Số hiệu: | 135/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 08/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 03/12/2005 |
Ngày công báo: | 18/11/2005 | Số công báo: | Từ số 19 đến số 20 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2017 |
Việc giao khoán đất trồng cây lâu năm được gắn với việc điều hành sản xuất của bên giao khoán và được thực hiện như sau:
1. Giao khoán đất đã có cây lâu năm: bên giao khoán căn cứ vào định mức kinh tế, kỹ thuật và thực trạng của vườn cây để tiến hành hợp đồng giao khoán đất gắn với giao khoán vườn cây ổn định theo chu kỳ cây trồng, với nội dung chính sau:
a) Diện tích đất giao khoán gắn với vườn cây;
b) Nhiệm vụ sản xuất, giá trị còn lại của vườn cây và thời gian sản xuất còn lại của vườn cây trên diện tích khoán;
c) Tổng chi phí sản xuất trên một ha cho cả chu kỳ kinh doanh;
d) Khối lượng sản phẩm sản xuất tính trên một ha cho cả chu kỳ kinh doanh;
đ) Chi phí sản xuất hàng năm trên một ha;
e) Sản phẩm thanh toán hàng năm trên một ha cho bên giao khoán;
f) Khoản chi phí đầu tư do bên giao khoán đảm nhận;
g) Khoản chi phí đầu tư do bên nhận khoán đảm nhận;
h) Các giải pháp để tổ chức thực hiện;
i) Phương thức thanh toán sản phẩm và phân phối thu nhập từ sau khi trừ chi phí;
k) Quyền hưởng lợi về sản phẩm vượt khoán và trách nhiệm nghĩa vụ đối với sản phẩm hụt mức khoán.
2. Giao khoán đất để trồng cây lâu năm bao gồm thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh: tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại cây trồng, trên cơ sở định mức kinh tế, kỹ thuật và suất đầu tư mà bên giao khoán áp dụng:
- Giao khoán đất cả thời kỳ kiến thiết cơ bản vườn cây và thời kỳ kinh doanh cho bên nhận khoán;
- Tách giao khoán đất theo thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ sản xuất kinh doanh vườn cây.
Tuỳ theo tình hình cụ thể của bên giao khoán và bên nhận khoán để lựa chọn các hình thức khoán sau đây:
a) Bên giao khoán đầu tư 100% vốn (bao gồm chi phí làm đất, giống, vật tư, phân bón, tiền công lao động…), thiết kế, chỉ đạo kỹ thuật, quản lý quy trình sản xuất… Bên nhận khoán nhận thực hiện toàn bộ công việc từ khâu trồng, chăm sóc cây trồng đến hết thời kỳ kiến thiết cơ bản và được thanh toán tiền công lao động theo khối lượng công việc đã thực hiện.
Sau khi hoàn thành thời kỳ kiến thiết cơ bản vườn cây, bên giao khoán và bên nhận khoán nghiệm thu, đánh giá, xác định giá trị vườn cây để chuyển sang thời kỳ kinh doanh.
Bên giao khoán thực hiện giao khoán vườn cây thời kỳ kinh doanh cho bên đã nhận khoán giai đoạn kiến thiết cơ bản hoặc đối tượng khác. Nội dung giao khoán đất gắn với vườn cây kinh doanh thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Bên giao khoán và bên nhận khoán cùng đầu tư vốn. Bên giao khoán thực hiện thiết kế, cung cấp giống, chỉ đạo kỹ thuật. Bên nhận khoán thực hiện trồng, chăm sóc, bảo vệ vườn cây.
Sau khì hoàn thành thời kỳ kiến thiết vườn cây, bên giao khoán và bên nhận khoán nghiệm thu, đánh giá, xác định giá trị vườn cây để chuyển sang giai đoạn sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ giá trị vườn cây đưa vào sản xuất, kinh doanh của mỗi bên đóng góp theo thỏa thuận trong hợp đồng và thực tế đóng góp. Bên giao khoán thực hiện khoán vườn cây kinh doanh cho bên nhận khoán theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thời gian giao khoán đối với nông nghiệp trồng cây lâu năm theo sự thỏa thuận giữa bên giao khoán và bên nhận khoán theo chu kỳ cây trồng, nhưng tối đa không quá 30 năm. Hết thời gian giao khoán nếu không vi phạm hợp đồng, bên nhận khoán có nhu cầu thì bên giao khoán tiếp tục ký kết hợp đồng giao khoán.
Đất giao khoán trồng cây hàng năm bao gồm: đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày, đất trồng cây lương thực, cây thực phẩm, đất đồng cỏ. Việc giao khoán đất trồng cây hàng năm phải gắn liền với việc điều hành sản xuất của bên giao khoán và được thực hiện như sau:
1. Hàng năm bên giao khoán dựa trên cơ sở kế hoạch sản xuất, định mức kinh tế - kỹ thuật để xây dựng phương án khoán.
2. Thời hạn giao khoán đối với đất trồng cây hàng năm theo sự thỏa thuận giữa bên giao khoán và bên nhận khoán, nhưng tối đa không quá 20 năm.
1. Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản có vốn đầu tư từ nguồn vốn của Nhà nước:
a) Bên giao khoán phải xác định giá trị công trình, vật nuôi trên đất có mặt nước để khoán, bên nhận khoán phải hoàn trả giá trị công trình, vật nuôi phải trên cơ sở sổ sách kế toán, giá trị thực tế còn lại sau khi đánh giá lại tài sản;
b) Ao, hồ, đầm và mặt nước khác có quy mô nhỏ, thực hiện giao khoán quyền sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân theo hợp đồng;
c) Thời gian giao khoán đối với đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản theo sự thỏa thuận giữa bên giao khoán và bên nhận khoán, nhưng tối đa không quá 10 năm.
2. Đất có mặt nước, không do vốn đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước, thì áp dụng giao khoán theo hình thức đấu thầu cho cá nhân và gia đình theo hợp đồng.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực