Số hiệu: | 103/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/06/2007 | Ngày hiệu lực: | 23/07/2007 |
Ngày công báo: | 08/07/2007 | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí - Ngày 14/6/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/2007/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (TKCLP). Theo đó, người đứng đầu (NĐĐ) cơ quan, tổ chức, đơn vị phải đề ra các biện pháp, tổ chức thực hiện các quy định về TKCLP tại Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đồng thời phải chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc liên đới khi cơ quan, tổ chức, đơn vị mình phụ trách vi phạm các quy định về TKCLP… NĐĐ có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện các quy định công khai việc sử dụng ngân sách Nhà nước và các nguồn tài chính được giao cho đơn vị mình; công khai việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện, nhà công vụ... để làm cơ sở cho các cơ quan có chức năng kiểm tra, giám sát các quy định về TKCLP… NĐĐ phải thật cẩn trọng khi quản lý, phê duyệt, triển khai dự án đầu tư đúng quy trình, quy chế quản lý đầu tư hiện hành của Nhà nước. Trong phạm vi quản lý của mình, NĐĐ có trách nhiệm kiểm tra, rà soát diện tích đất đai, trụ sở làm việc để bố trí, sử dụng hợp lý, đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn quy định. Nghiêm cấm việc sử dụng sai mục đích nhà công vụ cũng như đất đai Nhà nước giao cho đơn vị mình phụ trách… Hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về TKCLP lần đầu sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với hành vi phải bồi thường thiệt hại đến 5 triệu đồng/lần. Người vi phạm sẽ bị kỷ luật thôi việc khi tái phạm, gây hậu quả lớn và có hành vi vi phạm phải bồi thường thiệt hại từ 50 triệu đồng trở lên/lần xét bồi thường… Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Nghị định này quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; khen thưởng và xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Nghị định này áp dụng đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức, người làm hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau đây:
1. Cơ quan nhà nước các cấp từ Trung ương đến cơ sở;
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
3. Đơn vị sự nghiệp của nhà nước; đơn vị sự nghiệp khác có sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước;
4. Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần có phần vốn, tài sản nhà nước;
5. Các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang;
6. Tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp có hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định;
7. Cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước.
1. "Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị" quy định tại Nghị định này là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quyền hạn và trách nhiệm trong sử dụng và quản lý ngân sách, tài sản nhà nước hoặc của cơ quan tổ chức, đơn vị được giao quản lý vốn, tài sản nhà nước.
2. "Cấp phó của người đứng đầu" quy định tại Nghị định này là người được phân công giúp người đứng đầu phụ trách, quản lý một hoặc một số lĩnh vực nhất định trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và được ký thay người đứng đầu khi giải quyết công việc.
3. Đối với các tổ chức hoạt động theo cơ chế tập thể, biểu quyết theo đa số (Ủy ban, Hội đồng quản trị, Hội đồng quản lý... ) thì Chủ tịch được coi như là người đứng đầu, Phó Chủ tịch, ủy viên (chuyên trách hoặc không chuyên trách) được coi như là cấp phó của người đứng đầu.
4. "Trách nhiệm trực tiếp" là trách nhiệm gắn với thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được phân công khi để xảy ra vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
5. "Trách nhiệm liên đới" là trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra sai phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực công tác và trong cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới trực tiếp phụ trách.
1. Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu (sau đây gọi chung là người đứng đầu) phải đề ra các biện pháp, tổ chức thực hiện các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí quy định tại Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đồng thời phải chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc trách nhiệm liên đới về việc để cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình phụ trách vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Người đứng đầu cấp trên trực tiếp, nếu để cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc xảy ra vụ vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì tuỳ theo tính chất và mức độ của vụ vi phạm cũng có thể phải chịu trách nhiệm liên đới.
2. Cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đồng thời phải chịu trách nhiệm về những vi phạm của mình về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Trường hợp vụ việc vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thì ngoài cơ quan, tổ chức, đơn vị xảy ra vụ việc, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có người trực tiếp vi phạm và người liên quan vi phạm cũng phải chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc trách nhiệm liên đới theo quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực