Chương 2 Nghị định 111/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp: Xây dựng, lưu trữ và bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp
Số hiệu: | 111/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 23/11/2010 | Ngày hiệu lực: | 10/01/2011 |
Ngày công báo: | 04/12/2010 | Số công báo: | Từ số 713 đến số 714 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 23/11/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp.
Nghị định tập trung hướng dẫn về 04 vấn đề chủ yếu thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của Chính phủ do Luật Lý lịch tư pháp quy định là: Tổ chức của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và quản lý lý lịch tư pháp tại địa phương; lưu trữ và bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; lập Lý lịch tư pháp, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp; tra cứu, trao đổi, cung cấp thông tin có trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 để phục vụ việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp và xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
Trong đó, Nghị định nêu rõ: Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp là tài sản quốc gia phải được bảo vệ chặt chẽ, an toàn. Đồng thời, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh đối với cơ sở dữ liệu bao gồm: Phòng, chống đột nhập, trộm cắp dữ liệu, cháy, nổ, thiên tai; xây dựng kho lưu trữ theo đúng chuẩn quy định; bảo đảm an ninh mạng…
Xem Luật Lý lịch tư pháp mới nhất đang áp dụng.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định trong các trường hợp cấp Phiếu lý lịch tư pháp: Sở Tư pháp (hoặc Trung tâm lý lích tư pháp quốc gia) phải tiến hành gửi Phiếu xác minh lý lịch tư pháp đến cơ quan Công an cùng cấp trong thời hạn 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu; trong thời hạn 7 ngày làm việc (trường hợp đặc biệt, thời hạn tối đa là 9 ngày làm việc) kể từ ngày nhận được Phiếu xác minh lý lịch tư pháp cơ quan Công an thực hiện tra cứu thông tin về tình trạng án tích của đương sự và gửi cho Sở tư pháp (hoặc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia).
Sau khi tra cứu thông tin tại cơ quan Công an mà vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận hoặc nội dung về tình trạng án tích của đương sự chưa rõ ràng, đầy đủ thì Sở Tư pháp (hoặc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia) liên hệ với Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án liên quan đến đương sự để tra cứu hồ sơ, thời hạn tra cứu không quá 5 ngày làm việc.
Trong trường hợp khẩn cấp theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, ngay sau khi nhận được yêu cầu, các cơ quan liên quan thực hiện tra cứu thông tin lý lịch tư pháp của đương sự và cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong thời hạn 24h, kể từ thời điểm nhận yêu cầu…
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011.
Văn bản tiếng việt
Hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp bao gồm:
1. Tiếp nhận, kiểm tra, phân loại và xử lý thông tin lý lịch tư pháp do các cơ quan, tổ chức cung cấp theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp và Nghị định này.
2. Lập Lý lịch tư pháp theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp và Nghị định này.
3. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp vào Lý lịch tư pháp đã được lập.
Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp về án tích đối với những người sau đây:
1. Người bị Tòa án Việt Nam kết án kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.
2. Người bị Tòa án Việt Nam kết án trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 nhưng từ ngày 01 tháng 7 năm 2010, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp nhận được thông tin lý lịch tư pháp của người đó do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp theo quy định tại các điều từ Điều 16 đến Điều 21 của Luật Lý lịch tư pháp.
3. Người bị Tòa án Việt Nam kết án trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 nhưng từ ngày 01 tháng 7 năm 2010, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp được cơ quan Công an, Tòa án, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng cung cấp thông tin về tình trạng án tích của người đó để cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
4. Công dân Việt Nam bị Tòa án nước ngoài kết án mà trích lục bản án, trích lục án tích của người đó được Viện kiểm sát nhân dân tối cao cung cấp cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.
5. Công dân Việt Nam bị Tòa án nước ngoài kết án được chuyển giao để chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.
1. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp thông tin lý lịch tư pháp từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp theo quy định tại các điều từ Điều 16 đến Điều 21 của Luật Lý lịch tư pháp.
2. Trong trường hợp cần có thêm thông tin lý lịch tư pháp có trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp đối với người bị kết án quy định tại khoản 2 và 3 Điều 8 của Nghị định này, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án cung cấp bản sao bản án đối với người bị kết án, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin về việc chấp hành xong hình phạt, đặc xá, đại xá, thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự trong bản án hình sự đối với người bị kết án.
Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án dân sự, các cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp theo quy định tại khoản này.
1. Trường hợp người bị Tòa án Việt Nam kết án trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 nhưng từ ngày 01 tháng 7 năm 2010, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp nhận được thông tin lý lịch tư pháp về án tích của người đó thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định này để lập Lý lịch tư pháp của người bị kết án.
2. Sau khi nhận được bản sao bản án, các thông tin khác do Tòa án và các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp lập Lý lịch tư pháp của người bị kết án.
1. Người bị Tòa án Việt Nam kết án trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 nhưng từ ngày 01 tháng 07 năm 2010, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp nhận được thông tin về tình trạng án tích của người đó do cơ quan Công an, Tòa án, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng cung cấp để cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp nơi thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp tiến hành lập Lý lịch tư pháp của người đó.
2. Trong trường hợp cần có thêm thông tin về án tích của người bị kết án để lập Lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.
1. Sở Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận trích lục quyết định tuyên bố phá sản có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 do Tòa án cung cấp theo quy định tại Điều 37 của Luật Lý lịch tư pháp để lập Lý lịch tư pháp của người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Trường hợp người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã đã có Lý lịch tư pháp thì Sở Tư pháp ghi vào Lý lịch tư pháp của người đó các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật Lý lịch tư pháp.
1. Sở Tư pháp, nơi người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thường trú, lập Lý lịch tư pháp của người đó; trường hợp người đó không có nơi thường trú thì Sở Tư pháp, nơi người đó tạm trú, lập Lý lịch tư pháp.
2. Lý lịch tư pháp được lập riêng cho từng người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã với các nội dung sau đây:
a) Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi thường trú, tạm trú của người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Số quyết định, ngày tháng năm của quyết định, Tòa án đã ra quyết định tuyên bố phá sản.
Định kỳ hằng quý, Sở Tư pháp liên hệ với Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi địa phương mình rà soát, đối chiếu các bản án hình sự, quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó có nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã do Tòa án cấp tỉnh, cấp huyện đã tuyên để bảo đảm việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp không bị bỏ sót hoặc chậm trễ.
1. Trong quá trình cập nhật thông tin lý lịch tư pháp, trường hợp các thông tin về nhân thân của người bị kết án, người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã có điểm chưa rõ ràng, chính xác thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về dân cư, hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân để xác minh, làm rõ.
2. Cơ quan đăng ký hộ tịch khi ban hành quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên; cấp giấy chứng tử có trách nhiệm gửi bản chính hoặc bản sao quyết định, giấy chứng tử đó cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp.
1. Trong trường hợp người bị kết án đã có đủ thời gian để đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật hình sự, nhưng chưa nhận được Giấy chứng nhận xóa án tích của Tòa án thì Sở Tư pháp tiến hành xác minh về việc người đó có bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong thời hạn đang có án tích hay không. Việc xác minh được thực hiện như sau:
a) Sở Tư pháp gửi văn bản yêu cầu xác minh hoặc trực tiếp xác minh tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú, làm việc sau khi chấp hành xong bản án;
b) Trong quá trình xác minh tại Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, nếu thấy cần thiết, Sở Tư pháp thực hiện xác minh tại cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan về việc người bị kết án có đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hay không.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của Sở Tư pháp.
Cán bộ tư pháp – hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện xác minh theo yêu cầu của Sở Tư pháp.
3. Sở Tư pháp gửi kết quả xác minh cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc xác minh theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp Lý lịch tư pháp do Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia lập theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 26 của Luật Lý lịch tư pháp, thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia tiến hành xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích của người bị kết án theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Căn cứ vào kết quả xác minh theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp cập nhật thông tin vào Lý lịch tư pháp của người bị kết án như sau:
1. Ghi vào Lý lịch tư pháp của người bị kết án là “đã được xóa án tích” nếu người đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không phạm tội mới trong thời hạn đang có án tích theo quy định của Bộ luật hình sự;
b) Có án tích về một tội mà lại bị kết án hoặc bị điều tra, truy tố, xét xử về hành vi phạm tội xảy ra trước hoặc sau thời hạn đang có án tích về tội đó theo quy định của Bộ luật hình sự.
2. Trường hợp người đang có án tích về một tội mà lại bị kết án bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội xảy ra trong thời hạn đang có án tích về tội đó theo quy định của Bộ luật hình sự thì ghi là “có án tích” đối với tội đó.
3. Nếu người có án tích về một tội mà đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc bị kết án nhưng bản án chưa có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội xảy ra trong thời hạn đang có án tích về tội đó theo quy định của Bộ luật hình sự thì chưa cập nhật thông tin về đương nhiên xóa án tích trong Lý lịch tư pháp của người đó mà chờ kết quả xét xử của Tòa án.
1. Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp bao gồm hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy và dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử.
2. Hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy bao gồm các văn bản có chứa thông tin lý lịch tư pháp do các cơ quan, tổ chức gửi cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp theo quy định tại các điều từ Điều 16 đến Điều 21 Luật Lý lịch tư pháp và Lý lịch tư pháp của cá nhân do Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp lập.
3. Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử bao gồm thông tin lý lịch tư pháp có trong hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy đã được chuyển sang dạng dữ liệu điện tử.
4. Hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy và dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử đều là căn cứ để xác định một người có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
1. Việc lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy phải theo nguyên tắc phân loại, sắp xếp thành hồ sơ của từng cá nhân; mỗi hồ sơ có ký hiệu riêng bảo đảm chính xác và thuận tiện cho việc tra cứu thông tin.
2. Bản sao bản án, trích lục bản án, quyết định thi hành án hình sự, giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, Lý lịch tư pháp của cá nhân được lưu trữ tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp đến khi cá nhân qua đời.
Các tài liệu khác trong hồ sơ lý lịch tư pháp được lưu trữ có thời hạn và có thể được tiêu hủy khi hết giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử được xây dựng trên cơ sở số hóa hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy, có cấu trúc phù hợp với nội dung của hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy và được lưu trữ vô thời hạn tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp.
2. Trong trường hợp có sự sai lệch về nội dung giữa dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử và hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp phải tiến hành kiểm tra, xác minh để điều chỉnh cho phù hợp.
1. Việc quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp phải tuân theo các quy định của Luật Lý lịch tư pháp và Nghị định này.
2. Công chức, viên chức công tác tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp chỉ được quyền tiếp cận cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh đối với cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
1. Các biện pháp bảo vệ chung:
a) Các biện pháp phòng, chống đột nhập, trộm cắp dữ liệu;
b) Các biện pháp phòng, chống cháy, nổ; phòng, chống thiên tai.
2. Các biện pháp bảo vệ đối với hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy:
a) Xây dựng hoặc bố trí kho lưu trữ theo đúng tiêu chuẩn quy định;
b) Trang bị đầy đủ các thiết bị kỹ thuật, phương tiện bảo quản hồ sơ;
c) Duy trì nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phù hợp với hồ sơ;
d) Thực hiện các biện pháp phòng, chống côn trùng, nấm mốc, khử a xít và các tác nhân khác gây hư hỏng hồ sơ;
đ) Tu bổ, phục chế hồ sơ khi bị hư hỏng hoặc có nguy cơ bị hư hỏng.
3. Các biện pháp bảo vệ đối với dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử:
a) Các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh dữ liệu;
b) Các biện pháp bảo đảm an ninh mạng.
DEVELOPMENT, ARCHIVE AND PROTECTION OF JUDICIAL RECORD DATABASES
Section 1. DEVELOPMENT OF JUDICIAL RECORD DATABASES
Article 7. Development of judicial record databases
The development of a judicial record database cover:
1. Receiving, verifying, classifying and processing judicial record information provided by agencies and organizations under the Law on Judicial Records and this Decree.
2. Making judicial records under the Law on Judicial Records and this Decree.
3. Updating judicial records already made.
Article 8. Scope of development of judicial record databases on previous criminal convictions
The National Center for Judicial Records and provincial-level Justice Departments shall develop judicial record databases on previous criminal convictions of the following persons:
1. Persons convicted by Vietnamese courts from July 1, 2010, or afterwards.
2. Persons convicted by Vietnamese courts before July 1, 2010, whose judicial record information is provided by competent agencies or organizations under Articles 16 thru 21 of the Law on Judicial Records to the National Center for Judicial Records and provincial-level Justice Departments from that date on.
3. Persons convicted by Vietnamese courts before July 1, 2010, whose previous criminal conviction status is informed by police offices, courts or competent agencies of the Ministry of National Defense to the National Center for Judicial Records and provincial-level Justice Departments from that date on for issuance of judicial record cards.
4. Vietnamese citizens convicted by foreign courts, whose excerpts of previous criminal sentences or convictions are provided by the Supreme People's Procuracy to the National Center for Judicial Records from July 1, 2010 on.
5. Vietnamese citizens convicted by foreign courts who are transferred for serving their imprisonment sentences in Vietnam from July 1, 2010 on.
Article 9. Coordinated provision of judicial record information on previous criminal convictions for the development of judicial record databases
1. Agencies and organizations shall provide judicial record information available from July 1, 2010, to the National Center for Judicial Records and provincial-level Justice Departments under Articles 16 thru 21 of the Law on Judicial Records.
2. In case judicial record information available before July 1. 2010, is also required for the development of a judicial record database on convicts specified in Clauses 2 and 3, Article 8 of this Decree, the National Center for Judicial Records and provincial-level Justice Departments shall request in writing courts that have conducted first-instance trials of criminal
cases involving these persons to provide copies of judgments against these convicts, and competent agencies of the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense, civil judgment enforcement agencies, and concerned agencies and organizations to provide information on complete serving of penalties, special reprieve, general amnesty, execution of the penalty of fine or confiscation of assets, and civil decisions in criminal judgments against convicts.
Competent agencies of the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense, civil judgment enforcement agencies, and concerned agencies and organizations shall provide information at the request of the National Center for Judicial Records and provincial-level Justice Departments under this Clause.
Article 10. Compilation of judicial records of persons convicted by courts on July 1, 2010, or afterwards
The National Center for Judicial Records and provincial-level Justice Departments shall compile judicial records of persons convicted by courts on July 1, 2010, or afterwards on the basis of judicial record information on previous criminal convictions provided by agencies and organizations under Articles 16 thru 21 of the Law on Judicial Records.
Article 11. Compilation of judicial records of persons convicted before July 1, 2010
I. For persons convicted by Vietnamese courts before July 1, 2010, whose judicial record information on previous criminal convictions is received by the National Center for Judicial Records and provincial-level Justice Departments from that date on, the Center or Departments shall request in writing competent agencies to provide information under Clause 2, Article 9 of this Decree for the compilation of judicial records of these convicts.
2. After receiving copies of judgments and other information provided by courts and concerned agencies and organizations under Clause 1 of this Article, the National Center for Judicial Records and provincial-level Justice Departments shall compile judicial records of convicts.
Article 12. Compilation of judicial records of persons convicted before July 1, 2010, who have been issued judicial record cards by the National Center for Judicial Records or provincial-level Justice Departments
1. For persons convicted by Vietnamese courts before July 1, 2010, whose previous criminal conviction status is informed by police offices, courts or competent agencies of the Ministry of National Defense to the National Center for Judicial Records and provincial-level Justice Departments from that date on for issuance of judicial record cards, the National Center for Judicial Records and provincial-level Justice Departments issuing judicial record cards shall compile judicial records of these persons.
2. In case information on previous criminal convictions of convicts is also required for making their judicial records under Clause 1 of this Article, the National Center for Judicial Records and provincial-level Justice Departments shall request in writing competent agencies to provide such information under Clause 2, Article 9 of this Decree.
Article 13. Compilation of judicial records of persons banned from holding certain posts, or establishing or managing enterprises or cooperatives
1. Provincial-level Justice Departments shall receive excerpts of bankruptcy declaration decisions which take effect on July 1, 2030 or afterwards provided by courts under Article 37 of the Law on Judicial Records for making judicial records of persons banned from holding certain posts, or establishing or managing enterprises or cooperatives.
2. In case persons banned from holding certain posts, or establishing or managing enterprises or cooperatives already have judicial records, provincial-level Justice Departments shall write in their judicial records the contents specified in Clause 2, Article 38 of the Law on Judicial Records.
Article 14. Competence for making judicial records of persons banned from holding certain posts, or establishing or managing enterprises or cooperatives and their contents
1. Provincial-level Justice Departments of localities in which persons banned from holding certain posts, or establishing or managing enterprises or cooperatives permanently reside shall compile judicial records of these persons. in case such a person has no place of permanent residence, the provincial-level Justice Department of the locality in which he/she temporarily resides shall make his/her judicial record.
2. A judicial record shall be made separately for each person banned from holding certain posts, or establishing or managing enterprises or cooperatives, containing the following details:
a/ Full name, sex, date and place of birth, nationality, place of permanent residence or temporary residence of the person;
b/ Posts banned from holding or duration in which he/she is banned from establishing or managing enterprises or cooperatives;
c/ Serial number and date of the decision on bankruptcy declaration and the issuing court
Article 15. Coordination between provincial-level Justice Departments and provincial-level people's courts in reviewing the provision of judicial record information
Quarterly, provincial-level Justice Departments shall coordinate with provincial-level and district-level people's courts in their localities in reviewing and comparing criminal judgments and decisions on declaration of bankruptcy of enterprises or cooperatives, which have been pronounced by provincial-level or district-level courts and contain the ban on holding certain posts, or establishing or managing enterprises or cooperatives, in order to assure the timely provision of sufficient judicial record information.
Article 16. Coordinated verification and provision of information for the development of judicial record databases
1. In the course of updating judicial records, if information on personal identifications of convicts or persons banned from holding certain posts, or establishing or managing enterprises or cooperatives is unclear or inaccurate, the National Center for Judicial Records and provincial-level Justice Departments shall coordinate with agencies managing databases on population, civil status registration, household registration and people's identity cards in verifying and clarifying such information.
2. When issuing decisions permitting modification or correction of civil status registrations for persons aged full 14 years or older, or death certificates, civil status registry offices shall send originals or copies of such decisions or death certificates to the National Center for Judicial Records and provincial-level Justice Departments.
Article 17. Coordinated verification of conditions on automatic remission of previous criminal convictions
1. In case a convict has passed a duration long enough for automatic remission of his/her previous criminal conviction under the Penal Code but has not received any certificate of remission of previous criminal conviction from a court, a provincial-level Justice Department shall verify whether or not he/she is charged with a criminal act. investigated, prosecuted or tried while having his/her previous criminal conviction not yet remitted. The verification shall be conducted as follows:
a/ The provincial-level Justice Department shall send a written request for verification or directly conduct the verification at the People's Committee of the commune, ward or township (below referred to as commune-level People's Committee) or the agency or organization in which the convict resides or works after completely serving his/her judgment;
b/ In the course of verification at the commune-level People's Committee, agency or organization, it" finding necessary, the provincial-level Justice Department may conduct the verification at the concerned procedure-conducting agency of whether or not the convict is currently charged with a criminal act, investigated, prosecuted or tried.
2. The commune-level People's Committee, agency or organization shall provide information at the request of the provincial-level Justice Department.
Justice-civil status officers shall assist the commune-level People's Committee in conducting the verification at the request of the provincial-level Justice Department.
3. The provincial-level Justice Department shall send verification results to the National Center for Judicial Records within 5 working days after the verification is completed under Clause 1 of this Article.
4. For a judicial record compiled by the National Center for Judicial Records under Point a. Clause 2, Article 26 of the Law on Judicial Records, the National Center for Judicial Records shall verify the condition on automatic remission of the previous criminal conviction of the convict under Clause 1 of this Article.
Article 18. Updating of judicial record information on automatic remission of previous criminal convictions after verification results are obtained
Based on verification results obtained under Article 17 of tills Decree, the National Center for Judicial Records and provincial-level Justice Departments shall update in judicial records of convicts as follows:
1. Writing in a convict's judicial record that he/she "has the previous criminal conviction remitted" if he/she falls into any of the following cases:
a/ He/she commits no new crime in the duration of having a previous criminal conviction as stipulated in the Penal Code;
b/ He/she has a previous criminal conviction for a crime but is convicted or investigated, prosecuted or tried for another criminal act committed before or after the duration of having such previous criminal conviction as stipulated in the Penal Code.
2. In case a person who has a previous criminal conviction for a crime is again convicted under a legally valid judgment for a criminal act committed in the duration of having such previous criminal conviction as stipulated in the Penal Code, his/her judicial record must be updated with the information that he/she "has a previous criminal conviction" for such crime.
3. In case a person who has a previous criminal conviction for a crime is investigated, prosecuted, tried or convicted under a judgment which has not become legally effective for another criminal act committed in the duration of having such previous criminal conviction as stipulated in the Penal Code, his/her judicial record will not be updated with the information on automatic remission of previous criminal conviction until court trial results are obtained.
Section 2. ARCHIVE AND PROTECTION OF JUDICIAL RECORD DATABASES
Article 19. Forms of archive of judicial record databases
1. A judicial record database consists of documented judicial record files and electronic judicial record data.
2. Documented judicial record files include documents containing judicial record information sent by concerned agencies and organizations to the National Center for Judicial Records and provincial-level Justice Departments under Articles 16 thru 21 of the Law on Judicial Records and judicial records of individuals compiled by the National Center for Judicial Records and provincial-level Justice Departments.
3. Electronic judicial record data include judicial record information contained in documented judicial record files which have been converted into electronic data.
4. Both documented judicial record files and electronic judicial record data can serve as a ground for determining whether or not a person has a previous criminal conviction, is banned from holding certain posts, or establishing or managing enterprises or cooperatives in case such enterprises or cooperatives are declared bankrupt by courts.
Article 20. Archive of documented judicial record files
1. The archive of documented judicial record files must adhere to the principles that files are separately classified for different individuals and each file has separate signs to ensure accurate and convenient information search.
2. Copies of criminal judgments, excerpts of criminal judgments and criminal judgment enforcement decisions, certificates of complete serving of penalty and judicial records of individuals shall be archived at the National Center for Judicial Records and provincial-level Justice Departments until such individuals die.
Other documents in judicial record files shall be archived definitely and might be destroyed when they are no longer useful under the law on archive.
Article 21. Archive of electronic judicial record data
1. Electronic judicial record data shall be obtained through digitalizing documented judicial record files, structured to be consistent with documented judicial record files and archived indefinitely at the National Center for Judicial Records and provincial-level Justice Departments.
2. In case of inconsistency between electronic judicial record data and documented judicial record files, the National Center for Judicial Records and provincial-level Justice Departments shall conduct verification before making appropriate adjustments.
Article 22. Management and exploitation of judicial record databases
1. The management and exploitation of judicial record databases must comply with the Law on Judicial Records and this Decree.
2. Civil servants and public employees working in the National Center for Judicial Records and provincial-level Justice Departments may access judicial record databases within the scope of their vested powers and assigned duties and tasks.
3. The Minister of Justice shall guide the management, use and exploitation of judicial record databases.
Article 23. Measures to protect judicial record databases
The National Center for Judicial Records and provincial-level Justice Departments shall take measures to assure safety and security for judicial record databases.
1. General protective measures:
a/ Measures against data hacking;
b/ Measures against fires, explosions and natural disasters.
2. Measures to protect documented judicial record files:
a/ Building or arranging storehouses up to set standards;
b/ Installing sufficient technical equipment and devices for file preservation;
c/ Maintaining appropriate temperature, humidity and light for file preservation;
d/ Controlling insects and fungi or neutralizing acids and other elements harmful to files;
e/ Repairing or restoring files which are damaged or in danger of damage.
3. Measures to protect electronic judicial record data:
a/ Assuring data safety and security;
b/ Assuring network security.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực