Chương 2 Nghị định 101/2005/NĐ-CP: Doanh nghiệp thẩm định giá
Số hiệu: | 101/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 03/08/2005 | Ngày hiệu lực: | 25/08/2005 |
Ngày công báo: | 10/08/2005 | Số công báo: | Số 10 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
25/09/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp có chức năng hoạt động thẩm định giá (sau đây gọi chung là doanh nghiệp thẩm định giá) được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
2. Việc thành lập, tổ chức, quản lý hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá phải tuân theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
3. Khi thay đổi tên gọi, thay đổi trụ sở, danh sách thẩm định viên thì chậm nhất là 10 ngày sau khi thực hiện việc thay đổi, doanh nghiệp thẩm định giá phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính.
Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện sau đây được thành lập doanh nghiệp thẩm định giá:
1. Có đủ các điều kiện về thành lập các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật tương ứng với loại hình doanh nghiệp.
2. Có từ 3 thẩm định viên về giá trở lên. Đối với công ty hợp danh thì tất cả thành viên hợp danh phải là thẩm định viên về giá. Đối với các doanh nghiệp khác thì người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải là thẩm định viên về giá. Đối với doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp phải là thẩm định viên về giá.
Doanh nghiệp thẩm định giá có quyền:
1. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ký hợp đồng thẩm định giá, cơ quan, tổ chức nắm giữ tài liệu có liên quan đền tài sản thẩm định giá cung cấp hồ sơ của tài sản cần thẩm định giá, tài liệu, số liệu có liên quan đến tài sản thẩm định giá (trừ tài liệu mật theo quy định của pháp luật).
2. Từ chối thực hiện dịch vụ thẩm định giá đối với tài sản của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá khi thấy tài sản đó không đủ điều kiện pháp lý.
3. Thu tiền dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
4. Tham gia các tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá.
5. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
1. Tuân thủ các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam. Trường hợp Việt Nam chưa quy định tiêu chuẩn thẩm định giá có thể vận dụng các tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế hoặc khu vực nếu được Bộ Tài chính thừa nhận.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước khách hàng về kết quả thẩm định giá của mình. Trường hợp kết quả thẩm định giá không đúng, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
3. Phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp. Chi phí mua bảo hiểm hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động nghề nghiệp của thẩm định viên về giá thuộc quyền quản lý của mình; đăng ký số lượng, tên các thẩm định viên về giá cho Bộ Tài chính, trong trường hợp có sự thay đổi về thẩm định viên phải báo cáo kịp thời về sự thay đổi đó. Có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Bộ Tài chính những thẩm định viên về giá vi phạm quy định của pháp luật về thẩm định giá.
5. Cung cấp hồ sơ, tài liệu thẩm định giá theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
6. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá do doanh nghiệp thực hiện.
7. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá tài sản phải gửi hồ sơ tài sản thẩm định giá đến doanh nghiệp thẩm định giá.
2. Hồ sơ tài sản thẩm định giá gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định giá;
b) Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu tài sản thẩm định giá có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Các thông số kỹ thuật có liên quan đến tài sản thẩm định giá;
d) Hợp đồng mua bán tài sản, hoá đơn mua tài sản nếu có;
đ) Các tài liệu khác có liên quan đến trị giá tài sản thẩm định giá.
1. Thông đồng với đơn vị được thẩm định giá nhằm làm sai lệch kết quả thẩm định giá.
2. Gợi ý hoặc nhận các lợi ích dưới bất kỳ hình thức nào ngoài giá dịch vụ thẩm định giá.
3. Dùng lợi ích vật chất, gây sức ép, mua chuộc đối với đơn vị được thẩm định giá nhằm làm sai lệch kết quả thẩm định giá.
4. Các hành vi khác trái với quy định của pháp luật.
1. Thẩm định viên về giá được giao trực tiếp thực hiện thẩm định giá, khi kết thúc công việc phải lập báo cáo kết quả thẩm định giá.
2. Báo cáo kết quả thẩm định giá phải được lập một cách độc lập, khách quan, trung thực, có chữ ký của thẩm định viên về giá trực tiếp thực hiện việc thẩm định giá và Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá hoặc của người được uỷ quyền bằng văn bản của giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá.
3. Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá phải thông báo kết quả thẩm định giá bằng văn bản dưới hình thức chứng thư thẩm định giá cho tổ chức, cá nhân có hợp đồng thẩm định giá.
4. Giá trị pháp lý của chứng thư thẩm định giá:
a) Chỉ có giá trị đối với tài sản thẩm định giá tại thời điểm thẩm định giá;
b) Có giá trị đối với tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư thẩm định giá để thực hiện mục đích ghi trong hợp đồng thẩm định giá;
c) Có giá trị ràng buộc trách nhiệm đối với doanh nghiệp thẩm định giá về kết quả thẩm định giá và kết luận trong chứng thư thẩm định giá.
1. Tổ chức thẩm định giá nước ngoài được thành lập chi nhánh tại Việt Nam theo quy định của Luật Thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan để hoạt động thẩm định giá. Việc thành lập chi nhánh thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại Việt Nam phải được Bộ Tài chính chấp thuận.
2. Tổ chức thẩm định giá nước ngoài chưa thành lập chi nhánh tại Việt Nam, được thực hiện thẩm định giá tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi kết nạp một doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam làm thành viên thì thực hiện thẩm định giá dưới tên của tổ chức nước ngoài và tổ chức thành viên;
b) Hợp tác với một doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam đối với cuộc thẩm định giá riêng lẻ thì báo cáo kết quả thẩm định giá phải có chữ ký của doanh nghiệp thẩm định giá Việt Nam;
c) Trường hợp thực hiện độc lập một cuộc thẩm định giá ở Việt Nam và lưu hành báo cáo kết quả thẩm định giá ở Việt Nam thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận cho từng cuộc thẩm định giá.