Chương VI Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1992: Tổ chức của Viện kiểm sát Nhân dân
Số hiệu: | 03-LCTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Lê Đức Anh |
Ngày ban hành: | 08/10/1992 | Ngày hiệu lực: | 10/10/1992 |
Ngày công báo: | 15/12/1992 | Số công báo: | Số 23 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
12/04/2002 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Các Viện kiểm sát quân sự.
1- Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:
- Uỷ ban kiểm sát, các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng và Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm sát;
- Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2- Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, các kiểm sát viên và các điều tra viên.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Lãnh đạo việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác kiểm sát và xây dựng Viện kiểm sát nhân dân về mọi mặt; quyết định những vấn đề về công tác kiểm sát không thuộc thẩm quyền của Uỷ ban kiểm sát;
2- Ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng đối với ngành kiểm sát;
3- Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân các cấp; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành kiểm sát;
4- Quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; quyết định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân địa phương;
5- Chỉ đạo việc xây dựng và trình dự án luật, dự án pháp lệnh theo quy định của pháp luật; đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh khi thấy cần thiết cho việc áp dụng thống nhất pháp luật;
6- Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình;
7- Tham dự các phiên họp của Chính phủ bàn về các vấn đề có liên quan; các phiên họp của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao bàn về việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.
1- Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:
- Viện trưởng;
- Các Phó Viện trưởng;
- Một số kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng cử và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
2- Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng sau đây:
a) Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác của toàn ngành;
b) Dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước;
c) Bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
d) Kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gửi Thủ tướng Chính phủ; báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội về những ý kiến của Viện trưởng không nhất trí với nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; những vụ án hình sự, dân sự quan trọng và những vấn đề quan trọng khác do ít nhất một phần ba tổng số thành viên Uỷ ban kiểm sát yêu cầu.
Nghị quyết của Uỷ ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Uỷ ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước.
1- Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có:
- Viện trưởng;
- Các Phó Viện trưởng;
- Một số kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Viện trưởng cử và trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn.
2- Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng sau đây:
a) Việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác; chỉ thị, thông tư và quyết định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Báo cáo tổng kết công tác với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, báo cáo về tình hình thi hành pháp luật ở địa phương, về công tác kiểm sát ở địa phương trước Hội đồng nhân dân cùng cấp;
c) Những vấn đề quan trọng khác do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định những vấn đề không thuộc thẩm quyền của Uỷ ban kiểm sát.
Nghị quyết của Uỷ ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên Uỷ ban kiểm sát biểu quyết tán thành; trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Uỷ ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
1- Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm có các bộ phận công tác do Viện trưởng, Phó Viện trưởng và một số kiểm sát viên phụ trách, theo sự phân công của Viện trưởng.
2- Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm có Viện trưởng, Phó Viện trưởng và các kiểm sát viên.
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất, đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, nghiệp vụ kiểm sát, điều tra, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa thì có thể được bổ nhiệm làm kiểm sát viên, điều tra viên.
Tiêu chuẩn cụ thể, quy chế tuyển chọn kiểm sát viên và điều tra viên ở Viện kiểm sát mỗi cấp do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
Chế độ tiền lương, phụ cấp, giấy chứng minh, trang phục đối với ngành kiểm sát do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
Tổng biên chế của Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao định và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
Căn cứ vào tổng biên chế do Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định biên chế của Viện kiểm sát nhân dân các địa phương và các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Kinh phí hoạt động của ngành kiểm sát do Chính phủ dự toán sau khi thống nhất với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trình Quốc hội quyết định.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực