Số hiệu: | 128/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 16/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 07/12/2017 | Số công báo: | Từ số 879 đến số 880 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Đó là nội dung tại Nghị định 128/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 quy định về chế độ báo cáo điều tra hình sự.
Theo đó, báo cáo định kỳ là một trong 03 loại báo cáo (báo cáo định kỳ; báo cáo vụ, việc và báo cáo chuyên đề) cần phải thực hiện trong điều tra hình sự với định kỳ là 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng và báo cáo năm.
Nội dung của báo cáo định kỳ gồm:
- Tổng hợp, phân tích đánh giá và dự báo tình hình hoạt động của các loại tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Kết quả công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
- Kết quả công tác bắt, giam giữ, điều tra và xử lý tội phạm;
- Phương hướng công tác trọng tâm tiếp theo.
Thời điểm lấy số liệu báo cáo bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 hằng năm và kéo dài trong thời gian tương ứng với từng loại báo cáo.
Nghị định 128/2017/NĐ-CP có hiệu lực kế từ ngày 01/01/2018.
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định tại Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện chế độ báo cáo về điều tra hình sự.
1. Tuân thủ Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và quy định tại Nghị định này.
2. Bảo đảm trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời.
3. Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
4. Việc soạn thảo, ban hành, quản lý, khai thác, sử dụng báo cáo về điều tra hình sự phải đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước và chế độ văn thư, lưu trữ.
1. Hình thức báo cáo
Báo cáo phải được thực hiện bằng văn bản, có chữ ký, họ tên của người có thẩm quyền ký báo cáo, đóng dấu phát hành theo quy định kèm theo tệp dữ liệu điện tử.
2. Phương thức gửi báo cáo
Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau:
a) Gửi bằng đường bưu điện;
b) Gửi trực tiếp;
c) Gửi qua fax;
d) Gửi qua hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu điều tra hình sự dưới dạng file ảnh (định dạng PDF) hoặc file dữ liệu điện tử có chữ ký số.
Người nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ báo cáo hoặc cố ý báo cáo sai hoặc tiết lộ thông tin trong các báo cáo về điều tra hình sự thuộc phạm vi bí mật nhà nước thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực