Chương 2 Nghị định 11/2008/NĐ-CP: Những quy định về bồi thường thiệt hại
Số hiệu: | 11/2008/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 30/01/2008 | Ngày hiệu lực: | 24/02/2008 |
Ngày công báo: | 09/02/2008 | Số công báo: | Từ số 101 đến số 102 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/03/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức công đoàn cơ sở đã lãnh đạo cuộc đình công bị Toà án nhân dân tuyên bố là bất hợp pháp, gây thiệt hại cho người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
2. Trong trường hợp cuộc đình công do đại diện tập thể lao động lãnh đạo bị Toà án tuyên bố là bất hợp pháp, gây thiệt hại thì những người được cử làm đại diện cho tập thể lao động và những người lao động tham gia đình công phải chịu trách nhiệm cá nhân theo phần trong việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.
1. Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu tổ chức công đoàn quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này hoặc đại diện tập thể lao động và những người lao động tham gia đình công quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này phải bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp gây ra. Thời hạn yêu cầu là một năm, kể từ ngày quyết định của Toà án về tính bất hợp pháp của cuộc đình công có hiệu lực.
2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại được thể hiện bằng văn bản, bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Giá trị thiệt hại và các bằng chứng chứng minh giá trị thiệt hại;
b) Mức yêu cầu bồi thường;
c) Phương thức bồi thường;
d) Thời hạn thực hiện việc bồi thường.
3. Văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại và các tài liệu liên quan được gửi đến tổ chức công đoàn hoặc đại diện tập thể lao động đã lãnh đạo cuộc đình công, đồng thời gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xảy ra cuộc đình công.
Thiệt hại do cuộc đình công bất hợp pháp gây ra bao gồm tài sản của doanh nghiệp bị thiệt hại trực tiếp do việc ngừng sản xuất, kinh doanh vì lý do đình công. Trong trường hợp hai bên không nhất trí về giá trị thiệt hại thì có quyền yêu cầu tổ chức trung gian xác định giá trị thiệt hại. Chi phí xác định giá trị thiệt hại do bên yêu cầu thanh toán.
Mức yêu cầu bồi thường thiệt hại được tính trên cơ sở xác định thiệt hại theo quy định tại Điều 6 Nghị định này. Mức bồi thường thiệt hại tối đa không vượt quá ba (03) tháng tiền lương, tiền công liền kề trước ngày đình công diễn ra theo hợp đồng lao động của những người lao động tham gia đình công.
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu bồi thường thiệt hại, đại diện Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động tiến hành thương lượng về vấn đề bồi thường thiệt hại.
2. Yêu cầu tiến hành thương lượng được lập bằng văn bản nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành thương lượng và được gửi cho người sử dụng lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động cấp tỉnh.
3. Trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ khi nhận được yêu cầu tiến hành thương lượng, người sử dụng lao động phải tổ chức tiến hành phiên họp để thương lượng với đại diện Ban Chấp hành Công đoàn hoặc đại diện tập thể lao động. Trường hợp chưa thể tổ chức thương lượng được, người sử dụng lao động phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và có trách nhiệm xác định thời gian cho cuộc thương lượng tiếp theo.
4. Hai bên có quyền mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về lao động, tổ chức công đoàn địa phương, đại diện người sử dụng lao động ở địa phương tham gia phiên họp thương lượng. Toàn bộ nội dung của phiên họp thương lượng phải được lập biên bản.
5. Trong trường hợp, hai bên nhất trí về mức bồi thường, cách thức bồi thường thiệt hại thì có trách nhiệm chấp hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Biên bản phiên họp thương lượng là cơ sở pháp lý xác định quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan có trách nhiệm thực hiện việc bồi thường thiệt hại.
Người sử dụng lao động có quyền khởi kiện ra Toà án nhân dân cấp huyện nơi xảy ra cuộc đình công đòi bồi thường thiệt hại trong trường hợp:
1. Phía đại diện người lao động từ chối thương lượng;
2. Việc thương lượng không đạt kết quả;
3. Bên có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại không thực hiện đúng thỏa thuận cam kết về bồi thường thiệt hại.
1. Trường hợp tổ chức công đoàn cơ sở đã lãnh đạo cuộc đình công bị Toà án nhân dân tuyên bố là bất hợp pháp phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động thì nguồn kinh phí bồi thường được lấy từ tài sản của tổ chức công đoàn cơ sở theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Trường hợp đại diện tập thể lao động lãnh đạo đình công bị Toà án nhân dân tuyên bố là bất hợp pháp thì đại diện tập thể lao động và những người lao động tham gia đình công phải chịu trách nhiệm theo phần đối với thiệt hại đã gây ra cho người sử dụng lao động.
Đối với người lao động tham gia đình công, việc bồi thường thiệt hại được khấu trừ dần vào tiền lương, tiền công hàng tháng của người đó. Mức khấu trừ tối đa của một lần là không quá 30% tiền lương, tiền công tháng theo hợp đồng lao động của người lao động.
Trường hợp người lao động chấm dứt quan hệ lao động trước khi hoàn thành nghĩa vụ bồi thường, phần bồi thường còn lại được tính là khoản nợ của người lao động đối với người sử dụng lao động.
Article 4.-Compensation responsibilities
Grassroots trade unions leading strikes declared unlawful by a People's Court and causing damage to employers shall compensate for such damage.
When a strike led by labor collective representatives is declared unlawful by a People's Court and causes damage, representatives designated by labor collectives and employees participating in the strike shall take personal responsibility for sharing the obligation of compensating employers for damage.
Article 5.- Compensation request
1. Employers may request trade union organizations prescribed in Clause 1, Article 4 of this Decree or labor collective representatives and employees participating in strikes specified in Clause 2, Article 4 of this Decree to compensate for damage caused by unlawful strikes. The time limit for request is one year from the effective date of a court's decision on the unlawfulness of a strike.
2. A compensation request shall be made in writing, covering the following major contents:
a/ Value of damage and proof of this value;
b/ Level of compensation;
c/ Mode of compensation;
d/ Time for compensation.
3. The written compensation request and related documents shall be sent to the trade union organization or labor collective representatives that lead the strike, and simultaneously to the Labor, War Invalid and Social Affair Service and the Labor Federation of the province or centrally run city where the strike takes place.
Article 6.- Determination of damage for compensation
Damage caused by an unlawful strike includes corporate assets which are lost directly due to suspension of production and business caused by the strike. When the two parties fail to reach agreement on the value of damage, they may request an intermediary organization to value the damage. Valuation expenses shall be paid by the party requesting the valuation.
Article 7.- Requested level of compensation
The requested level of compensation shall be determined based on the determination of damage prescribed in Article 6 of this Decree. The maximum level of compensation must not exceed three (03) consecutive months wage or pay received by employees going on strike under labor contracts before the date of a strike.
Article 8.- Negotiation on levels of compensation at enterprises
1 .Within 10 days from the date of receiving a compensation request, representatives of grassroots trace union standing committees or labor collective representatives may request employers to negotiate on compensation.
2. A negotiation request shall be made in writing, clearly specifying the time and venue for negotiation and shall be sent to the employer, provincial-level Labor, War Invalid and Social Affair Service and Labor Federation.
3. Within three (03) days from the date of receiving a negotiation request, the employer shall hold a meeting to negotiate with representatives of the trade union standing committee or labor collective representatives. When it is impossible to conduct a negotiation yet, the employer shall issue a written reply clearly stating the reason and setting the time for another negotiation.
4. The two parties may invite representatives of the labor state management agency, local trade union organization and local employers to attend a negotiation meeting. All contents of this meeting shall be recorded in minutes.
5. When reaching agreement on the level and mode of compensation, the two parties shall observe them, unless otherwise agreed upon. The negotiation meeting minutes serve as a legal basis for determining rights and obligations of involved parties responsible for compensation.
An employer may initiate a lawsuit for damages at the district-level People's Court of the locality where a strike takes place in the following cases:
1. Employee representatives refuse to negotiate:
2. Negotiation fails:
3. The party liable to pay compensation fails to fulfill its commitments.
1. When the grassroots trade union organization having led a strike declared unlawful by a People's Court is obliged to compensate the employer for damage, the funds for compensation shall be taken from assets of the trade union organization under the guidance of the Ministry of Finance.
2. When labor collective representatives have led a strike declared unlawful by a People's Court, these representatives and employees going on strike shall share the responsibility for damage caused to employers.
Employees going on strike shall compensate for damage by having their monthly salary or pay deducted. The maximum deduction each time must not exceed 30% of employees' monthly wage or pay under labor contracts.
When an employee terminates the labor relation before fulfilling his/her compensation obligation, the remaining amount to be compensated shall be considered a debt of the employee to the employer.