Nghị định 02/CP năm 1997 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp đối với hợp tác xã
Số hiệu: | 2/CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 02/01/1997 | Ngày hiệu lực: | 02/01/1997 |
Ngày công báo: | 28/02/1997 | Số công báo: | Số 4 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2/CP |
Hà Nội, ngày 02 tháng 1 năm 1997 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 02/CP NGÀY 02 THÁNG 01 NĂM 1997 VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ, UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 3 năm 1996;
Xét đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, trong phạm vi chức năng, thẩm quyền của mình, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Nghiên cứu, xây dựng mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển hợp tác xã thuộc ngành, lĩnh vực mình phụ trách trong phạm vi cả nước, chỉ đạo các cơ quan chính quyền cấp dưới và hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức của hợp tác xã thực hiện.
2. Căn cứ Luật Hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật, xây dựng Điều lệ mẫu và soạn thảo các dự án bổ sung, sửa đổi Điều lệ mẫu của Hợp tác xã trong ngành trình Chính phủ ban hành; hướng dẫn và kiểm tra việc áp dụng Luật Hợp tác xã, Điều lệ mẫu và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến Hợp tác xã.
3. Nghiên cứu, xây dựng, tổng kết việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Hợp tác xã thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lý; trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế hợp tác xã phát triển.
4. Xây dựng và trình Chính phủ thông qua hoặc thông qua theo thẩm quyền các chương trình, dự án quốc gia và các chương trình, dự án do các nước, các tổ chức quốc tế trợ giúp để phát triển kinh tế hợp tác xã; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án đó.
5. Lập kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý, nghiệp vụ chuyên môn thuộc ngành mình cho đội ngũ cán bộ quản lý Hợp tác xã và nâng cao tay nghề cho người lao động trong các hợp tác xã theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao, hoặc tham gia với các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và người lao động trong hợp tác xã.
6. Thanh tra, kiểm tra các hợp tác xã thuộc ngành, lĩnh vực mình phụ trách theo quy định của pháp luật.
7. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, Liên minh hợp tác xã Việt Nam và Hội Nông dân tỉnh trong việc tổ chức thi hành pháp luật về hợp tác xã và vận động nhân dân tham gia xây dựng, phát triển hợp tác xã.
Điều 2.- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi chung là tỉnh) thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hợp tác xã được tổ chức và hoạt động trên địa bàn của tỉnh, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Nghiên cứu, xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế hợp tác xã thuộc các ngành kinh tế trên địa bàn của tỉnh.
2. Hướng dẫn thi hành, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Luật Hợp tác xã, Điều lệ mẫu và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến Hợp tác xã.
3. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án do Ngân sách Nhà nước tài trợ, do các nước, các tổ chức quốc tế trợ giúp về phát triển kinh tế hợp tác xã.
4. Xem xét, xác nhận Điều lệ, Điều lệ sửa đổi, cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các Liên hiệp hợp tác xã có trụ sở chính đóng trên địa bàn của tỉnh.
5. Xét cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các hợp tác xã, Liên hợp tác xã kinh doanh các ngành, nghề đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
6. Cấp, thu hồi giấy phép đối với các hợp tác xã thuộc tỉnh khác đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc trên địa bàn của tỉnh mình.
7. Trợ giúp về tài chính và điều kiện vật chất khác, về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cho Liên minh hợp tác xã tỉnh hoạt động.
8. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên, phối hợp với Liên minh hợp tác xã và Hội Nông dân cấp tỉnh trong việc tổ chức thi hành pháp luật về hợp tác xã, thực hiện các chương trình, dự án phát triển hợp tác xã.
9. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về hợp tác xã; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hợp tác xã, xã viên và người lao động trong hợp tác xã.
10. Đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách nhằm phát triển hợp tác xã.
Điều 3.- Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (dưới đây gọi chung là huyện) thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hợp tác xã được tổ chức và hoạt động trên địa bàn của huyện, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Luật hợp tác xã, Điều lệ mẫu và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hợp tác xã.
2. Tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển các hợp tác xã ở địa phương mình.
3. Xem xét, xác nhận Điều lệ, Điều lệ sửa đổi, cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hợp tác xã có trụ sở chính trên địa bàn huyện; chấp thuận việc hợp nhất hoặc chia tách hợp tác xã.
4. Cấp, thu hồi giấy phép đối với các hợp tác xã ngoài huyện thuộc tỉnh mở chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc trên địa bàn của huyện mình.
5. Thực hiện công tác thanh tra nhà nước, giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về hợp tác xã; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hợp tác xã, xã viên và người lao động trong hợp tác xã thuộc phạm vi quyền hạn được giao.
Điều 4.- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (dưới đây gọi chung là xã) thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hợp tác xã được tổ chức và hoạt động trên địa bàn của xã, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập hợp tác xã phù hợp với Luật hợp tác xã, Điều lệ mẫu và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Xem xét đề án thành lập và phương hướng, kế hoạch hoạt động của hợp tác xã, căn cứ vào những điều kiện mà luật pháp quy định, trả lời bằng văn bản về việc đồng ý hay không đồng ý (nêu rõ lý do) cho các sáng lập viên và đồng gửi Uỷ ban nhân dân huyện để báo cáo.
3. Xác nhận trụ sở của hợp tác xã ở địa phương mình.
Điều 5.- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm báo cáo để Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương, biện pháp về xây dựng và phát triển hợp tác xã ở địa phương, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hợp tác xã, giám sát việc thực hiện pháp luật về hợp tác xã.
Điều 6.- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp bố trí cán bộ có đủ trình độ giúp Thủ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hợp tác xã.
Điều 7.- Nghị định này có hiệu lực từ ngày ban hành. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 8.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 2-CP |
Hanoi, January 02,1997 |
DECREE
ON THE TASKS, POWERS AND RESPONSIBI-LITIES OF THE MINISTRIES, THE MINISTERIAL-LEVEL AGENCIES, THE AGENCIES ATTACHED TO THE GOVERNMENT AND THE PEOPLE�S COMMITTEES OF VARIOUS LEVELS FOR STATE MANAGEMENT OVER COOPERATIVES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on Cooperatives of March 20, 1996;
At the proposal of the Minister-Chairman of the Government Commission on Organization and Personnel,
DECREES:
Article 1.- The Ministers, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government exercising State management over the cooperatives shall, within the ambit of their functions and competence, have the following tasks and powers:
1. To study and elaborate the strategic objectives, the general plan, concrete plans and orientations for the development of cooperatives throughout the country in the branches and fields under their management, direct the lower-level administrative bodies and provide guidance and assistance for the implementation by various cooperative organizations.
2. Basing themselves on the Law on Cooperatives and other provisions of law, to elaborate the model Statute and draft the supplements and amendments to the model Statute in their own branches and submit them to the Government for promulgation; to guide and inspect the application of the Law on Cooperatives, the model Statute and other provisions of law related to the cooperatives.
3. To study, carry out and review the implementation of undertakings and policies of the Party and State regarding the cooperatives in the branches and fields under their management; to propose to the Government to amend or supplement policies aimed at boosting the development of the cooperative economy.
4. To draft and submit to the Government for approval or approve by themselves according to their competence the national programs and projects as well as the programs and projects funded by foreign countries or international organizations for the development of the cooperative economy; to direct and inspect the implementation of such programs and projects.
5. To plan and organize the training and fostering the managerial and professional skills of managing cadres of cooperatives in their respective branches and the promotion of professional skills for the laborers in the cooperatives in accordance with their assigned tasks and powers or join efforts with the agencies and organizations which are tasked to train and foster cadres and laborers in the cooperatives.
6. To examine and inspect the cooperatives in the branches or fields under their management in accordance with the provisions of law.
7. To coordinate with the Vietnam Fatherland Front and its member organizations, the Union of Vietnamese Cooperatives and the provincial Peasants’ Associations in organizing the implementation of the cooperative legislation and mobilizing people to participate in the building and development of cooperatives.
Article 2.- The People’s Committees of provinces and cities directly under the Central Government (hereafter referred to as the provincial People�s Committees) performing the function of State management over the cooperatives set up and operating on the provincial territory shall have the following tasks and powers:
1. To study, elaborate the strategic objectives, the general plan and concrete plans on the development of the cooperative economy of various economic branches on the provincial territory, guide and inspect their implementation.
2. To guide, inspect and examine the implementation of the Law on Cooperatives, the model Statute and other legal documents related to the cooperatives.
3. To direct and inspect the implementation of programs and projects funded by the State budget or foreign countries and international organizations for the development of the cooperative economy.
4. To consider and approve Statutes, amended Statutes, grant or withdraw business licenses of the Unions of Cooperatives with head offices located on the provincial territory.
5. To consider the grant or withdrawal of business licenses of cooperatives, unions of cooperatives conducting business in special branches and occupations as provided for by the Government.
6. To grant or withdraw permits for cooperatives in other provinces where branches, representative offices or attached units are located on the provincial territory.
7. To provide financial assistance and other material conditions for the training and fostering of cadres for running the provincial Union of Cooperatives.
8. To coordinate with the provincial Fatherland Front and its member organizations as well as with the provincial Union of Cooperatives and Peasants’ Association in organizing the enforcement of the cooperative legislation and implementation of programs and projects on the development of cooperatives.
9. To settle complaints and denunciations and handle violations of the cooperative legislation according to their competence; to protect the legitimate rights and interests of the cooperatives, cooperative members and laborers in the cooperatives.
10. To propose the amendment or supplement to policies on the development of cooperatives.
Article 3.- The People’s Committees of districts, towns and cities under the provinces (hereafter referred to as the district People’s Committees) performing the State management over the cooperatives set up and operating on the district territory shall have the following tasks and powers:
1. To guide and inspect the observance of the Law on Cooperatives, the model Statute and other legal documents related to cooperatives.
2. To campaign and create conditions for the formation and development of the cooperatives in their localities.
3. To consider and approve Statutes and amended Statutes, grant or withdraw business licenses of cooperatives with head offices located on the district territory; to approve the merger or split of cooperatives.
4. To grant or withdraw permits of cooperatives from other district of the province whose branches, representative offices or attached units are located on the district territory.
5. To carry out State inspection, settle complaints, denunciations and acts of violation of the cooperative legislation according to their competence; to protect the legitimate rights and interests of the cooperatives, cooperative members and laborers in the cooperatives in accordance with the assigned competence.
Article 4.- The People’s Committees of communes, wards and townships (hereafter referred to as the communal People’s Committee) performing State management over the cooperatives established and operating on the communal territory shall have the following tasks and powers;
1. To organize the dissemination and popularization, provide guidance and create favorable conditions for the establishment of cooperatives in accordance with the Law on Cooperatives, the model Statute and other related legal documents.
2. To consider establishment plans, orientations and operating plans of cooperatives and on the basis of conditions provided for by law, reply in writing to the cooperative founders on the approval or disapproval (stating clearly the reasons) and report the reply to the district People’s Committee.
3. To ratify the head offices of cooperatives in the locality.
Article 5.- The People�s Committee of all levels shall report to the People’s Council of the same level for decision the policy and measures for building and developing the cooperative in the locality, to campaign for and mobilize people to join the cooperative and supervise the implementation of the legislation on cooperatives.
Article 6.- The Ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and the People’s Committee of different levels shall appoint qualified cadres to assist their leaders in performing the function of State management over the cooperatives.
Article 7.- This Decree takes effect from the date of its promulgation. The earlier stipulations which are contrary to this Decree are now annulled.
Article 8.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government and the President of the Vietnam Union of Cooperatives shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực