Chương V Nghị định 113/2014/NĐ-CP về quản lý hợp tác quốc tế pháp luật: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật
Số hiệu: | 113/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 26/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2015 |
Ngày công báo: | 09/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1039 đến số 1040 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/05/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG QUẢN LÝ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÁP LUẬT
Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật, có các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Chủ trì soạn thảo, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác quốc tế về pháp luật.
2. Thiết lập và duy trì hoạt động của Nhóm quan hệ đối tác pháp luật.
3. Thẩm định, cho ý kiến đối với dự thảo văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật.
4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hợp tác quốc tế về pháp luật.
5. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật; chủ trì tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật.
6. Hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật trong phạm vi cả nước.
7. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Đề nghị Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan tham gia ý kiến đối với Đề cương chương trình, dự án hợp tác pháp luật trong Danh mục tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
2. Yêu cầu cơ quan chủ quản lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp đối với văn kiện chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành theo đề nghị của Bộ Tư pháp.
4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Trách nhiệm của Bộ Công an
Bộ Công an phối hợp với Bộ Tư pháp, các cơ quan có liên quan quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tham gia thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật và bảo đảm an ninh trật tự trong quá trình hợp tác quốc tế về pháp luật theo quy định của pháp luật.
2. Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành theo đề nghị của Bộ Tư pháp.
3. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp, các cơ quan liên quan quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tham gia vận động ODA, vốn vay ưu đãi và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực pháp luật.
2. Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành theo đề nghị của Bộ Tư pháp.
3. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Trách nhiệm của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong việc quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật có sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài về pháp luật.
3. Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành theo đề nghị của Bộ Tư pháp.
Điều 24. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật có sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
2. Tổng hợp, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật trong phạm vi Bộ, ngành theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 25. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật tại địa phương, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong việc quản lý chương trình, dự án hợp tác pháp luật có sử dụng nguồn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài tại địa phương theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài;
b) Tổ chức vận động theo thẩm quyền hoặc hỗ trợ vận động nguồn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài về pháp luật tại địa phương khi có đề nghị của Bộ Tư pháp;
c) Tổng hợp, đánh giá, kiểm tra tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật tại địa phương theo quy định của pháp luật.
2. Sở Tư pháp chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật tại địa phương.
Điều 26. Trách nhiệm của cơ quan chủ quản
1. Gửi Bộ Tư pháp để tham gia ý kiến đối với Đề cương chương trình, dự án hợp tác pháp luật trong Danh mục tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ quản theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.
2. Gửi Bộ Tư pháp thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
3. Phê duyệt các chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật theo thẩm quyền.
4. Quản lý thực hiện, giám sát, đánh giá chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.
5. Công khai, minh bạch và chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ phi Chính phủ nước ngoài; hiệu quả và tiến độ thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật do mình trực tiếp quản lý và thực hiện.
6. Thực hiện các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, các quy định về thông tin, tuyên truyền trong quá trình hợp tác quốc tế về pháp luật.
7. Chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
8. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật, có các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Chủ trì soạn thảo, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác quốc tế về pháp luật.
2. Thiết lập và duy trì hoạt động của Nhóm quan hệ đối tác pháp luật.
3. Thẩm định, cho ý kiến đối với dự thảo văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật.
4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hợp tác quốc tế về pháp luật.
5. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật; chủ trì tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật.
6. Hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật trong phạm vi cả nước.
7. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Đề nghị Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan tham gia ý kiến đối với Đề cương chương trình, dự án hợp tác pháp luật trong Danh mục tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
2. Yêu cầu cơ quan chủ quản lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp đối với văn kiện chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành theo đề nghị của Bộ Tư pháp.
4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Bộ Công an phối hợp với Bộ Tư pháp, các cơ quan có liên quan quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tham gia thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật và bảo đảm an ninh trật tự trong quá trình hợp tác quốc tế về pháp luật theo quy định của pháp luật.
2. Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành theo đề nghị của Bộ Tư pháp.
3. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp, các cơ quan liên quan quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tham gia vận động ODA, vốn vay ưu đãi và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực pháp luật.
2. Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành theo đề nghị của Bộ Tư pháp.
3. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong việc quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật có sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài về pháp luật.
3. Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành theo đề nghị của Bộ Tư pháp.
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật có sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
2. Tổng hợp, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật trong phạm vi Bộ, ngành theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật tại địa phương, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong việc quản lý chương trình, dự án hợp tác pháp luật có sử dụng nguồn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài tại địa phương theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài;
b) Tổ chức vận động theo thẩm quyền hoặc hỗ trợ vận động nguồn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài về pháp luật tại địa phương khi có đề nghị của Bộ Tư pháp;
c) Tổng hợp, đánh giá, kiểm tra tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật tại địa phương theo quy định của pháp luật.
2. Sở Tư pháp chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật tại địa phương.
1. Gửi Bộ Tư pháp để tham gia ý kiến đối với Đề cương chương trình, dự án hợp tác pháp luật trong Danh mục tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ quản theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.
2. Gửi Bộ Tư pháp thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
3. Phê duyệt các chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật theo thẩm quyền.
4. Quản lý thực hiện, giám sát, đánh giá chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.
5. Công khai, minh bạch và chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ phi Chính phủ nước ngoài; hiệu quả và tiến độ thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật do mình trực tiếp quản lý và thực hiện.
6. Thực hiện các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, các quy định về thông tin, tuyên truyền trong quá trình hợp tác quốc tế về pháp luật.
7. Chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
8. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
RESPONSIBILITIES OF AGENCIES AND ORGANIZATIONS IN THE MANAGEMENT OF INTERNATIONAL LEGAL COOPERATION
Article 19. Responsibilities of the Ministry of Justice
The Ministry of Justice shall assist the Government in performing the unified state management of international legal cooperation, having the following specific tasks and powers:
1. To assume the prime responsibility for drafting, submitting to competent state agencies for promulgation or promulgating according to its competence legal documents on international legal cooperation.
2. To establish and maintain the operation of the Legal Partnership Group.
3. To appraise and comment on draft documents of legal cooperation programs and projects.
4. To disseminate the law on international legal cooperation.
5. To monitor, urge, examine and inspect the legal international cooperation; to assume the prime responsibility for organizing the inter-disciplinary teams to examine the international legal cooperation nationwide.
6. To annually report to the Prime Minister on the international legal cooperation nationwide.
7. Other tasks and powers prescribed by law.
Article 20. Responsibilities of the Ministry of Planning and Investment
The Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the Ministry of Justice in performing the state management of international legal cooperation, having the following tasks and powers:
1. To propose the Ministry of Justice and related agencies to comment on the outlines of legal cooperation programs or projects in the aid lists to be approved by the Prime Minister.
2. To request the managing agencies to collect appraisal opinions of the Ministry of Justice on documents of programs and projects to be approved by the Prime Minister before submitting them to the Prime Minister for approval.
3. To join the inter-disciplinary inspection teams at the proposal of the Ministry of Justice.
4. Other tasks and powers prescribed by law.
Article 21. Responsibilities of the Ministry of Public Security
The Ministry of Public Security shall coordinate with the Ministry of Justice and related agencies in the management of international legal cooperation, having the following tasks and powers:
1. To participate in appraising and commenting on legal cooperation program or project documents and ensure security and order throughout the international legal cooperation in accordance with law.
2. To join inter-disciplinary inspection teams at the proposal of the Ministry of Justice.
3. Other tasks and powers prescribed by law.
Article 22. Responsibilities of the Ministry of Foreign Affairs
The Ministry of Foreign Affairs shall coordinate with the Ministry of Justice and related agencies in the management of international legal cooperation, having the following tasks and powers:
1. To participate in the mobilization of ODA, preferential loans of donors and foreign non-governmental aid in the legal field.
2. To join inter-disciplinary inspection teams at the proposal of the Ministry of Justice.
3. Other tasks and powers prescribed by law.
Article 23. Responsibilities of the Vietnam Union of Friendship Organizations
1. To perform the tasks and exercise the powers in the management of international legal cooperation financed with foreign non-governmental aid under the law on management and use of foreign non-governmental aid.
2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice, related ministries, provincial-level People’s Committees and other related agencies and organizations in, mobilizing law-related foreign non-governmental aid.
3. To join inter-disciplinary inspection teams at the proposal of the Ministry of Justice.
Article 24. Responsibilities of ministries and ministerial-level agencies
1. To perform the tasks and exercise the powers in the management of international legal cooperation financed with ODA, preferential loans of donors and foreign non-governmental aid in accordance with the law on management and use of ODA, preferential loans of donors and foreign non-governmental aid.
2. To summarize, evaluate and examine the implementation of international legal cooperation within their respective ministries or sectors in accordance with this Decree and relevant laws.
Article 25. Responsibilities of provincial-level People’s Committees
1. Provincial-level People’s Committees shall manage international legal cooperation in their localities, having the following tasks and powers:
a/ To perform the tasks and exercise the powers in the management of legal cooperation programs or projects financed with ODA, preferential loans of donors and foreign nongovernmental aid in localities in accordance with the law on management and use of ODA, preferential loans of donors and foreign non-governmental aid;
b/ To organize the mobilization according to their competence or to support the mobilization of law-related ODA, preferential loans of donors and foreign non-governmental aid in their localities at the request of the Ministry of Justice;
c/ To summarize, evaluate and examine the international legal cooperation in localities in accordance with law.
2. Provincial-level Departments of Justice shall assist their provincial-level People’s Committees in performing the state management of international legal cooperation in localities.
Article 26. Responsibilities of managing agencies
1. To send to the Ministry of Justice for comment the outlines of legal cooperation programs and projects in the aid lists to be approved by the managing agencies under Article 6 of this Decree.
2. To send to the Ministry of Justice for appraisal or comment legal cooperation program or project documents under Article 7 of this Decree.
3. To approve law-related programs and projects and non-project aid according to their competence.
4. To manage the implementation of, to supervise and assess, legal programs and projects or non-project aid under this Decree and relevant laws.
5. To publicize, ensure transparency and be accountable for the use efficiency of ODA, preferential loans and foreign non-governmental aid; the efficiency and progress of international legal cooperation directly managed and implemented by themselves.
6. To observe the regulations on protection of state secrets, information and dissemination in the course of international legal cooperation.
7. To share international legal cooperation information and results under Article 14 of this Decree.
8. To folly observe the reporting regime prescribed in Article 16 of this Decree and relevant laws.
9. To perform other tasks and exercise other powers prescribed by law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực