đến chính quyền địa phương thì phải mời đại diện Uỷ ban Nhân cấp tỉnh dự họp. Các đại diện này có quyền phát biểu nhưng không tham gia biểu quyết; khi phát hiện thấy các Nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản lý có phương hại đến lợi ích chung thì có quyền kháng nghị bằng văn bản đến Hội đồng quản lý, đồng thời báo cáo Thủ trưởng cơ quan mà mình đại diện để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Trường hợp cần thiết thì Thủ trưởng các cơ quan này báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
6. Khi Hội đồng quản lý họp để xem xét những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công nhân viên chức thì phải đề nghị Công đoàn ngành cử đại diện có thẩm quyền đến dự. Đại diện này có quyền phát biểu ý kiến nhưng không tham gia biểu quyết và có quyền gửi kháng nghị đến Hội đồng quản lý, đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Công đoàn ngành và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam nếu xét thấy nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý xâm phạm đến quyền lợi và nghĩa vụ của công nhân viên chức trong Tổng công ty.
7. Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ tập thể thông qua nghị quyết, quyết định tại các phiên họp bằng biểu quyết trên nguyên tắc đa số thành viên Hội đồng. Các tài liệu và chương trình của kỳ họp phải được Chủ tịch Hội đồng quản lý gửi đến các thành viên và các đại diện được mời ít nhất là 5 ngày trước ngày họp. Nội dung và kết luận của các kỳ họp phải được ghi thành biên bản do tất cả thành viên Hội đồng quản lý dự họp ký.
8. Nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản lý có hiệu lực đối với toàn Tổng công ty. Trường hợp nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý không trùng hợp với ý kiến của Tổng giám đốc thì Tổng giám đốc phải thực hiện, đồng thời có quyền bảo lưu và báo cáo bằng văn bản đến Bộ trưởng có liên quan và Thủ tướng Chính phủ.
Điều 12.- Hội đồng quản lý có Văn phòng gồm một số chuyên viên và nhân viên giúp việc do Chủ tịch Hội đồng quản lý lựa chọn. Biên chế Văn phòng do Hội đồng quản lý quyết định. Chi phí hoạt động của Hội đồng quản lý tính vào quản lý phí của Tổng công ty. Tổng giám đốc sử dụng bộ máy của mình bảo đảm điều kiện, phương tiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng quản lý.
1. Hội đồng quản lý thành lập Ban Kiểm soát để giám sát, kiểm tra hoạt động tài chính và sản xuất kinh doanh trong nội bộ Tổng công ty theo pháp luật và Điều lệ Tổng công ty. Hội đồng quản lý quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ban Kiểm soát.
Ban Kiểm soát gồm 5 người do một thành viên Hội đồng quản lý làm Trưởng ban. Ngoài Trưởng ban, hai thành viên chuyên trách của Ban Kiểm soát là cán bộ trong bộ máy của Tổng công ty do Chủ tịch Hội đồng quản lý bổ nhiệm có sự thoả thuận của Ban Chấp hành Công đoàn ngành, một đại diện của Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp do Tổng cục trưởng cử và một đại diện Bộ Năng lượng do Bộ trưởng cử. Hai thành viên đại diện này hoạt động kiêm nhiệm.
2. Thành viên Ban Kiểm soát có nhiệm kỳ 5 năm. Trong quá trình hoạt động, thành viên không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị thay thế. Nhiệm kỳ của thành viên mới bổ nhiệm tính từ ngày bổ nhiệm.
3. Ban Kiểm soát hoạt động theo chương trình, nhiệm vụ do Hội đồng quản lý giao. Ban Kiểm soát báo cáo Hội đồng quản lý về kết quả hoạt động giám sát, kiểm tra theo yêu cầu của Hội đồng quản lý và đề xuất kiến nghị tăng cường, hoàn thiện quản lý các mặt hoạt động của Tổng công ty theo Điều lệ và pháp luật.
4. Ban Kiểm soát được mời dự các cuộc họp giao ban của Tổng giám đốc và một số cuộc họp của Hội đồng quản lý.
5. Kinh phí hoạt động của Ban Kiểm soát do Văn phòng Hội đồng quản lý bảo đảm và là bộ phận của kinh phí hoạt động của Hội động quản lý.
TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ BỘ MÁY GIÚP VIỆC
1. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân trong mọi hoạt động của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tổng giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty, trực tiếp chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Hội đồng quản lý về sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được giao cho Tổng công ty.
2. Các Phó tổng giám đốc được Tổng giám đốc phân công và uỷ nhiệm quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty.
3. Văn phòng và các Ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.
4. Chi phí quản lý của bộ máy Tổng công ty (bao gồm cả chi phí hoạt động của Hội đồng quản lý) được hạch toán vào giá thành trong phần hạch toán tập trung của Tổng công ty.
Điều 15.- Tổng giám đốc có nhiệm vụ quyền hạn sau đây:
1. Cùng với Hội đồng quản lý ký nhận các nguồn tài nguyên, đất đai, nguồn vốn và nợ thuộc sở hữu Nhà nước, bao gồm cả tài sản cố định, và nguồn nhân lực để quản lý sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao cho Tổng công ty; phân giao các nguồn lực của Nhà nước cho các đơn vụ thành viên sử dụng, bảo toàn và phát triển theo phương án được Hội đồng quản lý phê duyệt như đã nêu tại Điều 9;
2. Xây dựng và trình Hội đồng quản lý chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm, phương án bảo vệ và khai thác tài nguyên của Tổng công ty, phương án phối hợp kế hoạch kinh doanh giữa các đơn vị trong Tổng công ty. Ban hành các quyết định điều hành việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, phương án đã được phê duyệt;
3. Xây dựng các dự án đầu tư, các dự án liên doanh với trong nước và nước ngoài, các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn của Tổng công ty, các đề án tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý trình Hội đồng quản lý thông qua theo qui định tại Điều 9 (khoản 5). Quyết định các dự án đầu tư nhỏ. Tổ chức thực hiện các quyết định đó;
4. Xây dựng để trình Hội đồng quản lý ban hành hoặc được uỷ nhiệm ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương, đơn giá và định mức trong xây dựng chuyên ngành, giá điện bán buôn trong nội bộ và giá dịch vụ trong nội bộ Tổng công ty, phù hợp với những quy định chung của ngành và của Nhà nước. Thực hiện và kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện các quyết định về định mức, tiêu chuẩn, đơn giá trong toàn Tổng công ty;
5. Đề nghị Hội đồng quản lý trình Bộ trưởng Bộ Năng lượng bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó tổng giám đốc Tổng công ty; đề nghị Hội đồng quản lý bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc đơn vị thành viên. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các Phó giám đốc đơn vị thành viên và các Giám đốc đơn vị trực thuộc đơn vị thành viên theo đề nghị của Giám đốc đơn vị thành viên. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Trưởng, Phó các Ban, Văn phòng của bộ máy điều hành Tổng công ty.
Xây dựng để trình Hội đồng quản lý duyệt tổng biên chế bộ máy quản lý Tổng công ty và phương án điều chỉnh khi thay đổi tổ chức và biên chế bộ máy quản lý của Tổng công ty và các đơn vị thành viên; trực tiếp thành lập và điều hành bộ máy quản lý Tổng công ty, kiểm tra biên chế bộ máy quản lý của các đơn vị thành viên; duyệt phương án sắp xếp lại, thành lập mới, giải thể các đơn vị trực thuộc đơn vị thành viên;
6. Kiến nghị Hội đồng quản lý điều chỉnh vốn và các nguồn lực khi phân giao lại cho các đơn vị thành viên và điều chỉnh khi có sự thay đổi nhiệm vụ của các đơn vị thành viên theo hình thức tăng giảm vốn. Thực hiện và chỉ đạo Công ty tài chính của Tổng công ty thực hiện việc huy động và cho vay vốn đáp ứng các yêu cầu vốn của Tổng công ty và của các đơn vị thành viên. Ban hành các quyết định về việc huy động và sử dụng các quỹ tập trung của Tổng công ty;
7. Thành lập các quỹ tập trung của Tổng công ty theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính và quyết định của Hội đồng quản lý, bao gồm:
a) Quỹ đầu tư phát triển được lập từ nguồn vốn khấu hao cơ bản và lợi tức tái đầu tư.
Vốn khấu hao cơ bản và lợi tức tái đầu tư của các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc đều tập trung tại Tổng công ty để đầu tư theo kế hoạch hàng năm.
Nếu Tổng công ty huy động vốn khấu hao cơ bản và lợi tức tái đầu tư của các doanh nghiệp hạch toán độc lập thì phải theo nguyên tắc vay trả, có lãi suất nội bộ do Tổng giám đốc duyệt theo uỷ quyền của Hội đồng quản lý và theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
b) Quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo tập trung để cấp cho các đơn vị sự nghiệp của Tổng công ty được trích lập từ quỹ phát triển sản xuất của các đơn vị thành viên và nguồn kinh phí sự nghiệp và đào tạo từ ngân sách nhà nước (nếu có). Ngoài ra, các đơn vị sự nghiệp của Tổng công ty còn được thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và đào tạo ký với các doanh nghiệp trong và ngoài Tổng công ty để bổ sung nguồn kinh phí cho hoạt động của mình.
c) Quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi ở cơ quan Tổng công ty được trích lập theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
d) Quỹ bảo hiểm y tế được trích lập theo hướng dẫn của Liên Bộ Tài chính- Y tế.
8. Nộp các loại thuế phát sinh từ các hoạt động kinh doanh do Tổng công ty hạch toán tập trung theo luật định. Tổng công ty không phải nộp thuế doanh thu cho phần doanh thu bán buôn điện trong nội bộ. Các tài sản điều động trong nội bộ Tổng công ty thì không phải nộp lệ phí thuế trước bạ;
9. Xây dựng bản báo cáo tài chính tổng hợp (trong đó có phần tổng kết tài sản) hàng năm của Tổng công ty, có phân định rõ phần hạch toán tập trung của Tổng công ty và phần của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập để trình Hội đồng quản lý thông qua. Bản báo cáo tài chính tổng hợp phải dựa trên cơ sở các tài liệu đã được cơ quan kiểm toán hợp pháp xác nhận;
10. Được đưa ra các quyết định vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp (như thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, sự cố) và chịu trách nhiệm về những quyết định đó, đồng thời phải báo cáo ngay cho Hội đồng quản lý và các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tiếp.
CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN TỔNG CÔNG TY
Điều 16.- Tổng công ty Điện lực Việt Nam có các đơn vị thành viên là những doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập ( trong đó có Công ty tài chính), những doanh nghiệp nhà nước hạch toán phụ thuộc và những đơn vị sự nghiệp (có danh sách ghi trong Phụ lục kèm theo Điều lệ này).
Mỗi đơn vị thành viên của Tổng công ty được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ riêng phù hợp với quy định của pháp luật, với Điều lệ này, và được Hội đồng quản lý phê duyệt.
Các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân, có con dấu, có trụ sở, được mở các tài khoản tại ngân hàng phù hợp với phương thức hạch toán được quy định tại Điều lệ Tổng công ty và Điều lệ riêng của mỗi đơn vị thành viên.
Điều 17.- Các doanh nghiệp hạch toán độc lập trong Tổng công ty vừa có sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ với Tổng công ty, vừa có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính với tư cách là một pháp nhân kinh tế độc lập, cụ thể là:
1. Trong chiến lược và đầu tư phát triển:
a) Doanh nghiệp được giao hoặc được uỷ quyền tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển theo kế hoạch của Tổng công ty. Doanh nghiệp được Tổng công ty giao các nguồn lực để thực hiện dự án.
b) Doanh nghiệp tự đầu tư những công trình, dự án phát triển không nằm trong các dự án do Tổng công ty trực tiếp điều hành, nhưng do doanh nghiệp tự huy động, tự chịu trách nhiệm về tài chính.
2. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh: Doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của mình trên cơ sở:
a) Bảo đảm các chỉ tiêu, mục tiêu, các cân đối lớn, các định mức kinh tế- kỹ thuật chủ yếu (kể cả đơn giá và giá) của doanh nghiệp phù hợp với kế hoạch chung của Tổng công ty.
b) Kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh trên cơ sở sử dụng tối ưu mọi nguồn lực mà doanh nghiệp có và tự huy động phù hợp với nhu cầu của thị trường.
3. Trong hoạt động tài chính và hạch toán kinh tế:
a) Doanh nghiệp được nhận một phần vốn và nguồn lực của Nhà nước giao cho Tổng công ty do Tổng công ty phân giao lại cho doanh nghiệp, kể cả các quyết định bổ sung về tăng hoặc giảm (nếu có). Doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện việc bảo toàn vốn và phát triển các nguồn lực này.
b) Doanh nghiệp được quyền huy động vốn, các nguồn tín dụng khác theo pháp luật để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của mình.
c) Doanh nghiệp được hình thành quỹ đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ phát triển sản xuất, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng tài chính theo quy định của Nhà nước. Doanh nghiệp có nghĩa vụ trích nộp đóng góp và được thụ hưởng các quỹ tập trung của Tổng công ty theo quy định của Điều lệ này và theo các quyết định của Hội đồng quản lý Tổng công ty.
d) Với tư cách là một pháp nhân kinh tế độc lập, doanh nghiệp chịu trách nhiệm đóng các loại thuế và các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có) cho Nhà nước theo luật định.
đ) Doanh nghiệp có thể được Tổng công ty uỷ quyền thay mặt Tổng công ty ký kết và thực hiện các hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước nhân danh Tổng công ty.
4. Trong lĩnh vực tổ chức, cán bộ và lao động:
a) Doanh nghiệp có quyền đề nghị Tổng công ty xem xét, quyết định hoặc được Tổng công ty uỷ quyền quyết định việc tổ chức, giải thể, sáp nhập các đơn vị thành viên của mình và bộ máy quản lý doanh nghiệp theo quy định của Điều lệ Tổng công ty và Điều lệ riêng của doanh nghiệp.
b) Tuỳ theo yêu cầu trong hoạt động, doanh nghiệp thành viên Tổng công ty có thể thành lập các đơn vị trực thuộc. Những đơn vị trực thuộc này hạch toán phụ thuộc, có con dấu theo mẫu dấu doanh nghiệp nhà nước, được mở tài khoản tại ngân hàng và ký hợp đồng kinh tế theo phân cấp và uỷ quyền của doanh nghiệp thành viên Tổng công ty.
c) Trong khuôn khổ tổng biên chế được Tổng công ty cho phép, doanh nghiệp được quyền tuyển chọn, bố trí sử dụng hoặc cho thôi việc các viên chức công tác trong bộ máy quản lý của mình. Việc bổ nhiệm hay miễn nhiệm các chức danh cán bộ quản lý trong bộ máy và các đơn vị thành viên tuân thủ sự phân cấp được nêu tại các Điều 9 (khoản 7) và Điều 15 (khoản 5) của Điều lệ này.
d) Doanh nghiệp được quyền và có trách nhiệm chăm lo phát triển nguồn nhân lực để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp; chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sống của người lao động theo Luật Lao động và Luật Công đoàn.
Điều 18.- Các doanh nghiệp nhà nước hạch toán phụ thuộc Tổng công ty được chủ động trong sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, tổ chức và nhân sự với nhiệm vụ và quyền hạn như đã quy định đối với doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập nêu ở Điều 17 (trừ các khoản 1b, 2b, 3b, 3d và 4b).
Thẩm quyền thực hiện các khoản liệt kê trên đây chỉ có giá trị khi có sự phân cấp và uỷ quyền bằng văn bản của Tổng công ty.
Điều 19.- Các đơn vị sự nghiệp có Quy chế tổ chức và hoạt động do Tổng giám đốc phê duyệt theo uỷ quyền của Hội đồng quản lý, thực hiện hạch toán nội bộ lấy thu bù chi, có thể được hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước, được tạo nguồn thu từ thực hiện dịch vụ, hợp đồng nghiên cứu khoa học và đào tạo cho các đơn vị trong và ngoài Tổng công ty, được thụ hưởng phân phối quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi theo mức bình quân như đối với những người làm việc trong bộ máy của Tổng công ty.
Điều 20.- Công ty tài chính là thành viên của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, hoạt động theo pháp luật và hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, theo Điều lệ được Hội đồng quản lý phê chuẩn và theo sự điều hành của Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Việt Nam.
Công ty tài chính thực hiện nhiệm vụ huy động vốn và cho vay vốn đáp ứng nhu cầu vốn của Tổng công ty và các đơn vị thành viên thông qua các hình thức: vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ, tín dụng thương mại của các ngân hàng và các tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài; phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình; mua bán giấy tờ, chứng từ có giá; huy động vốn nhàn rỗi của công nhân viên chức trong nội bộ Tổng công ty.
Công ty tài chính thực hiện các dự án đầu tư của Tổng công ty, thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của Điều lệ và Quy chế Công ty tài chính. Đối với các dự án lớn thì chủ đầu tư trực tiếp ký hợp đồng, Công ty tài chính làm chức năng dịch vụ.
Các đơn vị sử dụng vốn của Công ty tài chính theo nguyên tắc có vay có trả, thực hiện chế độ lãi suất nội bộ do Công ty tài chính đề nghị, Tổng giám đốc Tổng công ty phê duyệt theo uỷ quyền của Hội đồng quản lý.
Điều 21.- Các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty do Giám đốc doanh nghiệp điều hành. Giám đốc là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và trước Nhà nước về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Hội đồng doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở thoả thuận giữa Giám đốc doanh nghiệp với Ban Chấp hành Công đoàn doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng doanh nghiệp.
Hội đồng doanh nghiệp phát huy quyền làm chủ của công nhân viên chức, tham gia với Giám đốc doanh nghiệp các biện pháp để thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển, ... của doanh nghiệp; xem xét, quyết định việc sử dụng quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi theo đề nghị của Giám đốc doanh nghiệp; chỉ đạo Ban Thanh tra công nhân giám sát, kiểm tra doanh nghiệp thi hành Nghị quyết Đại hội công nhân viên chức, Điều lệ doanh nghiệp và các chính sách, pháp luật của Nhà nước trong doanh nghiệp.
CÁC TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ ĐOÀN THỂ TRONG TỔNG CÔNG TY
Điều 22.- Các tổ chức Đảng, Công đoàn và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong Tổng công ty hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và theo Điều lệ của Đảng Cộng sản Hồ Chí Minh và theo quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN
Điều 23.- Việc tổ chức lại và giải thể Tổng công ty Điện lực Việt Nam do Hội đồng quản lý Tổng công ty đề nghị, Bộ trưởng Bộ Năng lượng xem xét và trình Chính phủ quyết định.
Điều 24.- Tổng công ty Điện lực Việt Nam bị giải thể trong trường hợp Chính phủ thấy không cần thiết duy trì Tổng công ty này.
Điều 25.- Việc sắp xếp tổ chức lại, sáp nhập, giải thể và thành lập mới các đơn vị thành viên của Tổng công ty Điện lực Việt Nam do Hội đồng quản lý Tổng công ty đề nghị, Bộ trưởng Bộ Năng lượng trình Thủ tướng Chính phủ duyệt và uỷ nhiệm cho Bộ trưởng Bộ Năng lượng ký quyết định.
Điều 26.- Tổng công ty Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên Tổng công ty lâm vào tình trạng phá sản thì xử lý theo trình tự quy định tại Luật Phá sản doanh nghiệp.
Điều 27.- Điều lệ này được áp dụng cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Tất cả các đơn vị thành viên của Tổng công ty Điện lực Việt Nam phải tuân thủ Điều lệ này.
Điều lệ có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký Nghị định ban hành.
Điều 28.- Trong trường hợp các văn bản của Chính phủ, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Quyết định thành lập các doanh nghiệp thành viên có quy định khác với Điều lệ này thì được hiểu theo Điều lệ này.
Điều 29.- Các đơn vị thành viên của Tổng công ty Điện lực Việt Nam căn cứ vào Điều lệ của Tổng công ty để xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của mình trình Hội đồng quản lý phê duyệt. Điều lệ của đơn vị thành viên không được trái với Điều lệ Tổng công ty.
Điều 30.- Trong quá trình thực hiện, Tổng công ty Điện lực Việt Nam cần tổng kết kinh nghiệm về các mặt hoạt động để kiến nghị Chính phủ phê duyệt những Điều cần thiết phải sửa đổi, bổ sung trong Điều lệ này.
PHỤ LỤC
(Kèm theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Điện lực Việt Nam)
DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM TẠI THỜI ĐIỂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY
I. CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP:
01. Công ty điện lực 1
02. Công ty điện lực 2
03. Công ty điện lực 3
04. Công ty điện lực thành phố Hà Nội
05. Công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh
06. Công ty xây lắp điện 1
07. Công ty xây lắp điện 2
08. Công ty xây lắp điện 3
09. Công ty xây lắp điện 4
10. Công ty sản xuất thiết bị điện
11. Công ty khảo sát thiết kế điện 1
12. Công ty khảo sát thiết kế điện 2
13. Công ty thông tin - viễn thông điện lực
14. Công ty tài chính điện lực.
II. CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC:
01. Nhà máy nhiệt điện Phả Lại
02. Nhà máy nhiệt điện Uông Bí
03. Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình
04. Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức
05. Nhà máy nhiệt điện Trà Nóc
06. Nhà máy điện Bà Rịa
07. Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình
08. Nhà máy thuỷ điện Thác Bà
09. Nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn
10. Nhà máy thuỷ điện Trị An
11. Nhà máy thuỷ điện Thác Mơ
12. Nhà máy thuỷ điện Đa Nhim
13. Công ty truyền tải điện 1
14. Công ty truyền tải điện 2
15. Công ty truyền tải điện 3
16. Công ty truyền tải điện 4
17. Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia.
III. CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP:
01. Viện năng lượng
02. Trung tâm thông tin điện lực
03. Trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ - môi trường và máy tính.
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 14-CP |
Hanoi, January 27, 1995 |
SETTING UP THE VIETNAM ELECTRICITY CORPORATION AND ISSUING ITS STATUTE
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government on the 30th of September 1992;
Proceeding from the conclusion reached at the meeting of the Government on the 6th of January, 1994;
Considering the proposal of the Minister of Energy concerning the implementation of Decision No.91-TTg on the 7th of March, 1994 of the Prime Minister on the trial founding of business corporations.
DECREES:
Article 1.- To set up the Vietnam Electricity Corporation in conformity with the contents of Decision No.562-TTg on the 10th of October, 1994 of the Prime Minister.
Article 2.- To issue, attached to this Decree, the Statute on the Organization and Operation of the Vietnam Electricity Corporation.
Article 3.- The Minister of Energy, the Minister of Finance, the Government Commission on Organization and Personnel, the Governor of the State Bank, the other Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government concerned shall base themselves on this Statute to guide the implementation.
Article 4.- This Decree takes effect as from the date of its signing.
The Ministers, the heads of the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government, the president of the People's Committees in the provinces and cities directly under the Central Government, the Managing Board and the General Director of the Vietnam Electricity Corporation shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
ON THE ORGANIZATION AND OPERATION OF THE VIETNAM ELECTRICITY CORPORATION
(Issued together with Decree No. 14-CP on the 27th of January, 1995 of the Government)
Article 1.- The Vietnam Electricity Corporation (hereafter referred to as Corporation) is a large business of the State, comprising many member businesses and non-business units, operating on a national scale in the business of electricity (including research, survey, design, construction and assembly, production, transmission and distribution of electricity, manufacture of electric equipment and accessories, export and import), and some other production and service activities related to the electric service.
The Corporation shall have to invest in developing the electric industry, organize production and consumption of electricity to ensure the need in electric energy for production and life, in conformity with the requirement and orientation of the socio-economic development strategy of the country, and with the tasks assigned by the Prime Minister in each period of the plan.
The Office of the Corporation is located in the city of Hanoi.
The international transaction name of the Corporation is ELECTRICITY OF VIETNAM, or EVN in abbreviation.
Article 2.- The Corporation has the legal person status, has its seal and is authorized to open its accounts in the banks in the country and abroad, and is organized and operates according to this Statute. The Corporation applies a comprehensive economic accounting system, and is permitted to set up concentrated funds as stipulated by the State. The Corporation shall carry out concentrated accounting in the production and transmission of electric energy. The member businesses shall effect either independent accounting or dependent accounting, and all the non-business units of the Corporation shall have the legal person status and operate according to the State law and the Statute of the Corporation.
Article 3.- The Corporation is empowered by the State to manage and use the land fund, the water resources and other sources of natural energy to carry out the tasks mentioned in Article 1. The Corporation has the responsibility to use land and the land resources for the right purpose and in conformity with the law on land, natural resources and the environment.
Article 4.- The Corporation shall be allocated fund and property, and is allowed to mobilize capital sources inside and outside the country in different forms as stipulated by the State to carry out its tasks. The Corporation has the responsibility to preserve the allocated fund, unceasingly accumulate fund to invest in development, and accomplish its financial obligation toward the State. The Corporation shall have to continuously improve its equipment and technology as well as its management, in order to reduce production cost and cut down on electricity loss.
Article 5.- The Corporation has the right to recruit and employ a working personnel corresponding to the production and business tasks. It has the responsibility to create conditions for developing the right to mastery of the laborers in production, business and business management, raise labor productivity and work efficiency; to care for the training and fostering of the human resources of the Corporation; to improve the living and working conditions of the laborers.
Article 6.- The organizational structure of the Corporation comprises the following:
1. The Managing Board. This Board is assisted by a Supervisory Commission and the Office of the Corporation.
2. The General Director. He is assisted by a number of Deputy General Directors, the Office and the specialized departments.
3. The member units of the Corporation.
Article 7.- The Managing Board is the organ of highest jurisdiction in the Corporation. The Managing Board is mandated by the State to carry out the function of the representative of the State ownership over the whole of the Corporation according to the provisions of law and this Statute. It is answerable to the State and the Prime Minister.
The members of the Managing Board shall be appointed by the Prime Minister at the proposal of the Minister of energy. Before making a proposal, the Ministry of Energy must have a written consent of the Minister-Chairman of the Government Commission on Organization and Personnel.
Article 8.- The Managing Board of the Corporation shall have five full-time members:
- The President,
- A Vice President,
- The General Director,
- The other two members are specialists in law, economics and technique.
Article 9.- The Managing Board has the following tasks and powers:
1. Together with the General Director, sign and take delivery before the State of the natural resources, land and capital (including debts) under State ownership, comprising also the fixed assets and the personnel, with a view to the realization of the targets and tasks assigned by the State to the Corporation;
2. Examine and endorse the plan for allocation of funds and debts, preservation and development of the fund, and the plan for regulating and mobilizing capital proposed by the General Director, witness the re-allocation by the General Director, witness the re-allocation by the General Director of the resources stipulated at Item 9.1 to the member units for utilization, preservation and development, according to the objectives already ratified by the Managing Board;
3. Supervise and inspect the implementation by the General Director and the member units of the plan for the utilization, preservation and development of the resources assigned by the State, execute the resolutions and decisions of the Managing Board, the law and discharge the obligations to the State;
4. Adopt the proposals of the General Director and submit them to the Prime Minister for ratification concerning the strategy, overall planning and concrete plans for long-term development, including the five-year plans of the Corporation; decide the annual plans of the Corporation so that the General Director may assign it to the member units;
5. Submit to the Prime Minister for ratification, and if it is empowered by the Prime Minister, decide the projects of joint venture with foreign countries as prescribed by the Government; decide the joint venture projects within the country and the economic contracts of great value. Submit to the Prime Minister for decision to invest in projects of Group A; submit to the Minister controlling the concerned service for decision on projects in Group B; and decide on the investment in projects in Group C. Empower the General Director, or the Director of a member business, to ratify the small investment projects. Ratify the plan for organization of production and business, and organization of management at the member units. Coordinate with the local administration and mass organizations in the protection of the national property and electricity safety;
6. Adopt the plan for the State-administered price of electricity proposed by the General Director, and submit it to the Prime Minister for ratification. Issue and supervise the implementation of the quotas and economic and technical norms, including the wage unit price, the unit price and norms in specialized construction, the product standard, trademark of commodities, the prices of products and services applied within the Corporation at the proposal of the General Director, on the basis of the common regulations of the electric service and of the country;
7. Elaborate and submit to the Prime Minister for approval the Statute on the organization and operation of the Corporation, and the amendments and supplements to the Statute of the Corporation; ratify the Statute on the organization and operation of the member units, and the amendments and supplements to these Statutes at the proposal of the General Director, propose the founding, splitting, merger or dissolution of member units as prescribed by the Government; decide to open representative offices and branches of the Corporation inside and outside the country, according to the regulations of the Government.
Decide the overall personnel of the managerial apparatus of the Corporation, and readjust it when necessary, at the proposal of the General Director.
Decide the overall personnel of the managerial apparatus of the Corporation, and readjust it when necessary, at the proposal of the General Director.
Propose to the Prime Minister to appoint, dismiss, commend or discipline the General Director, propose to the Minister of Energy to appoint, dismiss, commend or discipline the Deputy General Directors at the proposal of the General Director, decide the appointment, dismissal, commendation or discipline of the Directors of the member units at the proposal of the General Director.
8. Ratify the proposal of the General Director about the setting up and utilization of the concentrated funds, in conformity with the business plan and the financial plan of the Corporation, under the guidance of the Ministry of Finance;
9. To adopt the annual general financial report (including the review of property) of the Corporation and of the member units in the Corporation, and request that the General Director make public the financial report of the Corporation as prescribed by the Ministry of Finance.
Article 10.- The Managing Board takes collective and individual responsibility before the Prime Minister and law for the realization of the assigned duties. The President and the other members of the Board, who do not accomplish the tasks assigned, make wrong decisions or decisions which go beyond their powers and cause damage to the national interests, or losses in capital, property and natural resources of the State or properties of the people, which adversely affect the activities of the Corporation, or who violate other regulations of the State, shall, depending on the extent of the violation, be subject to administrative sanctions, have to compensate for the damages or be investigated for penal liability as prescribed by law.
Article 11.- Working regime of the Managing Board:
1. A term of office of a member of the Managing Board is five years. The Board members may be re-appointed. The term of office of the new members is calculated from the date of the appointment.
2. The Managing Board shall hold regular sessions as prescribed by the Board, in order to examine and decide questions coming under the tasks, powers and responsibilities stipulated in Article 9 and Article 10. At the close of the fiscal year, the Managing Board shall meet to examine the results of business, adopt the report of the Supervisory Commission, the general financial report, and the business plan of the following year.
3. The Managing Board may meet in extraordinary sessions to solve unexpected affairs, at the request of the President of the Board, or more than half of the members, or the General Director.
4. The President of the Managing Board shall convene and preside over all the meetings of the Board, except when he is absent by force majeure, in which case he shall empower the Vice President to preside over the meeting. The meeting can be held only with the participation of a least two thirds of the members of the Board.
5. When the Managing Board meets to examine questions of the strategy of development, overall planning and the five-year and annual plans, major investment projects or joint venture projects with foreign countries, or the annual financial report, or to issue the systems of economic and technical quotas and norms of the Corporation, invitation must be extended to the Ministry of Energy and the concerned ministries and services to send their competent representatives to attend the meeting. In the event of an important subject related to the local administration, a representative of the People's Committee at the provincial level must also be invited. These representatives are entitled to speak but shall not take part in the vote. If they deem that the resolutions or decisions of the Managing Board may harm the common interests, they may make a written protest to the Managing Board, and report to the Heads of the agencies of which they are the representatives so that they may examine and settle the question according to their jurisdiction. In case of necessity, the Heads of these agencies shall report to the Prime Minister.
6. When the Managing Board meets to examine questions related to the rights and obligations of workers and public servants, it shall have to propose to the service Trade Union to send its competent representative to attend the meeting. This representative is entitled to speak, but shall not take part in the vote, and he has the right to send his protest to the Managing Board and the authorized State agencies, the service Trade Union and the Vietnam General Confederation of Labor, if he deems that certain resolutions or decisions of the Managing Board affect the rights, interest and obligation of workers and public employees in the Corporation.
7. The Managing Board shall apply the working regime of collective adoption of resolutions and decisions at the meetings, through voting on the principle of endorsement by the majority of the members of the Board. The documents and agenda of each meeting must be sent by the President of the Managing Board to all members of the Board and the invited representatives five days before the meeting at the latest. The contents and conclusions of the meeting must be recorded in the minutes and signed by all Board members participating in the meeting.
8. The resolutions and decisions of the Managing Board are binding to the entire Corporation. In case the resolutions or decisions of the Board vary with the opinion of the General Director, the latter still has to carry them out. At the same time, he is entitled to maintain his reservations, and report them in writing to the concerned Minister and the Prime Minister.
Article 12.- The Managing Board has an Office composed of a number of specialists and assistant personnel selected by the President of the Board. The payroll of the Office personnel shall be decided by the Board itself. The operating expenses of the Managing Board shall derive from the management expenses of the Corporation. The General Director shall use his apparatus to ensure the necessary conditions and means for the activities of the Managing Board.
Article 13.- The Supervisory Commission:
1. The Managing Board shall set up the Supervisory Commission to supervise and inspect the financial, production and business activities within the Corporation, according to law and the Statute of the Corporation. The Managing Board shall define the tasks and concrete powers of the Supervisory Commission.
The Supervisory Commission shall comprise five persons headed by a member of the Managing Board. In addition, two specialized members of the Supervisory Commission are employees in the apparatus of the Corporation appointed by the President of the managing Board with the consent of the Executive Committee of the service Trade Union. It also includes a representative of the General Department of State Capital and Property Management at the business to be appointed by the General Department Head, and a representative of the Ministry of Energy appointed by its Minister. The two latter members shall work part-time in the Supervisory Commission.
2. The tenure of the members of the Supervisory Commission is five years. Any member who does not accomplish his/her task in the process of work shall be replaced. The tenure of a newly appointed member is calculated from the date of his/her appointment.
3. The Supervisory Commission operates according to the program and tasks assigned by the Managing Board. It shall report to the Managing Board about the results in supervising and control work at the request of the Managing Board, and make suggestions on strengthening and perfecting the management of all aspects of the activities of the Corporation according to the Statute and law.
4. The Supervisory Commission shall be invited to attend the briefings by the General Director and a number of sessions of the Managing Board.
5. The operating expenses of the Supervisory Commission shall be defrayed by the Managing Board, and is accounted for in the operating expenditures of the Managing Board.
THE GENERAL DIRECTOR AND THE ASSISTING APPARATUS
1. The General Director is the juridical representative in all activities of the Corporation and is answerable before law. He has the highest jurisdiction in the Corporation, and is directly answerable to the State and the Managing Board for the effective use of the resources assigned to the Corporation.
2. The Deputy General Directors are assigned and empowered by the General Director to manage and direct one or a number of areas of activity of the Corporation.
3. The Office and the specialized and professional departments have the function of acting as consultants and assistants to the General Director in the managing and direction of the Corporation's work.
4. The managerial expenses of the apparatus of the Corporation (including the expenses for the activities of the Managing Board) shall be accounted for in the production cost in the overall plan of the Corporation.
Article 15.- The General Director has the following tasks and powers:
1. Together with the Managing Board to sign and take delivery of the resources of land, capital and debts under State ownership, including fixed assets and the manpower, in order to manage and utilize them according to the objectives and tasks assigned by the State to the Corporation; to distribute and assign these resources of the State to the member units for utilization, preservation and development, according to the plan already ratified by the Managing Board as stipulated in Article 9.
2. To elaborate and submit to the Managing Board the development strategy, the overall planning and the five-year and annual plans, the plan of the Corporation for protection and exploitation of natural resources, and the plan of coordination in the execution of business plans among units in the Corporation. To issue decisions on the organization of the realization of the strategy, overall program, plans and projects already ratified.
3. To elaborate investment projects, joint venture projects with businesses inside and outside the country, economic contracts of great value of the Corporation, plans of production and business, and management organization to submit to the Managing Board for adoption as stipulated in Article 9 (Item 5). To decide small investment projects and to organize the implementation of these decisions;
4. To elaborate and submit to the Managing Board for issuing, or to issue by himself with the mandate of the Board, the economic and technical norms, products standards, unit price of the wages, unit prices and norms in specialized construction, whole sale price of electricity, and the prices of services within the Corporation, in conformity with the common regulations of the Service and of the State. To carry out, and inspect the execution by the member units, of the decisions on norms, standards and unit prices in the whole Corporation.
5. To propose to the Managing Board to submit to the Minister of Energy to appoint, dismiss, commend or discipline the Deputy General Directors of the Corporation; to propose to the Managing Board to appoint, dismiss, commend or discipline the Deputy General Directors of the Corporation; to propose to the Managing Board to appoint, dismiss, commend and discipline the Directors of member units. To appoint, dismiss, commend or discipline the Deputy Directors of member units, and the Directors of the units attached to the member units, at the proposal of the Director of the member units. To appoint, dismiss, commend or discipline the Head, Deputy Heads of Departments and of the Office of the managerial apparatus of the Corporation.
To elaborate and submit to the Managing Board to ratify the general payroll of the managerial apparatus of the Corporation, and the plan of readjustment in case of a change of the organization and personnel of the managerial apparatus of the Corporation and the member units; to directly set up and direct the managerial apparatus of the Corporation, inspect the payroll of the managerial apparatus of the member units; to ratify the plan for reorganization, creation or dissolution of the units attached to the member units.
6. To propose to the Managing Board to adjust the capital and other resources when reallocating them to the member units, and readjust them when a change occurs in the tasks of the member units, in the form of increasing or reducing the capital. To carry out and direct the Financial Company of the Corporation to carry out the mobilization and lending of capital, to meet the need in capital of the Corporation and of the member units. To issue decisions on the raising and utilization of the concentrated funds of the Corporation.
7. To set up the concentrated funds of the Corporation as prescribed by the Government, under the guidance of the Ministry of Finance and the decisions of the Managing Board. These include:
a/ The development investment fund set up from the capital depreciation fund and the re-investment profit.
The capital depreciation fund, and the reinvestment profit of dependent accounting businesses shall be concentrated at the Corporation for investment, according to annual plans.
When mobilizing the capital depreciation fund and reinvestment profit of the independent accounting businesses, the Corporation must abide by the principle of borrowing and payment with internal interest rate and this must be ratified by the General Director with the mandate of the Managing Board, and under the guidance of the Ministry of Finance.
b/ The scientific research and full-time training fund to be allocated to the non-business units of the Corporation. This fund shall derive from the production development fund of the member units and the non-business units and training expenditures allocated by the State budget (if any). In addition, the non-business units of the Corporation are also allowed to carry out contracts on scientific research and training signed with other businesses inside and outside the Corporation, with a view to supplementing its own budget.
c/ The financial reserve fund, the bonus fund and the welfare fund at the Office of the Corporation to be set up under the guidance of the Ministry of Finance.
d/ The medical insurance fund to be set up under the guidance of the Ministry of Finance and the Ministry of Health.
8. To pay different kinds of tax, arising from the business activities conducted under the system of concentrated accounting, as prescribed by law. The Corporation shall not have to pay turnover tax for the revenue resulting from the wholesale of electricity within the Corporation. The properties transferred within the Corporation shall not have to pay fees, or property transfer and registration tax.
9. To elaborate the annual general financial report (including the property review) of the Corporation, with a clear break-down of the concentrated accounts of the Corporation and the accounts of the independent accounting member units, to submit to the Managing Board for ratification. The general financial report must be based on the documents already certified by the legal audit agency.
10. To issue decisions beyond his jurisdiction in emergency cases (such as natural calamities, enemy sabotage, fires, accidents), and take responsibility for these decisions. At the same time, he shall have to report them immediately to the Managing Board and the competent agencies for continued settlement.
MEMBER UNITS OF THE CORPORATION
Article 16.- The Vietnam Electricity Corporation has member units which are independent accounting State-owned businesses (including the Financial Company), the dependent accounting State-owned businesses, and non-business units (see List in the Appendix attached to this Statute).
Each member unit of the Corporation is organized and operates according to its own Statute, which must conform with the prescriptions of law, with this Statute, and must be ratified by the Managing Board.
The member units have the legal status, their own seals and offices, are allowed to open their own bank accounts in conformity with the method of accounting stipulated at the Statute of the Corporation and the specific Statute of each member unit.
Article 17.- The independent accounting businesses of the Corporation are bound to the Corporation in terms of interests and obligations, but at the same time enjoy autonomy in their business and financial activities in their capacity as independent economic juridical persons. More concretely:
1. In the strategy and development investment:
a/ The business is assigned or empowered to organize the implementation of investment projects for the development, under the plans of the Corporation. It is assigned resources by the Corporation for the realization of these projects.
b/ The business shall make investments of its own, in the projects and plans of development outside the projects directly run by the Corporation, with fund raised by the business itself, which also takes financial responsibility.
2. In the production and business activities: The business shall work out its plan and organize its implementation on the following bases:
a/ It must assure the targets, objectives, the major balances, the main economic and technical norms (including unit prices and prices) of the business, in line with the common plan of the Corporation.
b/ The plan for expanding production and business, through the optimum use of all resources at the disposal of the business or mobilized by it, in conformity with the demand of the market.
3. In financial activities and economic accounting:
a/ The business is entitled to part of the capital and resources assigned by the State to the Corporation which reassigns to the business, including those made through supplements either to increase or cut down on these resources (if any). The business has the task of preserving the capital and developing these resources.
b/ The business is entitled to mobilize fund and other credits according to law, in order to carry out its production and business plans, and its development investment programs.
c/ The business is entitled to set up its own investment fund for capital construction, the fund for production expansion, the bonus fund, the welfare fund, and the financial reserve fund, as stipulated by the State. The business has the duty to contribute to the common concentrated funds of the Corporation, and is entitled to benefit from these funds, as stipulated in this Statute, and according to the decision of the Managing Board of the Corporation.
d/ In its capacity as an independent economic juridical person, the business shall have to pay different kinds of tax and to discharge its other financial obligations (if any) to the State as prescribed by law.
e/ The business may be empowered by the Corporation to sign on its behalf, and carry out contracts with customers inside and outside the country.
4. In the domain of organization, personnel and labor:
a/ The business is entitled to propose to the Corporation to examine and decide, or to be empowered by the Corporation to decide on, the organization, dissolution or merger of its member units and its managerial apparatus, as provided for in the Statute of the Corporation and its own Statute.
b/ Depending on the needs in its activities, a member unit of the Corporation may set up its own dependent units. These units shall effect dependent accounting, have their seals conforming to the model of the State businesses, can open their accounts at the banks, and sign economic contracts, according to the regime of power assignment and mandate applied to the member businesses of a corporation.
c/ In the framework of the overall payroll allowed by the Corporation, a member unit can recruit, assign or lay off employees in its managerial apparatus. The appointment or dismissal of managerial employees in the apparatus and in the member units shall abide by the system of assignment of powers, stipulated in Article 9 (Item 7) and Article 15 (Item 5) of this Statute.
d/ The business has the right and responsibility to care for the development of the manpower resource, in order to ensure the realization of the production and business tasks, and its development strategy; care for the improvement of the working and living conditions of the laborers, under the Labor Law and the Trade Union Law.
Article 18.- The dependent accounting State-owned businesses in the Corporation enjoy autonomy in production and business, in financial operations, organization and personnel, according to the tasks and powers as defined for the independent accounting member businesses stipulated in Article 17 (except for Items 1b, 2b, 3b, 3d, and 4b).
The authority to effect the Items mentioned above is valid only when there is an assignment or delegation of powers in writing by the Corporation.
Article 19.- The non-business units, which have an organizational and operating statute ratified by the General Director by delegation from the Managing Board, and which carry out internal accounting based on the balance between revenue and expenditures, may have part of their operational expenditures covered by the State budget, and may generate revenues from the carrying out of services and contracts on scientific research and training with units inside and outside the Corporation. They are entitled to the distribution of the bonus fund and welfare fund, at the average level of all the personnel in the apparatus of the Corporation.
Article 20.- The Financial Company is a member of the Vietnam Electricity Corporation, operating according to law and under the guidance of the Governor of the State Bank, and under the Statute ratified by the Managing Board and the direction of the General Director of the Vietnam Electricity Corporation.
The Financial Company carries out the task of mobilizing capital and lending capital, aimed at meeting the need in capital of the Corporation and the member units in these forms: preferential credit loans from the Government, commercial credit from banks and financial organizations inside and outside the country; issue of stocks, and business and project bonds; purchase and sale of valued papers and certificates; mobilization of idle money among the workers and employees within the Corporation.
The Financial Company shall implement the investment projects of the Corporation and other services stipulated in the Statute and Regulations of the Financial Company. With regard to major projects, the investors shall directly sign contracts, and the Financial Company shall carry out the service function.
The units shall use capital of the Financial Company on the principle of borrowing and repaying, carry out the regime of internal interest rate proposed by the Financial Company and ratified by the General Director of the Corporation with the mandate of the Managing Board.
Article 21.- The member businesses of the Corporation shall be directed by the business Directors. The Directors are the juridical representatives of the businesses before law. They are answerable before the Corporation and the State for all activities of their businesses.
The Business Council shall be set up on the basis of the mutural agreement between the business Director and the Executive Committee of the business Trade Union under the leadership of the Party Committee at the business.
The Business Council shall have to develop the right to mastery of the workers and employees, suggests to the business Director measures to achieve the production and business plans, and development investment plans of the business; examine and decide the use of the bonus fund and the welfare fund, at the proposal of the business Director, direct the Workers' Inspection Committee to supervise and inspect the implementation by the business of the resolutions of the Workers and Employees' Congress, the Statute of the business, and the policies and laws of the State within the business.
PARTY ORGANIZATION AND MASS ORGANIZATIONS IN THE CORPORATION
Article 22.- The organizations of the Party, Trade Union and the Ho Chi Minh Communist Youth Union in the Corporation shall operate according to the Constitution, law and the Statutes of the Communist Party of Vietnam, the Vietnam General Confederation of Labor, and the Ho Chi Minh Communist Youth Union, and according to the stipulations of the Secretariat of the Central Committee of the Communist Party of Vietnam, the Vietnam General Confederation of Labor, and the Central Executive Committee of the Ho Chi Minh Communist Youth Union.
REORGANIZATION, DISSOLUTION, BANKRUPTCY
Article 23.- The reorganization and dissolution of the Vietnam Electricity Corporation shall be proposed by the Managing Board of the Corporation, considered and submitted by the Minister of Energy to the Government for decision.
Article 24.- The Vietnam Electricity Corporation shall be dissolved, when and if the Government deems it unnecessary to maintain it.
Article 25.- The reorganization or rearrangement, merger or dissolution, and the creation of new member units in the Vietnam Electricity Corporation shall be proposed by the Managing Board of the Corporation, and submitted by the Minister of Energy to the Prime Minister for ratification, and the Prime Minister shall empower the Minister of Energy to sign the decision.
Article 26.- In case the Vietnam Electricity Corporation and its member units fall into the bankruptcy situation, they shall be handled according to the procedures defined in the Law on Bankruptcy of Businesses.
Article 27.- This Statute shall apply to the Vietnam Electricity Corporation. All the member units of the Corporation shall have to abide by this Statute.
The Statute takes effect as from the date of the signing of the Decree on its promulgation.
Article 28.- In case the documents of the Government, the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government, and the decision on the founding of member businesses vary with this Statute, the provisions in this Statute shall prevail.
Article 29.- The member units of the Vietnam Electricity Corporation shall base themselves on the Statute of the Corporation to elaborate their own organizational and operational Statutes, and submit them to the Managing Board for ratification. The Statute of a member unit must not be contrary to the Statute of the Corporation.
Article 30.- In the process of implementation, the Vietnam Electricity Corporation should sum up its experiences in various areas of activity, in order to propose to the Government to ratify the necessary amendments and supplements to this Statute.
(Attached to the Statute on the Organization and Operation of the Vietnam Electricity Corporation)
LIST OF THE MEMBER UNITS OF THE VIETNAM ELECTRICITY CORPORATION AT THE TIME OF THE FOUNDING OF THE CORPORATION
I. THE INDEPENDENT ACCOUNTING STATE-OWNED BUSINESSES:
1. The Electric Company 1
2. The Electric Company 2
3. The Electric Company 3
4. The Hanoi City Electric Company
5. The Ho Chi Minh City Electric Company
6. The Electric Construction and Assembly Company 1
7. The Electric Construction and Assembly Company 2
8. The Electric Construction and Assembly Company 3
9. The Electric Construction and Assembly Company 4
10. The Electric Equipment Company
11. The Electric Survey and Design Company 1
12. The Electric Survey and Design Company 2
13. The Electric Information - Telecommunication Company
14. The Electric Financial Company.
II. THE DEPENDENT ACCOUNTING STATE-OWNED BUSINESSES:
1. The Pha Lai Thermo-Electric Power Plant
2. The Uong Bi Thermo-Electric Power Plant
3. The Ninh Binh Thermo-Electric Power Plant
4. The Thu Duc Thermo-Electric Power Plant
5. The Tra Noc Thermo-Electric Power Plant
6. The Ba Ria Power Plant
7. The Hoa Binh Hydro-Electric Power Plant
8. The Thac Ba Hydro-Electric Power Plant
9. The Vinh Son Hydro-Electric Power Plant
10. The Tri An Hydro-Electric Power Plant
11. The Thac Mo Hydro-Electric Power Plant
12. The Da Nhim Hydro-Electric Power Plant
13. The Electric Transmission Company 1
14. The Electric Transmission Company 2
15. The Electric Transmission Company 3
16. The Electric Transmission Company 4
17. The National Electric Distribution Center
III. NON-BUSINESS UNITS:
1. The Energy Institute
2. The Electricity Information Center
3. The Scientific Research-Technology-Environmental and Computer Center.-
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực