Chương 1 Nghị định 111/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp: Những quy định chung
Số hiệu: | 111/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 23/11/2010 | Ngày hiệu lực: | 10/01/2011 |
Ngày công báo: | 04/12/2010 | Số công báo: | Từ số 713 đến số 714 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 23/11/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp.
Nghị định tập trung hướng dẫn về 04 vấn đề chủ yếu thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của Chính phủ do Luật Lý lịch tư pháp quy định là: Tổ chức của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và quản lý lý lịch tư pháp tại địa phương; lưu trữ và bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; lập Lý lịch tư pháp, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp; tra cứu, trao đổi, cung cấp thông tin có trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 để phục vụ việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp và xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
Trong đó, Nghị định nêu rõ: Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp là tài sản quốc gia phải được bảo vệ chặt chẽ, an toàn. Đồng thời, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh đối với cơ sở dữ liệu bao gồm: Phòng, chống đột nhập, trộm cắp dữ liệu, cháy, nổ, thiên tai; xây dựng kho lưu trữ theo đúng chuẩn quy định; bảo đảm an ninh mạng…
Xem Luật Lý lịch tư pháp mới nhất đang áp dụng.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định trong các trường hợp cấp Phiếu lý lịch tư pháp: Sở Tư pháp (hoặc Trung tâm lý lích tư pháp quốc gia) phải tiến hành gửi Phiếu xác minh lý lịch tư pháp đến cơ quan Công an cùng cấp trong thời hạn 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu; trong thời hạn 7 ngày làm việc (trường hợp đặc biệt, thời hạn tối đa là 9 ngày làm việc) kể từ ngày nhận được Phiếu xác minh lý lịch tư pháp cơ quan Công an thực hiện tra cứu thông tin về tình trạng án tích của đương sự và gửi cho Sở tư pháp (hoặc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia).
Sau khi tra cứu thông tin tại cơ quan Công an mà vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận hoặc nội dung về tình trạng án tích của đương sự chưa rõ ràng, đầy đủ thì Sở Tư pháp (hoặc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia) liên hệ với Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án liên quan đến đương sự để tra cứu hồ sơ, thời hạn tra cứu không quá 5 ngày làm việc.
Trong trường hợp khẩn cấp theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, ngay sau khi nhận được yêu cầu, các cơ quan liên quan thực hiện tra cứu thông tin lý lịch tư pháp của đương sự và cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong thời hạn 24h, kể từ thời điểm nhận yêu cầu…
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011.
Văn bản tiếng việt
Nghị định này quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành khoản 2 Điều 11 về tổ chức của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia; Điều 14 về bảo vệ và lưu trữ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; Điều 56 về tra cứu, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp có trước ngày Luật Lý lịch tư pháp có hiệu lực để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, cấp Phiếu lý lịch tư pháp và một số nội dung khác của Luật Lý lịch tư pháp.
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi cả nước và chỉ đạo hướng dẫn việc xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại các địa phương.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi địa phương mình.
3. Các Bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành phối hợp, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp và Nghị định này.
1. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về dân cư, hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân có trách nhiệm cung cấp những thông tin cần thiết theo yêu cầu của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp để xác định về nhân thân của người bị kết án, người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm cung cấp thông tin lý lịch tư pháp theo yêu cầu của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về dân cư, hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân để phục vụ công tác của các cơ quan này theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp và Nghị định này.
1. Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Những trường hợp sau đây được miễn lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp:
a) Người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;
b) Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
Article 1. Scope of regulation
This Decree details and guides the implementation of Clause 2, Article 11 on the organization of the National Center for Judicial Records; Article 14 on protection and archive of judicial record databases; Article 56 on search, sharing or provision of judicial record information available before the effective dale of the Law on Judicial Records for the development of judicial record databases, issuance of judicial record cards, and some other issues in the Law on Judicial Records.
Article 2. Responsibilities of ministries, sectors and provincial-level People's Committees for developing judicial record databases
1. The Ministry of Justice shall direct the development of the judicial record database for the whole country, and direct and guide the development of judicial record databases in localities.
2. Provincial-level People's Committees shall direct the development of judicial record databases in their localities.
3. Concerned ministries and sectors shall direct their attached agencies and units in coordinating and providing judicial record information for the development of judicial record databases under the Law on Judicial Records and this Decree.
Article 3. Protection of judicial record databases
Judicial record databases constitute a national property and must be strictly and safely protected. The management and exploitation of judicial record databases must comply with the Law on Judicial Records and this Decree.
Article 4. The National Center for Judicial Records
The National Center for Judicial Records is a non-business unit of the Ministry of Justice functioning to develop and manage judicial record databases nationwide.
The tasks, powers and organizational structure of the National Center for Judicial Records shall be decided by the Minister of Justice.
Article 5. Provision of information among the National Center for Judicial Records, provincial-level Justice Departments and agencies managing other databases
1. Agencies managing databases on population, civil status registration, household registration and people's identity cards shall provide necessary information at the request of the National Center for Judicial Records and provincial-level Justice Departments for verifying personal identifications of convicts and persons banned from holding certain posts, or establishing or managing enterprises or cooperatives.
2. The National Center for Judicial Records and provincial-level Justice Departments shall provide judicial record information at the request of agencies managing databases on population, civil status registration, household registration and people's identity cards to serve the latter's work under the Law on Judicial Records and this Decree.
Article 6. Fee for issuance of judicial record cards and fee exemption
1. The Ministry of Finance shall guide rates and the collection, remittance, management and use of the fee for issuance of judicial record cards.
2. The following persons are exempt from the fee for issuance of judicial record cards:
a/ Members of poor households as specified by law;
b/ Inhabitants in communes meeting with exceptional difficulties as specified by law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực