Chương I Nghị định 102/2021/NĐ-CP: Nội dung sửa đổi, bổ sung các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập
Số hiệu: | 102/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 16/11/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2022 |
Ngày công báo: | 29/11/2021 | Số công báo: | Từ số 1001 đến số 1002 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Kế toán - Kiểm toán, Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Từ 2022, tăng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
Ngày 16/11/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số.
Theo đó, quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm (thay vì 01 năm như hiện hành tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ).
Bên cạnh đó, bổ sung quy định xử phạt hành chính đối với hành vi lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định.
Mức phạt đối với hành vi nêu trên là từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng.
Mức phạt vừa nêu cũng được áp dụng đối với các hành vi sau đây:
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập.
- Làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ.
- Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập nhưng chưa khai thuế
Các bên liên quan phải lập biên bản ghi nhận việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. (Nội dung mới so với hiện hành).
Nghị định 102/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 8 như sau:
“a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 22 như sau:
“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cho, bán hóa đơn, trừ hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.”
3. Bổ sung điểm h vào khoản 4 Điều 24 như sau:
“h) Lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định.”
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 26 như sau:
“3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập;
b) Làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ;
Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.
c) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập nhưng chưa khai thuế;
Các bên liên quan phải lập biên bản ghi nhận việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai thuế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này.”
5. Sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 2 Điều 42 như sau:
“b) Trong thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn tiền phạt;”
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 43 như sau:
“Điều 43. Miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
1. Các trường hợp miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thẩm quyền, trình tự, thủ tục miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thực hiện theo quy định tại Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này.
2. Mức miễn, giảm tiền phạt tối đa bằng số tiền phạt trong quyết định xử phạt và không quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại, sau khi trừ đi giá trị được bảo hiểm, bồi thường (nếu có).
Người nộp thuế bị thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng quy định tại Luật Quản lý thuế thì hồ sơ chứng minh giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại và giá trị được bảo hiểm, bồi thường như sau:
a) Biên bản kiểm kê, xác định giá trị thiệt hại vật chất do người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế lập;
b) Biên bản xác định giá trị thiệt hại vật chất của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có xác nhận công chứng hoặc chứng thực), trừ trường hợp có hồ sơ bồi thường quy định tại điểm c khoản này;
c) Hồ sơ bồi thường thiệt hại vật chất được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có xác nhận công chứng hoặc chứng thực) (nếu có);
d) Hồ sơ trách nhiệm bồi thường của tổ chức, cá nhân phải bồi thường theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có xác nhận công chứng hoặc chứng thực) (nếu có).
3. Không miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đối với các trường hợp đã thực hiện xong quyết định xử phạt.
4. Trường hợp được miễn, giảm tiền phạt thì cũng được miễn, giảm tiền chậm nộp tiền phạt tương ứng.
5. Người nộp thuế đã được miễn, giảm tiền phạt nhưng cơ quan có thẩm quyền, cơ quan thuế phát hiện việc miễn, giảm tiền phạt không đúng quy định tại Điều này thì người có thẩm quyền miễn, giảm tiền phạt ban hành quyết định hủy hoặc điều chỉnh quyết định miễn, giảm tiền phạt. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế có trách nhiệm thu vào ngân sách nhà nước khoản tiền phạt đã được miễn, giảm không đúng và tính tiền chậm nộp trên số tiền phạt được miễn, giảm không đúng. Ngày bắt đầu tính tiền chậm nộp tiền phạt được miễn, giảm không đúng là ngày tổ chức, cá nhân bị xử phạt nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền phạt.”
1. Bổ sung Điều 2a vào sau Điều 2 như sau:
“Điều 2a. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với vi phạm hành chính nhiều lần
Tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp sau: thực hiện từng hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, d khoản 1, điểm a khoản 3 Điều 7; các khoản 1, 2, 3, điểm d khoản 4, các điểm a, b c, d khoản 6 Điều 8; điểm a khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định này trên nhiều tờ khai/chứng từ thuộc hồ sơ hải quan ở các thời điểm đăng ký tờ khai hải quan khác nhau, được phát hiện ở cùng một thời điểm nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý thì xử phạt vi phạm hành chính một lần về hành vi vi phạm, đồng thời áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần đối với hành vi vi phạm hành chính đó.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Thời hiệu xử phạt đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo khoản 5, khoản 6 Điều này.”
b) Bổ sung khoản 5, khoản 6 như sau:
“5. Các hành vi vi phạm được xác định là đã kết thúc và thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm như sau:
a) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm thực hiện thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế;
b) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan; thời điểm nộp bản khai hàng hóa, danh sách hành khách, bản khai hành lý của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
c) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 10 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm người xuất cảnh, nhập cảnh hoàn thành việc khai hải quan;
d) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm nộp, xuất trình hoặc gửi chứng từ thuộc hồ sơ hải quan cho cơ quan hải quan theo tờ khai hải quan đã được đăng ký;
đ) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm người nộp thuế thực hiện sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán;
e) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm người nộp thuế nộp báo cáo quyết toán;
g) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 7 Điều 11 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm khai, nộp, xuất trình chứng từ, tài liệu cho cơ quan hải quan;
h) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 7 Điều 11 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm dừng sử dụng bất hợp pháp tài khoản đăng nhập, chữ ký số được cấp cho tổ chức, cá nhân khác để thực hiện thủ tục hải quan;
i) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 7 Điều 11 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm dừng truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan;
k) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 9; khoản 8 Điều 11; các điểm b, c, đ, e, h khoản 1 Điều 14; khoản 1 Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
6. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này được xác định là hành vi vi phạm đang được thực hiện.”
3. Bổ sung điểm đ, điểm e vào sau điểm d khoản 3 Điều 5 như sau:
“đ) Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 7, Điều 8, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 và các khoản 1, 3, 4 Điều 25 Nghị định này là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
e) Khi xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 29 như sau:
“Điều 29. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của hải quan
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu; trốn thuế; vi phạm của ngân hàng thương mại trong việc không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 138 của Luật Quản lý thuế.
Đối với hành vi vi phạm hành chính khác, thẩm quyền xử phạt của hải quan được quy định như sau:
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.”
5. Bổ sung khoản 2a, sửa đổi, bổ sung khoản 3, bổ sung khoản 3a và sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 30 như sau:
a) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:
“2a. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng đối với cá nhân, 40.000.000 đồng đối với tổ chức;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.”
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 40.000.000 đồng đối với cá nhân, 80.000.000 đồng đối với tổ chức;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.”
c) Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 như sau:
“3a. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và e khoản 5 Điều 5 Nghị định này.”
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và e khoản 5 Điều 5 Nghị định này.”
6. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 31 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4 như sau:
“c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 40.000.000 đồng đối với cá nhân, 80.000.000 đồng đối với tổ chức;”
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 60.000.000 đồng đối với cá nhân, 120.000.000 đồng đối với tổ chức;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.”
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau:
“6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.”
7. Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4, tên khoản 6, điểm b, điểm c khoản 6, khoản 9, điểm đ, điểm e khoản 10 Điều 32 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 như sau:
“4. Trường hợp vụ việc vi phạm hành chính có nhiều hành vi vi phạm thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:”
b) Sửa đổi, bổ sung tên của khoản 6 như sau: “Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan”
c) Sửa đổi, bổ sung điểm b, điểm c khoản 6 như sau:
“b) Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, b, d khoản 1 Điều 7; khoản 2 Điều 7; các điểm a, b, c, d, đ, e, h khoản 3 Điều 7; điểm c khoản 4 Điều 7; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 8; các điểm a, b, c, d khoản 6 Điều 8; điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 10; các khoản 1, 2, 3 Điều 11; khoản 1 Điều 12; khoản 1 Điều 13; các khoản 1, 2 Điều 23; các khoản 1, 2 Điều 24 Nghị định này;
c) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; Điều 8; các điểm a, b, c khoản 1, khoản 2, khoản 3, điểm a khoản 4, các điểm a, b khoản 5 Điều 10; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 11; các điểm a, b, c khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 11; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8 Điều 12; các khoản 1, 2, 3, 4, 7, 8 Điều 13; các điểm a, b, c, d khoản 1, khoản 4, khoản 5 Điều 15; các điểm a, b, c khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 16; các điểm a, b, c khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 17; Điều 18 (trừ trường hợp mức phạt tiền vượt quá thẩm quyền của các chức danh này); Điều 19; các khoản 1, 2, 3, 7, 8 Điều 20; các khoản 1, 2, 4, 5 Điều 21; các khoản 1, 2, các điểm a, b, c ,d, đ, e, g khoản 3, khoản 4 Điều 22; Điều 23; các khoản 1, 2 Điều 24; các khoản 1, 3, 4 Điều 25 Nghị định này;”
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 9 như sau:
“9. Ở những địa điểm dọc biên giới quốc gia, nơi không có tổ chức hải quan thì Bộ đội Biên phòng đóng tại địa bàn đó có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 30 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định tại Điều 13 Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
b) Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, các điểm a, b khoản 2, khoản 7, điểm d khoản 8 Điều 13 Nghị định này;
c) Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 7, các điểm b, d khoản 8 Điều 13 Nghị định này;
d) Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 13 Nghị định này;
đ) Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 13 Nghị định này.”
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm đ, điểm e khoản 10 như sau:
“đ) Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, các điểm b, c, d, đ khoản 5, khoản 7, các điểm b, c và d khoản 8 Điều 13 Nghị định này;
e) Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, các điểm b, c và d khoản 8 Điều 13 Nghị định này.”
8. Bổ sung Điều 33a vào sau Điều 33 như sau:
“Điều 33a. Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả
1. Khi cá nhân, tổ chức thi hành biện pháp buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan hải quan thực hiện việc giám sát chặt chẽ từ nơi lưu giữ hàng hóa vi phạm đến cửa khẩu tái xuất.
Kết quả giám sát phải được Hải quan cửa khẩu xác nhận bằng văn bản hoặc các phương thức điện tử khác và gửi lại cho cơ quan hải quan đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày tang vật, phương tiện vi phạm đã đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất để lưu hồ sơ vụ việc.
2. Biện pháp buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang được lưu giữ tại khu vực cửa khẩu thì cơ quan hải quan phải thực hiện việc giám sát chặt chẽ để đảm bảo tang vật, phương tiện vi phạm đã đưa ra tại cửa khẩu nhập. Kết quả giám sát được ghi nhận lại tại biên bản để lưu hồ sơ hải quan;
b) Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm không còn được lưu giữ tại khu vực cửa khẩu nhập thì cơ quan hải quan giám sát chặt chẽ từ nơi lưu giữ tang vật, phương tiện vi phạm đến cửa khẩu đã nhập để tái xuất. Kết quả giám sát phải được Hải quan cửa khẩu xác nhận bằng văn bản hoặc các phương thức điện tử khác và gửi lại cho cơ quan hải quan đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày tang vật, phương tiện vi phạm đã đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất để lưu hồ sơ vụ việc.
3. Khi cá nhân, tổ chức thi hành biện pháp buộc thực hiện việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định thì Chi cục Hải quan nơi vận chuyển đi có trách nhiệm giám sát hàng hóa vận chuyển đi và phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi hàng hóa vận chuyển đến hoặc các cơ quan liên quan để hàng hóa được vận chuyển đảm bảo đúng tuyến đường, cửa khẩu theo quy định.
4. Khi thi hành biện pháp buộc loại bỏ bao bì, nhãn hàng hóa đã thay đổi do hành vi vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể thực hiện bằng các hình thức: gỡ bỏ, hủy bỏ và phải làm lại bao bì, nhãn hàng hóa đúng nguyên trạng ban đầu.
Khi thi hành biện pháp buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa trước khi đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể thực hiện bằng các hình thức: xóa bỏ, gỡ bỏ, hủy bỏ các yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa.
5. Khi thi hành biện pháp buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính căn cứ vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá, vật phẩm và yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường để thực hiện tiêu hủy theo các hình thức sau đây: sử dụng hóa chất, sử dụng biện pháp cơ học, hủy đốt, hủy chôn, hình thức khác theo quy định của pháp luật. Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy trực tiếp hoặc giám sát bằng các phương tiện kỹ thuật khác (nếu có).
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thực hiện việc tiêu hủy hàng hoá, vật phẩm phải lập biên bản tiêu hủy theo mẫu được ban hành kèm theo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Biên bản tiêu hủy phải có chữ ký của các thành phần tham gia tiêu hủy và đại diện cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy. Sau khi tiêu hủy, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp 01 biên bản tiêu hủy và các chứng từ liên quan đến việc tiêu hủy cho cơ quan hải quan đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày tiêu hủy.
6. Khi thi hành biện pháp buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thực hiện nộp lại số tiền tương ứng ghi trên quyết định xử phạt.
7. Cá nhân, tổ chức thi hành biện pháp buộc nộp đủ số tiền thuế trốn, số tiền thuế thiếu; buộc nộp đủ số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng được ghi trên quyết định ấn định thuế vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước và nộp 01 bản chụp giấy nộp tiền (nếu nộp tiền mặt) cho cơ quan hải quan đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo dõi, lưu hồ sơ vụ việc.
8. Cá nhân, tổ chức thi hành biện pháp buộc dán tem “Vietnam duty not paid” trước khi bày bán hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế hoặc trước khi giao cho đối tượng mua hàng trong trường hợp hàng hóa được xuất thẳng từ kho chứa hàng miễn thuế đến đối tượng mua hàng. Vị trí dán tem “Vietnam duty not paid” thực hiện theo các quy định của Chính phủ về kinh doanh hàng miễn thuế.”
9. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 33 như sau:
“1. Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Chương III Phần thứ hai Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các khoản từ 29 đến 45 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Chương XIV, mục 1 Chương XV Luật Quản lý thuế năm 2019; Chương VII Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và quy định tại Nghị định này.”
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 34 như sau:
“Điều 34. Miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Việc miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.”
1. Sửa đổi tên Điều 3, bổ sung điểm c khoản 2 và bổ sung khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 3 như sau:
a) Sửa đổi tên Điều 3 như sau:
“Điều 3. Hình thức xử phạt và thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính”
b) Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 2 như sau:
“c) Nguyên tắc áp dụng hình thức tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số có thời hạn:
Khi xác định thời hạn tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số đối với tổ chức vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
Thời hạn tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung thời hạn được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mỗi tình tiết giảm nhẹ được giảm 01 tháng nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung thời hạn tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng áp dụng tăng 01 tháng nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số.”
c) Bổ sung khoản 3, khoản 4, khoản 5 vào sau khoản 2 Điều 3 như sau:
“3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm. Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm là ngày thực hiện đúng các quy định pháp luật. Trường hợp không xác định được ngày thực hiện đúng các quy định pháp luật thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm là ngày phát hiện hành vi vi phạm.
Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt đối với một số hành vi vi phạm tại Chương II Nghị định này được quy định như sau:
- Đối với hành vi sửa chữa, gian dối hoặc giả mạo các tài liệu đối với hồ sơ đã được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại khoản 1 Điều 5, khoản 1 Điều 6 Nghị định này, thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày phát hiện hồ sơ đã được cấp phép bị tẩy xoá, sửa chữa làm thay đổi nội dung;
- Đối với hành vi vi không ban hành quy trình, hướng dẫn nội bộ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 9, điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày thực hiện ban hành quy trình theo quy định của pháp luật;
- Đối với hành vi vi phạm quy định về chế độ báo cáo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18, điểm e khoản 3 Điều 18, điểm b khoản 1 Điều 21 và điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày thực hiện báo cáo.
4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực kinh doanh xổ số:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xổ số là 01 năm.
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xổ số đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm. Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt đối với một số hành vi vi phạm tại Chương 3 Nghị định này được quy định như sau:
- Đối với hành vi sửa chữa, tẩy xoá làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các tài liệu trong hồ sơ đã được làm đại lý xổ số quy định tại khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 41 Nghị định này nếu không xác định được ngày sửa chữa, tẩy xoá làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các tài liệu trong hồ sơ đã được làm đại lý xổ số thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày phát hiện Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bị sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung;
- Đối với hành vi không xây dựng và ban hành quy chế quy định chi tiết quy trình tổ chức thu hồi vé xổ số không tiêu thụ hết, không xây dựng và công bố công khai thể lệ quay số mở thưởng, không ban hành Quy chế quản lý, khai thác dữ liệu máy chủ kinh doanh xổ số điện toán quy định tại khoản 1 Điều 40, khoản 1 Điều 44 và khoản 1 Điều 49 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày thực hiện ban hành quy chế quy định chi tiết quy trình tổ chức thu hồi vé xổ số không tiêu thụ hết, công bố công khai thể lệ quay số mở thưởng, ban hành Quy chế quản lý, khai thác dữ liệu máy chủ kinh doanh xổ số điện toán;
- Đối với hành vi vi phạm quy định về chế độ báo cáo quy định tại Điều 51 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày thực hiện báo cáo.
5. Xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ:
a) Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
b) Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.”
2. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 19 như sau:
“b) Không tuân thủ quy tắc, điều khoản và biểu phí theo quy định pháp luật;”
3. Bổ sung Điều 33a vào sau Điều 33 như sau:
“Điều 33a. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
1. Các chức danh nêu tại Điều 33 Nghị định này khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.
2. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển biên bản vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.”
4. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 33 như sau:
“d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức;”
5. Bổ sung Điều 51a vào sau Điều 51 như sau:
“Điều 51a. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xổ số
Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 52 Nghị định này hoặc người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xổ số có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính.”
6. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 52 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức.”
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:
“Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước quy định tại Nghị định này là 01 năm. Riêng các hành vi vi phạm hành chính đối với tài sản công là nhà, đất và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
c) Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về đầu tư, mua sắm tài sản công tại Điều 6 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp đã thực hiện xong việc đầu tư, mua sắm tài sản và giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;
d) Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về đi thuê tài sản tại Điều 7 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp đã thuê tài sản và đưa vào sử dụng; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;
đ) Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về lấn chiếm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp tại Điều 11 Nghị định này được xác định như sau:
- Hành vi tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất liền kề tự chuyển dịch mốc giới thửa đất để mở rộng diện tích đất hoặc xây dựng công trình lấn chiếm sang không gian phần diện tích đất thuộc khuôn viên trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp đã thực hiện mở rộng diện tích đất hoặc xây dựng xong công trình lấn chiếm; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại.
- Hành vi tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị xác định là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện.
e) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công đang được thực hiện là các hành vi quy định tại các Điều 8, 9, 10, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 20, 21, 22, 23, 24, 25 và 26 Nghị định này.
3. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện, hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quy định như sau:
a) Hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp đã thực hiện xong việc mua sắm tài sản và giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;
b) Hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp đã hoàn thành việc chi tiền từ quỹ theo nội dung sai mục đích, tôn chỉ của quỹ; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;
c) Hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp đã hoàn thành việc chi tiền từ quỹ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, vượt định mức, đơn giá theo quy định của pháp luật; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;
d) Hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp hành vi cản trở trái phép việc thực hiện nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, thực hiện các dự án sử dụng tài nguyên tái chế đã chấm dứt; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;
đ) Hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên không đúng quy hoạch, kế hoạch, quy trình đã chấm dứt; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;
e) Hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp hành vi gây lãng phí trong quản lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp đã chấm dứt; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;
g) Hành vi vi phạm quy định về mua sắm tài sản, vật tư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vốn nhà nước tại khoản 2, khoản 3 Điều 36 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp đã thực hiện xong việc mua sắm tài sản; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;
h) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiết kiệm đang thực hiện là hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 31, khoản 1, khoản 4 Điều 36 Nghị định này; hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vốn nhà nước quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định này; hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản, vật tư quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 36 Nghị định này.
4. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện, hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dự trữ quốc gia được quy định như sau:
a) Các hành vi vi phạm hành chính được xác định đang thực hiện là các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 41, Điều 42, Điều 47, các điểm b, c khoản 3 Điều 48, Điều 49 Nghị định này;
b) Trừ các hành vi vi phạm hành chính nêu tại điểm a khoản này, các hành vi vi phạm hành chính còn lại được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc.
5. Thời điểm các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước được xác định là đã kết thúc được quy định như sau:
a) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 54, Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60 Nghị định này: thời điểm kết thúc là thời điểm nộp hồ sơ, chứng từ tại Kho bạc Nhà nước;
b) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 55, Điều 56, Điều 61 Nghị định này: thời điểm kết thúc là thời điểm Kho bạc Nhà nước nhận được kết luận của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự về vụ việc vi phạm không có dấu hiệu tội phạm.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 4 như sau:
“7. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này không được sử dụng tiền ngân sách nhà nước hoặc tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để nộp phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 37 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“Điều 5. Áp dụng mức phạt tiền
1. Mức phạt tiền quy định tại mục 1, mục 2, mục 3 và mục 4 Chương II, mục 1 Chương III, mục 1 Chương IV, mục 1 và mục 2 Chương V Nghị định này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (trừ quy định tại Điều 17, Điều 23, Điều 27 Nghị định này).
2. Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
3. Khi xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.”
4. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 30 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 30 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;”
b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 30 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng;”
c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 Điều 30 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 140.000.000 đồng.
5. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 51 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng”.
6. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 52 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng”.
7. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 52 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng”.
8. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 Điều 52, điểm c khoản 1 Điều 53 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 140.000.000 đồng”.
9. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 56 như sau:
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo gửi Kho bạc Nhà nước để thanh toán, chi trả các khoản chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất thường xuyên, chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng kinh phí sự nghiệp (loại trừ các khoản chi thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước và nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên có tổng mức đầu tư từ 500.000.000 đồng trở lên).
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo gửi Kho bạc Nhà nước để thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu hoặc chi thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước và nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên có tổng mức đầu tư từ 500.000.000 trở lên.”
10. Bổ sung điểm c khoản 1 Điều 62 như sau:
“c) Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ.”
11. Sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 63 như sau:
“a) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;”
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 3 như sau:
“3. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
c) Đối với hành vi vi phạm về kế toán và kiểm toán độc lập quy định tại Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm hành chính để tính thời hiệu xử phạt là:
- Thời điểm tổ chức, cá nhân thực hiện xong quy trình nghiệp vụ, yêu cầu công việc theo quy định của pháp luật về kế toán và kiểm toán độc lập;
- Thời điểm tổ chức, cá nhân chấm dứt hành vi vi phạm để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán.
d) Để xem xét hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc hay đang thực hiện, ngoài việc căn cứ điểm c trên đây, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán độc lập, hồ sơ, tài liệu và tình tiết của từng vụ việc cụ thể để xác định hành vi vi phạm đã kết thúc hay hành vi vi phạm đang thực hiện.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 6 như sau:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 26; Điều 33; Điều 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Chương IV Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.”
3. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 70 như sau:
“c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức.”
4. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 71 như sau:
“c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng đối với cá nhân, 20.000.000 đồng đối với tổ chức.”
1. Bổ sung cụm từ, bãi bỏ khoản tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:
a) Bổ sung cụm từ “hành chính” tại các cụm từ “vi phạm nhiều lần” thành “vi phạm hành chính nhiều lần” tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 3 Điều 5.
b) Bãi bỏ khoản 3 Điều 8.
2. Bổ sung, bỏ một số cụm từ tại Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau:
a) Bổ sung cụm từ “và khoản 31 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính” vào sau cụm từ “Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012” tại khoản 3 Điều 4.
b) Bổ sung cụm từ “và các khoản từ 61 đến 67 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính” vào sau cụm từ “Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012” tại khoản 1 Điều 26.
c) Bổ sung cụm từ “và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính” vào sau cụm từ “Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012” tại khoản 2 Điều 36.
d) Bỏ cụm từ “có trị giá không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm c khoản 1 Điều 28.
3. Bỏ một số từ, cụm từ, bổ sung cụm từ tại Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 48/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ và và Nghị định số 80/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ như sau:
a) Bổ sung cụm từ “, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính” vào sau cụm từ “thẩm quyền xử phạt” tại khoản 1 Điều 1.
b) Bổ sung cụm từ “lập biên bản và” vào sau từ “thẩm quyền” tại tên của Mục 7 và Mục 8 Chương II.
c) Bỏ cụm từ “được sử dụng để” và “sử dụng để” tại điểm b khoản 2 Điều 3; điểm b khoản 1, điểm d khoản 3 Điều 33; điểm a khoản 6 Điều 36; điểm b khoản 1, điểm c khoản 2, điểm d khoản 3 Điều 52.
4. Bỏ, sửa cụm từ tại Nghị định 63/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước như sau:
a) Bỏ cụm từ “có giá trị không vượt quá mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản này” tại cuối điểm c khoản 1 Điều 29.
b) Sửa cụm từ “Quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước” thành “Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách” tại Điều 32.
5. Bỏ cụm từ tại Nghị định 41/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Bỏ cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản này” tại cuối điểm c khoản 2 Điều 71.
b) Bỏ cụm từ “đối với cá nhân” tại điểm b khoản 3 Điều 71.
AMENDMENTS TO DECREES ON PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON TAX AND INVOICING; CUSTOMS; INSURANCE BUSINESS AND LOTTERY BUSINESS; MANAGEMENT AND USE OF PUBLIC PROPERTY, THRIFT PRACTICE AND WASTEFULNESS COMBAT; NATIONAL RESERVE; STATE TREASURY; ACCOUNTING AND INDEPENDENT AUDIT
Article 1. Amendments to some Articles of the Government’s Decree No. 125/2020/ND-CP dated October 19, 2020 on penalties for administrative violations against regulations on tax and invoicing
1. Point a Clause 1 of Article 8 is amended as follows:
“a) The prescriptive time limit for imposition of an invoice-related administrative penalty shall be 02 years.”
2. Clause 2 of Article 22 is amended as follows:
“2. Fines ranging from VND fines VND 20,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for the act of giving or selling invoices, except for the case specified in Clause 1 of this Article.”
3. Point h is added to Clause 4 of Article 24 as follows:
“h) Issuing invoices which do not contain all compulsory contents as prescribed.”
4. Clauses 3 and 4 of Article 26 are amended as follows:
“3. Fines ranging from VND 4,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Causing the loss, burning or damage of invoices already released or purchased from tax authorities even though they have not been issued yet;
b) Causing the loss, burning or damage of issued invoices (the replicas intended for clients) during use although sellers have already declared or paid taxes, or have had documents or records evidencing the sale of goods or the provision of services;
If such loss, burning or damage takes place through the buyer's fault, both the seller and the buyer must keep a record of such incident.
c) Causing the loss, burning or damage of invoices issued but not yet submitted for completion of tax declaration;
Relevant parties must make a record of the loss, burning or damage.
4. Fines ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the act of causing the loss, burning and damage of issued invoices, or invoices already submitted for completion of tax declaration or those are in use or storage, except the cases specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.”
5. Point b Clause 2 of Article 42 is amended as follows:
“b) They shall not be charged during the interval before the fine reduction or exemption decision is issued;”
6. Article 43 is amended as follows:
“Article 43. Exemption and reduction of fines for tax or invoice-related administrative violations
1. Cases of exemption and reduction of fines for tax or invoice-related administrative violations; power and procedures for exemption and reduction of fines for tax or invoice-related administrative violations are specified in Article 77 of the Law on Penalties for Administrative Violations and Clause 38 Article 1 of the Law on Amendments to some Articles of the Law on Penalties for Administrative Violations and Clauses 2, 3, 4 and 5 of this Article.
2. After getting away the deduction of the insured value or indemnity value (if any), the maximum amount of exemption or reduction shall be equal to the remaining amount of fine determined in the fine charge decision and does not exceed the value of damaged goods or services.
If a taxpayer commits a tax-related violation in a force majeure event as prescribed by the Law on Tax Administration, the documents proving the value of the damaged property or goods and insured value or indemnity value include:
a) The written inventory determining the damaged value issued by the taxpayer or the taxpayer’s legal representative;
b) The written document or record stating the damaged value which is issued by the competent appraising body in accordance with regulations of laws (an original copy, notarized or certified copy), unless otherwise stated in Point c of this Clause;
c) The set of documents and records stating the indemnity against the material loss accepted by the insurance agency as required by laws (original copies or notarized or certified copies) (if any);
d) The set of documents and records stating compensation liabilities that must be accepted by the insurance agency as required by laws (original copies or notarized or certified copies) (if any);
3. Exemption and reduction of fines for tax or invoice-related administrative violations shall not be applied to the cases in which penalty charge decisions have been completely executed.
4. If the fine exemption or reduction is granted, the reduction or exemption from the amount of interest on late payment of the fine shall be applied as well.
5. If the fine exemption or reduction has been granted but the competent authority or tax authority finds that such fine exemption or reduction is in breach of regulations laid down in this Article, the person having authority to grant fine exemption or reduction may issue the decision to revoke or adjust the fine exemption or reduction decision. The tax authority directly supervising the taxpayer shall be responsible for recouping the amount of fine exemption or reduction in breach of regulations and charging the amount of interest on the late payment of such amount into the state budget. The date on which the amount of interest on the late payment of the amount of fine exemption or reduction in breach of regulations shall be the date on which the sanctioned entity or person submits all required documents to apply for fine exemption or reduction.”
Article 2. Amendments to some Articles of the Government’s Decree No. 128/2020/ND-CP dated October 19, 2020 on penalties for administrative customs offences
1. Article 2a is added after Article 2 as follows:
“Article 2a. Principles of imposing penalties for administrative customs offences in cases where multiple administrative offences are committed
Any organization or individual that commits multiple administrative offences shall face a penalty for each offence, unless an offence in Point a, b or d Clause 1, Point a Clause 3 Article 7; Clause 1, 2 or 3, Point d Clause 4, Point a, b, c or d Clause 6 Article 8; Point a Clause 1, Point b Clause 2 Article 11 of this Decree which involves multiple declarations/documents in the customs dossier is committed at different times of customs declaration registration and discovered at the same time but has yet to be considered, a penalty shall be imposed for that offence while the repeat of that offence shall be taken into account as an aggravating circumstance provided that the prescriptive time limit for penalty imposition has not yet expired.”
2. Article 4 is amended as follows:
a) Clause 2 is amended as follows:
“2. The prescriptive time limit for imposing penalties for other customs offences is similar to that in Article 6 of the Law on Penalties for Administrative Violations 2012 and Clause 4 Article 1 of the Law on Amendments to some Articles of the Law on Penalties for Administrative Violations, except for the cases specified in Clause 1 of this Article.
The dates which are used to determine the prescriptive time limit for imposing penalties for other customs offences are specified in Clauses 5 and 6 of this Article.”
b) Clauses 5 and 6 are added as follows:
“5. Offences considered to have been ended and ending dates of offences are as follows:
a) The ending date of an administrative offence specified in Article 7 hereof is the date on which the customs procedures are followed or tax dossier is submitted;
b) The ending date of an administrative offence specified in Article 8 hereof is the date on which the customs declaration is registered; the date on which the goods manifest, the passenger list or the baggage declaration included in the dossier on the vehicle entering and leaving Vietnam or the vehicle in transit is submitted;
c) The ending date of an administrative offence specified in Article 10 hereof is the date on which the person entering or leaving Vietnam completes customs declaration;
d) The ending date of an administrative offence specified in Point a Clause 1 Article 11 hereof is the date on which the documents in the customs dossier are submitted, produced or sent to the customs authority according to the registered customs declaration;
dd) The ending date of an administrative offence specified in Point b Clause 1 Article 11 hereof is the date on which the taxpayer makes an amendment to the statement;
e) The ending date of an administrative offence specified in Point c Clause 2 Article 11 hereof is the date on which the taxpayer submits the statement;
g) The ending date of an administrative offence specified in Point a Clause 7 Article 11 hereof is the date on which the documents are declared, submitted or produced to the customs authority;
h) The ending date of an administrative offence specified in Point b Clause 7 Article 11 hereof is the date on which the illegal use of another entity’s account or digital signature to follow customs procedures is terminated;
i) The ending date of an administrative offence specified in Point c Clause 7 Article 11 hereof is the illegal access to, falsification or destruction of the customs information system is terminated;
k) The ending date of an administrative offence specified in Article 9; Clause 8 Article 11; Points b, c, dd, e or h Clause 1 Article 14; Clause 1 Article 15; Article 16; Article 17; Article 18; Article 19; Article 20; Article 21; Article 22 hereof is the date on which the customs declaration is registered;
6. The administrative offences specified in this Decree other than those specified in Clause 5 of this Article are treated as in-progress offences.”
3. Points dd and e are added after Point d Clause 3 of Article 5 as follows:
“dd) With respect to fines, the specific amount of fine for an administrative offence prescribed in Article 7, 8, 10, 11, 12, 13, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 or 24 or Clause 1, 3 or 4 Article 25 hereof must be the average of specific fines in the range for such offence. For a mitigating circumstance that exists, the average fine for an offence in the fine range shall be reduced by 10% provided that the fine amount imposed for such offence is not lower than the minimum fine in that range. Meanwhile, for an aggravating circumstance that exists, the average fine for an offence in the fine range shall be increased by 10% provided that the fine amount imposed for such offence is not greater than the maximum fine in that range.
e) When determining the fine amounts imposed on entities that commit offences under both aggravating and mitigating circumstances, each mitigating circumstance will cancel out an aggravating circumstance.
4. Article 29 is amended as follows:
“Article 29. The power to impose penalties for administrative offences of the customs
Directors of Sub-departments of Customs, Directors of provincial, inter-provincial and city Customs Departments, Director of the Smuggling Prevention Department, Director of the Department of Post-Clearance Inspection and the Director General of the General Department of Vietnam Customs are entitled to impose penalties for the acts of making understatement of tax payable or overstatement of tax eligible for refund, remission or cancellation; tax evasion; commercial banks' failure to transfer outstanding tax from the taxpayer’s account to the state budget account at the request of the tax authority as specified in Points b, c and d Clause 2 Article 138 of the Law on Tax Administration.
For other administrative offences, the power to impose penalties of the customs is as follows:
1. Customs officials on duty are entitled to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 500,000 upon an individual and VND 1,000,000 upon an organization.
2. Team leaders and group leaders of Sub-departments of Customs; team leaders of control teams affiliated to provincial, inter-provincial or central-affiliated city Customs Departments; team leaders of Sub-departments of Post-Clearance Inspection are entitled to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 5,000,000 upon an individual and VND 10,000,000 upon an organization.
3. Directors of Sub-departments of Customs; Sub-departments of Post-Clearance Inspection, leaders of control teams affiliated to provincial, inter-provincial or central-affiliated city Customs Departments; leaders of criminal investigation teams, leaders of smuggling prevention teams, captains of maritime control flotillas; leaders of anti-smuggling, counterfeit product control and intellectual property teams affiliated to the Smuggling Investigation and Prevention Department; Directors of Post-clearance Inspection Sub-departments as an affiliate of the Post-clearance Inspection Department are entitled to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 25,000,000 upon an individual and VND 50,000,000 upon an organization;
c) confiscate the exhibit or instrumentality whose value does not exceed VND 50,000,000 if the administrative offence is committed by an individual or VND 100,000,000 if the administrative offence is committed by an organization;
d) enforce the remedial measures mentioned in this Decree.
4. The Director of the Smuggling Investigation and Prevention Department, the Director of the Post-clearance Inspection Department, a subsidiary of the General Department of Vietnam Customs, and Directors of the provincial, inter-provincial or centrally-affiliated city Customs Departments are entitled to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 50,000,000 upon an individual and VND 100,000,000 upon an organization;
c) confiscate any exhibit involved in commission of administrative offence;
d) enforce the remedial measures mentioned in this Decree.
5. The Director of the General Department of Vietnam Customs is entitled to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 100,000,000 upon an individual and VND 200,000,000 upon an organization;
c) confiscate any exhibit involved in commission of administrative offence;
d) enforce the remedial measures mentioned in this Decree.”
5. Clause 2a is added to Article 30, Clause 3 of Article 30 is amended, Clause 3a is added to Article 30 and Clause 4 of Article 30 is amended as follows:
a) Clause 2a is added after Clause 2 as follows:
“2a. The leaders of Task Force Teams for drug and crime prevention and control which are put under the control of Task Force Commissions are entitled to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 10,000,000 upon an individual and VND 20,000,000 upon an organization;
c) confiscate the exhibit or instrumentality whose value does not exceed VND 20,000,000 if the administrative offence is committed by an individual or VND 40,000,000 if the administrative offence is committed by an organization;
d) enforce the remedial measures mentioned Point dd Clause 5 Article 5 of this Decree.”
b) Clause 3 is amended as follows:
“3. Commanding Officers of Border Guard Posts, Captains of Naval Border Guard Flotillas, Commanders of the Border Guard Commands at port border gates are entitled to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 20,000,000 upon an individual and VND 40,000,000 upon an organization;
c) confiscate the exhibit or instrumentality whose value does not exceed VND 40,000,000 if the administrative offence is committed by an individual or VND 80,000,000 if the administrative offence is committed by an organization;
d) enforce the remedial measures mentioned Points a and dd Clause 5 Article 5 of this Decree.”
c) Clause 3a is added after Clause 3 as follows:
“3a. Leaders of Task Force Commissions for Drug and Crime Prevention and Control as an affiliate of the Department of Drug and Crime Prevention and Control under the control of the Command of Border Guards are entitled to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 50,000,000 upon an individual and VND 100,000,000 upon an organization;
c) confiscate the exhibit or instrumentality whose value does not exceed VND 100,000,000 if the administrative offence is committed by an individual or VND 200,000,000 if the administrative offence is committed by an organization;
d) enforce the remedial measures mentioned Points a, dd and e Clause 5 Article 5 of this Decree.”
d) Clause 4 is amended as follows:
“4. Chief Commander of provincial-level Border Guards; Captains of Naval Border Guard Squadrons, and Director of the Department of Drug and Crime Prevention and Control affiliated to the Command of Border Guards are entitled to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 100,000,000 upon an individual and VND 200,000,000 upon an organization;
c) confiscate any exhibit involved in commission of administrative offence;
d) enforce the remedial measures mentioned Points a, dd and e Clause 5 Article 5 of this Decree.”
6. Point c Clause 4, Clause 5 and Clause 6 of Article 31 are amended as follows:
a) Point c of Clause 4 is amended as follows:
“c) confiscate the exhibit or instrumentality whose value does not exceed VND 40,000,000 if the administrative offence is committed by an individual or VND 80,000,000 if the administrative offence is committed by an organization;”
b) Clause 5 is amended as follows:
“5. Captains of Naval Border Guard Squadrons; Heads of Reconnaissance Commissions; Heads of Task Force Commissions for Drug Crime Prevention and Control under the control of the Command of Coast Guard of Vietnam are entitled to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 30,000,000 upon an individual and VND 60,000,000 upon an organization;
c) confiscate the exhibit or instrumentality whose value does not exceed VND 60,000,000 if the administrative offence is committed by an individual or VND 120,000,000 if the administrative offence is committed by an organization;
d) enforce the remedial measures mentioned Points a and dd Clause 5 Article 5 of this Decree.”
c) Clause 6 is amended as follows:
“6. Commanders of Regional Coastguard Command Centers and Director of the Department of Operations and Legislation under the control of the Command of Coast Guard of Vietnam are entitled to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 50,000,000 upon an individual and VND 100,000,000 upon an organization;
c) confiscate any exhibit involved in commission of administrative offence;
d) enforce the remedial measures mentioned Points a and dd Clause 5 Article 5 of this Decree.”
7. The introductory paragraph of Clause 4, title of Clause 6, Point b, Point c Clause 6, Clause 9, Point dd, Point e Clause 10 of Article 32 are amended as follows:
a) The introductory paragraph of Clause 4 is amended as follows:
“4. In case an administrative offence case involves multiple acts of offence, the power to impose penalties for an administrative offence shall be determined according to the following principles:”
b) Title of Clause 6 is amended as follows: “Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan” (“Power to impose penalties for administrative offences of the customs”)
c) Points b and c of Clause 6 are amended as follows:
“b) Team Leaders, Group Leaders of Customs Sub-departments; Leaders of Groups in Control Teams affiliated to provincial, inter-provincial or central-affiliated city Customs Departments; Leaders of Teams in Post-clearance Inspection Sub-departments has the power to impose penalties for the administrative offences specified in Points a, b and d Clause 1 Article 7; Clause 2 Article 7; Points a, b, c, d, dd, e and h Clause 3 Article 7; Point c Clause 4 Article 7; Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 8; Points a, b, c and d Clause 6 Article 8; Point a Clause 1, Point a Clause 2, Point a Clause 3, Point a Clause 5 Article 10; Clauses 1, 2 and 3 Article 11; Clause 1 Article 12; Clause 1 Article 13; Clauses 1 and 2 Article 23; Clauses 1 and 2 Article 24 of this Decree;
c) Directors of Sub-departments of Customs; Sub-departments of Post-Clearance Inspection, leaders of control teams affiliated to provincial, inter-provincial or central-affiliated city Customs Departments; leaders of criminal investigation teams, leaders of smuggling prevention teams, captains of maritime control flotillas; leaders of anti-smuggling, counterfeit product control and intellectual property teams affiliated to the Smuggling Investigation and Prevention Department; Directors of Post-clearance Inspection Sub-departments as an affiliate of the Post-clearance Inspection Department has the power to impose fines, additional penalties and remedial measures against the administrative offences in Article 7; Article 8; Points a, b and c Clause 1, Clause 2, Clause 3, Point a Clause 4, Points a and b Clause 5 Article 10; Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 Article 11; Points a, b and c Clause 8, Clause 9, Clause 10 Article 11; Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 7 and 8 Article 12; Clauses 1, 2, 3, 4, 7 and 8 Article 13; Points a, b, c and d Clause 1, Clause 4, Clause 5 Article 15; Points a, b and c Clause 1, Clause 2, Clause 3 Article 16; Points a, b and c Clause 1, Clause 2, Clause 3 Article 17; Article 18 (unless the fines are beyond the competence of these persons); Article 19; Clauses 1, 2, 3, 7 and 8 Article 20; Clauses 1, 2, 4 and 5 Article 21; Clauses 1 and 2, Points a, b, c, d, dd, e and g Clause 3, Clause 4 Article 22; Article 23; Clauses 1 and 2 Article 24; Clauses 1, 3 and 4 Article 25 of this Decree;”
d) Clause 9 is amended as follows:
“9. At the positions along the national border where the customs organization is not available, the local Border Guard has the power to impose fines, additional penalties and remedial measures in accordance with Article 30 of this Article for the administrative customs offences specified in Article 13 of this Decree. To be specific:
a) Senior officers of the Border Guard officers on duty have the power to impose penalties for the offences in Clause 1 Article 13 of this Decree;
b) The leaders of Task Force Teams for drug and crime prevention and control which are put under the control of Task Force Commissions have the power to impose penalties for the administrative offences in Clause 1, Points a and b Clause 2, Clause 7, Point d Clause 8 Article 13 of this Decree;
c) Commanding Officers of Border Guard Posts, Captains of Naval Border Guard Flotillas, Commanders of the Border Guard Commands at port border gates have the power to impose penalties for the administrative offences in Clause 1, Clause 2, Clause 3, Clause 4, Clause 7, Points b and d Clause 8 Article 13 of this Decree;
d) Leaders of Task Force Commissions for Drug and Crime Prevention and Control as an affiliate of the Department of Drug and Crime Prevention and Control under the control of the Command of Border Guards have the power to impose penalties for the administrative offences in Article 13 of this Decree;
dd) Chief Commander of provincial-level Border Guards; Captains of Naval Border Guard Squadrons, and Director of the Department of Drug and Crime Prevention and Control affiliated to the Command of Border Guards have the power to impose penalties for the administrative offences in Article 13 of this Decree.”
dd) Points dd and e of Clause 10 are amended as follows:
“dd) Captains of Naval Border Guard Squadrons; Heads of Reconnaissance Commissions; Heads of Task Force Commissions for Drug Crime Prevention and Control under the control of the Command of Coast Guard of Vietnam have the power to impose penalties for the administrative offences in Clauses 1, 2, 3 and 4, Points b, c, d and dd Clause 5, Clause 7, Points b, c and d Clause 8 Article 13 of this Decree;
e) Commanders of Regional Coastguard Command Centers and Director of the Department of Operations and Legislation under the control of the Command of Coast Guard of Vietnam have the power to impose penalties for the administrative offences in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6 and 7, Points b, c and d Clause 8 Article 13 of this Decree.”
8. Article 33a is added after Article 33 as follows:
“Article 33a. Implementing remedial measures
1. When an individual or organization is compelled to remove from the territory of the Socialist Republic of Vietnam or re-export the exhibit or instrumentality involved in an administrative offence, the customs authority shall carry out a close supervision from the place of storing goods involved in the offence to the border checkpoint of re-export.
The supervision result must be certified by the border checkpoint customs in writing or by other electronic means and sent back to the customs authority that issued the administrative penalty imposition decision within 05 (five) days from the date on which the exhibit or instrumentality involved in an administrative offence is removed from the territory of Vietnam or re-exported for keeping of the case file.
2. The enforced removal from the territory of the Socialist Republic of Vietnam or enforced re-export at the import checkpoint of an exhibit or instrumentality involved in an administrative offence shall be carried out as follows:
a) If the exhibit or instrumentality involved in the administrative offence is being stored at the border checkpoint area, the customs authority must carry out a close supervision thereof to ensure that it has been removed at the checkpoint of import. The supervision result is specified in a record for keeping purpose;
b) If the exhibit or instrumentality involved in the administrative offence is no longer stored at the border checkpoint area, the customs authority must carry out a close supervision from the place of storing the exhibit or instrumentality involved in the offence to the border checkpoint through which it was imported for re-export. The supervision result must be certified by the border checkpoint customs in writing or by other electronic means and sent back to the customs authority that issued the administrative penalty imposition decision within 05 (five) days from the date on which the exhibit or instrumentality involved in an administrative offence is removed from the territory of Vietnam or re-exported for keeping of the case file.
3. When an individual or organization is compelled to transport the goods involved in the merchanting trade transactions, goods being moved to another custom post outside the checkpoint area or temporarily imported goods at the correct border checkpoint or on the correct route, the Sub-department of Customs from which the goods are transported shall supervise the goods transported and cooperate with the Sub-department of Customs to which the goods are transported or related agencies to ensure that the goods are transported at the correct border checkpoint or on the correct route.
4. Upon being compelled to discard a goods package or label that is changed because of an offence, the individual or organization involved in the administrative offence may strip, remove or restore the original condition of the goods package or label.
Upon being compelled to remove the illegal elements of the goods before they are removed from the territory of the Socialist Republic of Vietnam, the individual or organization involved in the administrative offence may delete, strip or remove such elements.
5. Upon being compelled to destroy the goods or item detrimental to human, animal and plant health and the environment or indecent material, the individual or organization involved in the offence shall, according to the nature and characteristics of the goods or item and environmental safety requirements, destroy it using the following methods: use of chemicals, mechanical method, burning, burial or another method prescribed by law. The customs authority shall supervise the direct destruction or carry out supervision by other technical means (if any).
Upon destruction of goods or items, the individual or organization involved in the administrative offence shall make a destruction record according to the form enclosed with the Decree on elaboration of some Articles and measures for implementation of the Law on Penalties for Administrative Violations.
The destruction record shall bear signatures of participants in the destruction and representative of the customs authority supervising the destruction. After the destruction, the individual or organization involved in the administrative offence shall submit 01 destruction record and documents about the destruction to the customs authority that issued the administrative penalty imposition decision, within 05 (five) days from the date of destruction.
6. Upon being compelled to pay an amount equal to the value of the exhibit that has been sold, concealed and disguised or destroyed against the law, the individual or organization involved in the administrative offence shall pay the corresponding amount written on the penalty imposition decision.
7. Upon being compelled to pay the outstanding tax; the tax incorrectly exempted, reduced, refunded or cancelled which is written on the decision on tax imposition, the individual or organization involved in the administrative offence shall make a full payment thereof to the State Treasury’s account and send 01 photocopy of the payment slip (if making the payment in cash) to the customs authority that issued the administrative penalty imposition decision for keeping of the case file.
8. Upon being compelled to stick the “Vietnam duty not paid” stamp, the individual or organization involved in the administrative offence shall stick the stamp before selling goods at a duty-free shop or transferring goods to the purchaser in the case where the goods are directly dispatched from the duty-free warehouse to the purchaser. The “Vietnam duty not paid” stamp location shall comply with the Government’s regulations on duty-free business.”
9. Clause 1 of Article 33 is amended as follows:
“1. The procedures for imposing penalties and implementing decisions to impose penalties for customs offences shall comply with Chapter III Part 2 of the Law on Penalties for Administrative Violations 2012 and Clauses 29 through 45 Article 1 of the Law on Amendments to some Articles of the Law on Penalties for Administrative Violations; Chapter XIV Section 1 Chapter XV of the Law on Tax Administration 2019; Chapter XIV, section 1 Chapter XV of the Law on Tax Administration 2019; Chapter VII of the Government’s Decree No. 126/2020/ND-CP dated October 19, 2020 on elaboration of the Law on Tax Administration, and regulations of this Decree.”
10. Article 34 is amended as follows:
“Article 34. Exemption and reduction of fines for administrative customs offences
The exemption and reduction of fines for administrative customs offences shall be granted as prescribed in Article 77 of the Law on Penalties for Administrative Violations 2012 and Clause 38 Article 1 of the Law on Amendments to some Articles of the Law on Penalties for Administrative Violations.”
Article 3. Amendments to some Articles of the Government’s Decree No. 98/2013/ND-CP dated August 28, 2013 on amendments to Decree No. 98/2013/ND-CP dated August 28, 2013 on penalties for administrative violations in insurance business and lottery business amended by the Government’s Decree No. 48/2018/ND-CP dated March 21, 2018 and Decree No. 80/2019/ND-CP dated November 01, 2019
1. Title of Article 3 is amended, Point c is added to Clause 2 and Clauses 3, 4 and 5 are added to Article 3 as follows:
a) Title of Article 3 is amended as follows:
“Article 3. Penalties and prescriptive time limits for imposing penalties for administrative violations”
b) Point b is added after Point b of Clause 2 as follows:
“c) Principles of applying the suspension of the certificate of eligibility for lottery business within a defined time limit:
When determining the time limit for suspension of the certificate of eligibility for lottery business of an entity that commits a violation under both aggravating and mitigating circumstances, each mitigating circumstance will cancel out an aggravating circumstance.
The specific time limit for suspension of the certificate of eligibility for business for an act of violation is the average of total time length of the time frame for such suspension for that act. If there is any mitigating circumstance, the time limit for such suspension may be reduced by 01 month for each mitigating circumstance but must not be lower than the minimum limit of the time frame for such suspension; if there is any aggravating circumstance, the time limit for such suspension may be increased by 01 month for each aggravating circumstance but must not exceed the maximum limit of the time frame for such suspension.”
c) Clauses 3, 4 and 5 are added after Clause 2 of Article 3 as follows:
“3. The prescriptive time limits for imposing penalties for administrative violations against regulations on insurance business:
a) The prescriptive time limits for imposing penalties for administrative violations against regulations on insurance business is specified in Article 6 of the Law on Penalties for Administrative Violations.
b) For an in-progress administrative violation against regulations in insurance business, the prescriptive time limit begins from the date on which the competent law enforcement officer detects such violation. For a completed administrative violation, the prescriptive time limit begins from the date on which that violation terminates. The ending date of a violation which is used to determine the prescriptive time limit for imposing penalties for administrative violations against regulations on insurance business is the date on which regulations of law are correctly implemented. In case of failure to determine the date on which regulations of law are correctly implemented, the ending date of a violation which is used to determine the prescriptive time limit for imposing penalties for administrative violations against regulations on insurance business is the date on which the violation is detected.
The ending dates of violations which are used to determine the prescriptive time limits for imposing penalties for several administrative violations in Chapter II of this Decree are prescribed as follows:
- For the act of modifying, falsifying or forging a document in the approved application for establishment and operation license specified in Clause 1 Article 5, Clause 1 Article 6 of this Decree, the ending date of such act of violation is the date on which the approved application is found being erased or modified resulting in change of the content;
- For the failure to issue internal procedures or guidelines specified in Point b Clause 3 Article 9 and Point a Clause 1 Article 12 of this Decree, the ending date of such violation is the date on which the procedures are issued as prescribed by law;
- For act of violating reporting regulations specified in Point a Clause 2 Article 18, Point e Clause 3 Article 18, Point b Clause 1 Article 21 and Point a Clause 1 Article 32 of this Decree, the ending date of such violation is the date of reporting.
4. Prescriptive time limits for imposing penalties for administrative violations against regulations on lottery business:
a) The prescriptive time limit for imposing an administrative violation against regulations on lottery business shall be 01 year.
b) For an in-progress administrative violation against regulations in lottery business, the prescriptive time limit begins from the date on which the competent law enforcement officer detects such violation. For a completed administrative violation, the prescriptive time limit begins from the date on which that violation terminates. The ending dates of violations which are used to determine the prescriptive time limits for imposing penalties for several administrative violations in Chapter III of this Decree are prescribed as follows:
- For the act of making erasures or alternations resulting in change of content of the certificate of eligibility for business or the documents in the approved application for lottery agent, in case of failure to determine the date of making such erasures or alternations, the ending date of such violation is the date of discovering such erasures or alternations;
- For the failure to formulate and promulgate regulations on elaboration of procedures for recall of unsold lottery tickets, failure to formulate and make publicly available the rules of drawing, failure to promulgate the Regulation on management and exploitation of computer-generated lottery business server data specified in Clause 1 Article 40, Clause 1 Article 44 and Clause 1 Article 49 of this Decree, the ending date of the violation is the date on which the regulations on elaboration of procedures for recall of unsold lottery tickets are promulgated, rules of drawing are publicly made available and the Regulation on management and exploitation of computer-generated lottery business server data is promulgated.
- For act of violating reporting regulations specified in Article 51 of this Decree, the ending date of such violation is the date of reporting.
5. Determine a specific amount of fine for an administrative violation in case where there are multiple aggravating and mitigating circumstances:
a) When determining the fine amount imposed on an entity that commits a violation under both aggravating and mitigating circumstances, each mitigating circumstance will cancel out an aggravating circumstance.
b) The specific amount of fine for a violation is the average of specific fines in the range for such violation. For a mitigating circumstance that exists, the average fine for a violation in the fine range shall be reduced by 10% provided that the fine amount imposed for such violation is not lower than the minimum fine in that range. Meanwhile, for an aggravating circumstance that exists, the average fine for a violation in the fine range shall be increased by 10% provided that the fine amount imposed for such violation is not greater than the maximum fine in that range.”
2. Point b Clause 1 of Article 19 is amended as follows:
“b) Failure to comply with the principles, terms, and fee schedule as prescribed by law;”
3. Article 33a is added after Article 33 as follows:
“Article 33a. The power to make records of administrative violations against regulations on insurance business
1. Upon discovering administrative violations against regulations on insurance business, the titles specified in Article 33 hereof have the power to make records of administrative violations as prescribed.
2. Competent persons on duty in the field of insurance business according to the legislative documents or administrative documents promulgated by a competent authority or person must promptly make written records of administrative violations and transfer them to a competent person for penalty imposition.”
4. Point d Clause 2 of Article 33 is amended as follows:
“d) confiscate the exhibit or instrumentality whose value does not exceed VND 100,000,000 if the administrative violation is committed by an individual and VND 200,000,000 if the administrative violation is committed by an organization;”
5. Article 51a is added after Article 51 as follows:
“Article 51a. The power to make records of administrative violations against regulations on lottery business
The persons competent to impose penalties specified in Article 52 of this Decree or competent persons on duty in the field of lottery business have the power to make records of administrative violations.”
6. Point c Clause 2 of Article 52 is amended as follows:
c) confiscate the exhibit or instrumentality whose value does not exceed VND 100,000,000 if the administrative violation is committed by an individual and VND 200,000,000 if the administrative violation is committed by an organization.”
Article 4. Amendments to some Articles of the Government’s Decree No. 63/2019/ND-CP dated July 11, 2019 on penalties for administrative violations against regulations on management and use of public property; thrift practice and wastefulness combat; national reserve; state treasury
1. Article 3 is amended as follows:
“Article 3. Prescriptive time limits for imposing penalties for administrative violations
1. The prescriptive time limits for imposing penalties for administrative violations against regulations on management and use of public property; thrift practice and wastefulness combat; national reserve; state treasury specified in this Decree shall be 01 year. The prescriptive time limits for imposing administrative violations relating to public property being house, land and infrastructure property invested in and managed by the State shall be 02 years.
2. The dates which are used to determine the prescriptive time limits for imposing penalties for administrative violations against regulations on management and use of public property are as follows:
a) For a completed administrative violation, the prescriptive time limit begins from the date on which that violation terminates;
b) For an in-progress administrative violation, the prescriptive time limit begins from the date on which that violation is detected;
c) The administrative violations against regulations on investment in or procurement of public property specified in Article 6 of this Decree shall be completed ones in case where the investment in or procurement is completed and the property has been transferred to a regulatory authority, organization or unit for management and use; and shall be treated as in-progress ones in the remaining cases;
d) The administrative violations against regulations on lease of property specified in Article 7 of this Decree shall be completed ones in case where the property has been leased and put into use; and shall be treated as in-progress ones in the remaining cases;
dd) The administrative violations against regulations on encroaching upon working offices or public service facilities specified in Article 11 of this Decree shall be determined as follows:
- The adjacent land user’s act of deliberately moving boundary markers of its/his/her land plot with the aim of expanding land area or building a work encroaching upon the land area of a working office or public service facility, regulatory authority, organization or unit shall be treated as a completed administrative violation; treated as an in-progress violation in the remaining cases.
- The organization’s or individual’s act of using the house or land area of the working office or public service facility, regulatory authority, organization or unit without permission shall be treated as an in-progress administrative violation.
e) The in-progress administrative violations against regulations on management and use of public property are the ones specified in Articles 8, 9, 10, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 20, 21, 22, 23, 24, 25 and 26 of this Decree.
3. The ending dates of in-progress and completed administrative violations which are used to determine the prescriptive time limits for imposing penalties for administrative violations against regulations on thrift practice and wastefulness combat are prescribed as follows:
a) The administrative violation specified in Clause 2 Article 31 of this Decree shall be treated as a completed one if the property has been completely procured and transferred to an organization, regulatory authority or unit for management and use; and shall be treated as an in-progress one in the remaining cases;
a) The administrative violation specified in Clause 2 Article 32 of this Decree shall be treated as a completed one if the act of using state budget-derived fund for improper purposes or inconsistently with its principles is completed; and shall be treated as an in-progress one in the remaining cases;
c) The administrative violation specified in Clause 2 Article 32 of this Decree shall be treated as a completed one if the act of using state budget-derived fund in a wasteful manner that is inconsistent with standards, technical regulations or beyond the prescribed limits is completed; and shall be treated as an in-progress one in the remaining cases;
d) The administrative violation specified in Clause 1 Article 33 of this Decree shall be treated as a completed one if the act of illegal obstruction of scientific and technological research and application or implementation of projects using recyclable resources is completed; and shall be treated as an in-progress one in the remaining cases;
dd) The administrative violation specified in Clause 2 Article 33 of this Decree shall be treated as a completed one if the act of extracting and using of natural resources inconsistently with planning or procedures is completed; and shall be treated as an in-progress one in the remaining cases;
e) The administrative violation specified in Clause 1 Article 35 of this Decree shall be treated as a completed one if the act of causing wastefulness upon management of a working office or public service facility is completed; and shall be treated as an in-progress one in the remaining cases;
g) The administrative violation against regulations on procurement of assets or materials in a state-funded single-member limited liability company specified in Clause 2 or 3 Article 36 of this Decree shall be treated as a completed one if the asset procurement is completed; and shall be treated as an in-progress one in the remaining cases;
h) The in-progress administrative violations against regulations on thrift practice are the violations specified in Clause 1 Article 31, Clause 1, Clause 4 Article 36 of this Decree; the violations against regulations on management and use of capital of state-funded single-member limited liability companies specified in Clause 2 Article 36 of this Decree; the violations against regulations on management and use of assets and materials specified in Clause 2, Clause 3 Article 36 of this Decree.
4. The ending dates of in-progress and completed administrative violations which are used to determine the prescriptive time limits for imposing penalties for administrative violations against regulations on national reserve are prescribed as follows:
a) The administrative violations treated as in-progress ones are those specified in Article 41, Article 42, Article 47, Points b and c Clause 3 Article 48 and Article 49 of this Decree;
b) Except the administrative violations specified in Point a of this Clause, the remaining administrative violations shall be treated as completed ones.
5. The ending dates of the administrative violations against regulations on state treasury are prescribed as follows:
a) The ending dates of the administrative violations specified in Article 54, Article 57, Article 58, Article 59 and Article 60 of this Decree are the dates on which the documents are submitted to the State Treasury;
b) The ending dates of the administrative violations specified in Article 55, Article 56, Article and Article 61 of this Decree are the dates on which the State Treasury receives the conclusion given by the criminal proceedings agency on the violation case showing no sign of a criminal offence.”
2. Clause 7 of Article 4 is amended as follows:
“7. Organizations or individuals incurring penalties as regulated herein shall not use state budget or state budget-derived funding to pay fines and cover costs of remedial measures, except for the case in Clause 8 Article 37 of the Government's Decree No. 10/2021/ND-CP dated February 09, 2021 on management of construction investment costs.”
3. Article 5 is amended as follows:
“Article 5. Imposition of fines
1. The fines prescribed in Section 1, Section 2, Section 3 and Section 4 Chapter II, Section 1 Chapter III, Section 1 Chapter IV, Section 1 and Section 2 Chapter V hereof are imposed upon organizations. The fine imposed upon an individual shall be equal to a half of the fine imposed upon an organization for committing the same violation (except provisions in Article 17, Article 23 and Article 27 hereof).
2. Upon imposing a fine, the specific amount of fine for an administrative violation is the average of specific fines in the range for such violation. For a mitigating circumstance that exists, the average fine for a violation in the fine range shall be reduced by 10% provided that the fine amount imposed for such violation is not lower than the minimum fine in that range. Meanwhile, for an aggravating circumstance that exists, the average fine for a violation in the fine range shall be increased by 10% provided that the fine amount imposed for such violation is not greater than the maximum fine in that range.
3. When determining the fine amount imposed on an entity that commit an administrative violation under both aggravating and mitigating circumstances, each mitigating circumstance will cancel out an aggravating circumstance.”
4. Point c Clause 1, Point c Clause 2 and Point c Clause 3 of Article 30 are amended as follows:
a) Point c Clause 1 of Article 30 is amended as follows:
c) confiscate the exhibit or instrumentality involved in the administrative violation whose value does not exceed VND 1,000,000;”
b) Point c Clause 2 of Article 30 is amended as follows:
“c) confiscate the exhibit or instrumentality involved in the administrative violation whose value does not exceed VND 100,000,000;”
c) Point c Clause 3 of Article 30 is amended as follows:
“c) confiscate the exhibit or instrumentality involved in the administrative violation whose value does not exceed VND 140,000,000.
5. Point c Clause 1 of Article 51 is amended as follows:
“c) confiscate the exhibit or instrumentality involved in the administrative violation whose value does not exceed VND 100,000,000.
6. Point c Clause 1 of Article 52 is amended as follows:
“c) confiscate the exhibit or instrumentality involved in the administrative violation whose value does not exceed VND 1,000,000”.
7. Point c Clause 2 of Article 52 is amended as follows:
“c) confiscate the exhibit or instrumentality involved in the administrative violation whose value does not exceed VND 100,000,000.
8. Point c Clause 3 Article 52 and Point c Clause 1 of Article 53 are amended as follows:
“c) confiscate the exhibit or instrumentality involved in the administrative violation whose value does not exceed VND 140,000,000”.
9. Clauses 1 and 2 of Article 56 are amended as follows:
“1. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for forging documents requesting the State Treasury to allocate funding for covering recurrent expenditures, recurrent expenditures on public services, expenditures on national target programs, target programs using state budget for public services (except expenditures on repair, maintenance, improvement, upgrade or expansion of material facilities covered by state budget for recurrent expenditures and revenues retained to cover recurrent expenditures with total investment of at least VND 500,000,000).
2. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for forging documents requesting the State Treasury to allocate investment funding derived from state budget and investment funding derived from budget for target programs or allocate funding for covering expenditures on repair, maintenance, improvement, upgrade or expansion of material facilities covered by state budget for recurrent expenditures and revenues retained to cover recurrent expenditures with total investment of at least VND 500,000,000.”
10. Point c is added to Clause 1 of Article 62 as follows:
“c) On-duty inspectors and persons assigned to carry out specialized inspections.”
11. Point a Clause 3 of Article 63 is amended as follows:
“a) Impose a fine up to VND 70,000,000;”
Article 5. Amendments to some Articles of the Decree No. 41/2018/ND-CP dated March 12, 2018 on penalties for administrative violations in the fields of accounting and independent audit
1. Clause 3 of Article 3 is amended as follows:
“3. The dates which are used to determine the prescriptive time limits for imposing penalties for administrative violations in the fields of accounting and independent audit are prescribed as follows:
a) For a completed administrative violation, the prescriptive time limit begins from the date on which that violation terminates;
b) For an in-progress administrative violation, the prescriptive time limit begins from the date on which that violation is detected;
c) The ending date of a violation against regulations on accounting and independent audit which is used to determine the prescriptive time limit for imposing penalties is:
- The date on which the organization or individual finishes implementing the business process or their tasks in accordance with regulations of law on accounting and independent audit;
- The date on which the organization or individual terminates the violation to correctly implement regulations of law on accounting and independent audit.
d) In order to consider whether an administrative violation is completed or in progress, apart from Point c above, the authority or person competent to impose penalties shall rely on regulations of law on accounting and independent audit, documents and facts of each specific case to determine whether the administrative is completed or in progress.”
2. Clauses 2 and 3 of Article 6 are amended as follows:
“2. The fines specified in Chapter II and Chapter III of this Decree are imposed upon organizations except cases specified in Clause 1 Article 7; Article 8; Article 9; Article 10; Article 11; Article 13; Article 14; Article 15; Article 16; Article 17; Article 19; Clauses 1 and 3 of Articles 21; Article 22; Articles 23; Article 24; Article 26; Article 33; Article 34; Clauses 1 and 3 Article 36; Clauses 1 Article 38; Clauses 2 and 3 Article 39; Clauses 1 and 2 Article 48; Clause 1 Article 57; Clauses 1 and 2 Article 61; Article 67, which are fines that apply to individuals. For organizations with the same violations, the fines will double those of individuals.
3. The maximum fines the persons specified in Chapter IV of this Decree may impose are fines for one administrative violation committed by an individual. The maximum fine imposed upon an organization for the same violation is twice the maximum fine imposed on an individual.”
3. Point c Clause 2 of Article 70 is amended as follows:
“c) confiscate the exhibit whose value does not exceed VND 50,000,000 if the administrative violation is committed by an individual or VND 100,000,000 if the administrative violation is committed by an organization.”
4. Point c Clause 1 of Article 71 is amended as follows:
“c) confiscate the exhibit whose value does not exceed VND 10,000,000 if the administrative violation is committed by an individual or VND 20,000,000 if the administrative violation is committed by an organization.”
Article 6. Addition of, removal of several words, phrases, and annulment of Clauses in several Articles
1. Phrases are added to Government’s Decree No. 125/2020/ND-CP dated October 19, 2020 on penalties for administrative violations against regulations on tax and invoicing and Clauses therein are annulled as follows:
a) The phrase “hành chính” (“administrative”) are added to the phrase “vi phạm nhiều lần” (“violation committed multiple times”) in Points a, b and c Clause 3 of Article 5, which is now “vi phạm hành chính nhiều lần” (“administrative violation committed multiple times”).
b) Clause 3 of Article 8 is annulled.
2. Several phrases are added to and removed from the Government’s Decree No. 128/2020/ND-CP dated October 19, 2020 on penalties for administrative customs offences as follows:
a) The phrase “và khoản 31 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính” (“and Clause 31 of the Law on Amendments to some Articles of the Law on Penalties for Administrative Violations”) is added after the phrase “Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012” (“the Law on Penalties for Administrative Violations 2012”) in Clause 3 of Article 4.
b) The phrase ““và các khoản từ 61 đến 67 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính” (“and Clauses 61 through 67 of the Law on Amendments to some Articles of the Law on Penalties for Administrative Violations”) is added after the phrase “Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012” (“the Law on Penalties for Administrative Violations 2012”) in Clause 1 of Article 26.
c) The phrase “và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính” (“and the Law on Amendments to some Articles of the Law on Penalties for Administrative Violations”) is added after the phrase “Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012” (“the Law on Penalties for Administrative Violations 2012”) in Clause 2 of Article 36.
d) The phrase “có trị giá không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” (“which have been used for committing administrative violation but are worth less than the fine specified in Point b of this Clause”) is removed from Point c Clause 1 of Article 28.
3. Several words and phrases are removed from and phrases are added to the Government’s Decree No. 98/2013/ND-CP dated August 28, 2013 on amendments to Decree No. 98/2013/ND-CP dated August 28, 2013 on penalties for administrative violations in insurance business and lottery business amended by the Government’s Decree No. 48/2018/ND-CP dated March 21, 2018 and Decree No. 80/2019/ND-CP dated November 01, 2019 as follows:
a) The phrase “, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính” (“, the power to make records of administrative violations”) is added after the phrase “thẩm quyền xử phạt” (“the power to impose penalties”) in Clause 1 of Article 1.
b) The phrase “lập biên bản và” (“make records and”) is added after the word “thẩm quyền” (“power”) in the title of Sections 7 and 8 of Chapter II.
c) The phrases “được sử dụng để” (“used for”) và “sử dụng để” (“used for”) are removed from Point b Clause 2 of Article 3; Point b Clause 1, Point d Clause 3 of Article 33; Point a Clause 6 of Article 36; Point b Clause 1, Point c Clause 2, Point d Clause 3 of Article 52.
4. Phrases in the Government’s Decree No. 63/2019/ND-CP dated July 11, 2019 on penalties for administrative violations against regulations on management and use of public property; thrift practice and wastefulness combat; national reserve; state treasury are removed and changed as follows:
d) The phrase “có trị giá không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” (“for committing administrative violations worth less than the fine specified in Point b of this Clause”) is removed from Point c Clause 1 of Article 29.
b) The phrase “Quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước” (“state budget-derived fund”) in Article 32 is changed to “Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách” (“state extra-budgetary financial trust”.
5. Phrases are removed from the Government’s Decree No. 41/2018/ND-CP dated March 12, 2018 on penalties for administrative violations in the fields of accounting and independent audit as follows:
a) The phrase “có trị giá không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” (“whose value does not exceed the fine specified in Point b of this Clause”) is removed from Point c Clause 2 of Article 71.
b) The phrase “đối với cá nhân” (“on individuals”) is removed from Point b Clause 3 of Article 71.