Chương 2 Nghị định 111/2005/NĐ-CP : Lĩnh vực xuất bản
Lưu
Báo lỗi
Số hiệu: | 111/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 26/08/2005 | Ngày hiệu lực: | 20/09/2005 |
Ngày công báo: | 05/09/2005 | Số công báo: | Số 5 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/03/2014 |
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và cấp tỉnh.
2. Tổ chức khác được thành lập nhà xuất bản bao gồm:
a) Tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp ở Trung ương trực tiếp sáng tạo và công bố tác phẩm.
b) Ngoài tổ chức được thành lập nhà xuất bản quy định tại điểm a khoản này, căn cứ yêu cầu cụ thể, điều kiện thành lập nhà xuất bản, quy hoạch phát triển sự nghiệp xuất bản toàn quốc và từng ngành, từng địa phương, Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định thành lập nhà xuất bản sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
3. Việc thành lập nhà xuất bản phải phù hợp với quy hoạch phát triển sự nghiệp xuất bản toàn quốc.
1. Trước khi bổ nhiệm giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản phải có hồ sơ gửi Bộ Văn hóa - Thông tin. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị thoả thuận bổ nhiệm.
b) Lý lịch trích ngang của nhân sự dự kiến bổ nhiệm.
c) Bản sao có công chứng các văn bằng, chứng chỉ xác nhận trình độ quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Xuất bản.
2. Khi miễn nhiệm, cách chức giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản phải có văn bản đề nghị thoả thuận gửi Bộ Văn hóa - Thông tin và thực hiện theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hoá - Thông tin phải có văn bản trả lời cơ quan chủ quản nhà xuất bản về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản.
1. Nhà xuất bản phải đăng ký kế hoạch xuất bản với Cục Xuất bản trước khi xuất bản. Kế hoạch xuất bản của nhà xuất bản phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản và phải được cơ quan chủ quản nhà xuất bản xét duyệt trước khi đăng ký với Cục Xuất bản theo mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kế hoạch xuất bản của nhà xuất bản, Cục Xuất bản xác nhận việc đăng ký kế hoạch xuất bản bằng văn bản. Việc ghi số đăng ký kế hoạch xuất bản trên xuất bản phẩm quy định tại Điều 26 Luật Xuất bản thực hiện theo mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Sau khi đăng ký kế hoạch xuất bản, nhà xuất bản được thực hiện theo nội dung đã đăng ký.
Kế hoạch xuất bản đã đăng ký có giá trị đến hết ngày 31 tháng 12 của năm kế hoạch.
1. Tài liệu không kinh doanh mà không thực hiện qua nhà xuất bản phải xin phép xuất bản theo quy định tại Điều 22 và khoản 2 Điều 23 Luật Xuất bản bao gồm:
a) Tài liệu tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày kỷ niệm lớn và các sự kiện trọng đại của đất nước.
b) Tài liệu hướng dẫn học tập và thi hành các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
c) Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, các biện pháp phòng chống thiên tai, dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
d) Kỷ yếu hội thảo.
đ) Tài liệu của các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
2. Khi xuất bản tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức phải có đơn xin phép xuất bản gửi cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Xuất bản chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép xuất bản cho cơ quan, tổ chức ở trung ương, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam; Sở Văn hoá -Thông tin chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xuất bản cho cơ quan, tổ chức thuộc địa phương, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức của trung ương tại địa phương.
1. Việc nộp lưu chiểu xuất bản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Xuất bản được thực hiện như sau:
a) Nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức ở trung ương được phép xuất bản nộp xuất bản phẩm lưu chiểu cho Cục Xuất bản.
b) Cơ quan, tổ chức thuộc địa phương, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức của trung ương tại địa phương được phép xuất bản nộp xuất bản phẩm lưu chiểu cho Cục Xuất bản và Sở Văn hoá - Thông tin.
2. Khi nộp lưu chiểu, nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản phải đóng dấu "lưu chiểu" và ký tên trên xuất bản phẩm.
1. Cục Xuất bản, Sở Văn hoá - Thông tin tổ chức đọc xuất bản phẩm lưu chiểu và tổ chức đội ngũ cộng tác viên đọc xuất bản phẩm lưu chiểu.
2. Khi phát hiện xuất bản phẩm lưu chiểu vi phạm quy định của Luật Xuất bản thì phải xử lý theo quy định tại Điều 30 Luật Xuất bản.
Trường hợp phát hiện xuất bản phẩm lưu chiểu có nội dung vi phạm quy định tại Điều 10 Luật Xuất bản thì việc xử lý được thực hiện như sau:
a) Cục Xuất bản, Sở Văn hóa - Thông tin có văn bản yêu cầu nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản chưa được phát hành hoặc tạm đình chỉ phát hành và tổ chức thẩm định nội dung.
b) Nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản tổ chức thẩm định nội dung xuất bản phẩm lưu chiểu và gửi biên bản về Cục Xuất bản hoặc Sở Văn hoá - Thông tin.
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định, Cục Xuất bản hoặc Sở Văn hoá - Thông tin xem xét, đề xuất việc quyết định phát hành hoặc áp dụng các hình thức xử lý theo quy định.