Chương II Nghị định 14/2016/NĐ-CP quy định ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đối với công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; công dân thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến và việc huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai: Ngành, nghề chuyên môn đối với công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự phù hợp yêu cầu của quân đội nhân dân và sắp xếp, quản lý công dân nữ trong ngạch dự bị
Số hiệu: | 14/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 15/03/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2016 |
Ngày công báo: | 27/03/2016 | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 14/2016/NĐ-CP quy định ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đối với công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; công dân thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến và việc huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai.
I. Ngành, nghề chuyên môn đối với công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân và sắp xếp, quản lý công dân nữ trong ngạch dự bị
Theo đó ngành, nghề chuyên môn của công dân nữ phù hợp yêu cầu Quân đội nhân dân đối với trình độ cao đẳng, đại học được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 14, trong đó có thể kể đến các ngành như:
- Giáo viên sư phạm: Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng các dân tộc ít người, Ngoại ngữ;
- Nghệ thuật trình diễn: Sáng tác âm nhạc; Thanh nhạc; Diễn viên kịch - điện ảnh; Đạo diễn điện ảnh - truyền hình; Quay phim; Diễn viên múa; …
- Nghệ thuật nghe nhìn: Nhiếp ảnh; Công nghệ điện ảnh - truyền hình; Thiết kế âm thanh - ánh sáng;
- Văn thư - Lưu trữ - Bảo tàng: Lưu trữ học, Bảo tàng học;
- Luật: Luật kinh tế; Luật quốc tế;
II. Miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến
- Công dân đang làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến được quy định tại Nghị định số 14 năm 2016.
- Công dân đang làm việc trong các cơ quan nhà nước miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến xem tại Nghị định 14/2016.
- Công dân đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến xem tại Nghị định số 14/2016/NĐ-CP.
- Công dân thuộc diện miễn gọi nhập ngũ khác
+ Học sinh đạt giải ba trở lên trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia; HSSV đạt huy chương hoặc danh hiệu trong các kỳ thi quốc tế, hội thi tay nghề thế giới, ASEAN, đạt giải ba trở lên trong hội thi tay nghề quốc gia được miễn gọi nhập ngũ đến khi tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học.
+ Một con của liệt sĩ; một con của thương binh hạng một, người nhiễm chất độc màu da cam phải có người nuôi dưỡng.
III. Huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai
1. NĐ 14/2016 quy định đối tượng gọi tập trung huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai thực hiện theo Khoản 3 Điều 24 Luật Nghĩa vụ quân sự.
2. Tiêu chuẩn tuyển chọn, gọi tập trung huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai chuyển thành binh sĩ dự bị hạng một
- Nam binh sĩ dự bị hạng hai đến hết 35 tuổi; nữ binh sỹ dự bị hạng hai đến hết 30 tuổi.
- Phẩm chất chính trị, sức khỏe, văn hóa thực hiện theo tiêu chuẩn trong tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ hằng năm do Bộ Quốc phòng quy định.
Nghị định 14 có hiệu lực từ ngày 01/05/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trình độ thạc sĩ, tiến sĩ
a) Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài: Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ Nga; Ngôn ngữ Pháp; Ngôn ngữ Trung Quốc; Ngôn ngữ Nhật;
b) Báo chí và Truyền thông: Báo chí học; Truyền thông đại chúng;
c) Văn thư - lưu trữ: Lưu trữ học; Bảo tàng học;
d) Tài chính;
đ) Kế toán;
e) Luật: Luật dân sự và tố tụng dân sự; Luật hình sự và tố tụng hình sự; Luật kinh tế; Luật quốc tế;
g) Máy tính và công nghệ thông tin: Khoa học máy tính; Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Công nghệ thông tin;
h) Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông: Kỹ thuật điện; Kỹ thuật điện tử; Kỹ thuật ra đa - dẫn đường; Kỹ thuật viễn thông; Kỹ thuật mật mã;
i) Y, Dược: Vi sinh học; Ký sinh trùng y học; Dịch tễ học; Dược lý và chất độc; Gây mê hồi sức; Hồi sức cấp cứu và chống độc; Ngoại khoa; Sản phụ khoa; Nội khoa; Thần kinh và tâm thần; Ung thư; Lao; Huyết học và truyền máu; Da liễu; Truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới; Tai - Mũi - Họng; Nhãn khoa; Y học dự phòng; Phục hồi chức năng; Chẩn đoán hình ảnh; Y học cổ truyền; Dinh dưỡng; Y học hạt nhân; Kỹ thuật hình ảnh y học; Vật lý trị liệu; Công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc; Dược lý và dược lâm sàng; Dược học cổ truyền; Kiểm nghiệm thuốc và độc chất; Điều dưỡng; Răng - Hàm - Mặt.
2. Trình độ cao đẳng, đại học
a) Giáo viên sư phạm: Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng các dân tộc ít người, Ngoại ngữ;
b) Nghệ thuật trình diễn: Sáng tác âm nhạc; Thanh nhạc; Biên kịch sân khấu; Diễn viên sân khấu kịch hát; Đạo diễn sân khấu; Biên kịch điện ảnh - truyền hình; Diễn viên kịch - điện ảnh; Đạo diễn điện ảnh - truyền hình; Quay phim; Diễn viên múa; Biên đạo múa; Huấn luyện múa;
c) Nghệ thuật nghe nhìn: Nhiếp ảnh; Công nghệ điện ảnh - truyền hình; Thiết kế âm thanh - ánh sáng;
d) Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài: Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ Pháp; Ngôn ngữ Nga; Ngôn ngữ Đức; Ngôn ngữ Trung Quốc; Ngôn ngữ Nhật Bản; Ngôn ngữ Hàn Quốc và các thứ tiếng khu vực Đông Nam Á;
đ) Văn thư - Lưu trữ - Bảo tàng: Lưu trữ học, Bảo tàng học;
e) Tài chính;
g) Kế toán;
h) Luật: Luật kinh tế; Luật quốc tế;
i) Máy tính và công nghệ thông tin: Khoa học máy tính; Truyền thông và mạng máy tính; Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Công nghệ thông tin; Tin học ứng dụng;
k) Công nghệ kỹ thuật: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường;
l) Kỹ thuật: Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Kỹ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường;
m) Y, Dược: Y đa khoa; Y học dự phòng; Y học cổ truyền; Y tế công cộng; Kỹ thuật hình ảnh y học; Xét nghiệm y học; Dược học; Hóa dược; Điều dưỡng; Hộ sinh; Phục hồi chức năng; Răng - Hàm - Mặt; Kỹ thuật phục hình răng.
3. Trình độ trung cấp
a) Máy tính và công nghệ thông tin: Truyền thông và mạng máy tính; Công nghệ kỹ thuật phần cứng máy tính; Công nghệ kỹ thuật phần mềm máy tính; Kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính; Quản trị hệ thống; Quản trị mạng máy tính; Lập trình/Phân tích hệ thống; Thiết kế và quản lý Website; Hệ thống thông tin văn phòng; tin học ứng dụng;
b) Công nghệ kỹ thuật: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường;
c) Y, Dược: Nữ hộ sinh; Điều dưỡng; Y học cổ truyền; Răng, Hàm, Mặt; Dược học;
d) Tài chính - Kế toán: Tài chính, Kế toán hành chính sự nghiệp, Kế toán lao động tiền lương và bảo trợ xã hội;
đ) Văn thư - Lưu trữ - Bảo tàng: Văn thư - Lưu trữ, Lưu trữ và quản lý thông tin;
e) Nghệ thuật trình diễn: Sáng tác âm nhạc; Thanh nhạc; Biên kịch sân khấu; Diễn viên sân khấu kịch hát; Đạo diễn sân khấu; Biên kịch điện ảnh - truyền hình; Diễn viên kịch - điện ảnh; Đạo diễn điện ảnh - truyền hình; Quay phim; Diễn viên múa; Biên đạo múa; Huấn luyện múa;
g) Nghệ thuật nghe nhìn: Nhiếp ảnh; Công nghệ điện ảnh - truyền hình; Thiết kế âm thanh - ánh sáng;
h) Hàng không: Kiểm soát không lưu; nhóm nghề kỹ thuật điện, điện tử, viễn thông hàng không.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch về quy mô, loại hình tổ chức, số lượng đơn vị dự bị động viên và căn cứ danh sách công dân nữ có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị (sau đây gọi chung là nữ binh sĩ dự bị) để sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên.
2. Nguyên tắc sắp xếp
a) Sắp xếp nữ binh sĩ dự bị có chuyên môn phù hợp với chức danh biên chế, nếu thiếu thì sắp xếp nữ binh sĩ dự bị có chuyên môn tương ứng;
b) Sắp xếp những nữ binh sĩ dự bị có nơi cư trú gần nhau hoặc cùng nơi làm việc vào một đơn vị;
c) Sắp xếp nữ binh sĩ dự bị nhóm A vào đơn vị bảo đảm chiến đấu trực thuộc quân chủng, binh chủng, đơn vị bộ đội địa phương;
d) Sắp xếp nữ binh sĩ dự bị nhóm A, nhóm B vào các đơn vị sau:
Đơn vị hậu cần, kỹ thuật trực thuộc Bộ Quốc phòng, quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, binh đoàn, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Nhà trường quân đội; đơn vị chuyên môn dự bị do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng; cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, binh đoàn; cơ quan trực thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương.
3. Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện) chủ trì, phối hợp đơn vị tiếp nhận nữ binh sĩ dự bị và Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức nơi nữ binh sĩ dự bị đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị, để tổ chức sắp xếp và quản lý nữ binh sĩ dự bị đã biên chế vào đơn vị dự bị động viên.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực