Chương 2 Tổ chức Toà án nhân dân 1960: Quyền hạn và tổ chức của Toà án nhân dân các cấp toà án nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương.
Số hiệu: | 19-LCT | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Hồ Chí Minh |
Ngày ban hành: | 14/07/1960 | Ngày hiệu lực: | 26/07/1960 |
Ngày công báo: | 03/08/1960 | Số công báo: | Số 32 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN CÁC CẤP TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH, THỊ XÃ HOẶC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH TƯƠNG ĐƯƠNG.
Toà án nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương xử sơ thẩm những vụ án hình sự và dân sự do pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của các toà án đó.
Toà án nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương có nhiệm vụ hoà giải những vụ tranh chấp về dân sự, phân xử những việc hình sự nhỏ không phải mở phiên toà và hướng dẫn công tác hoà giải ở xã và khu phố.
Toà án nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương gồm có Chánh án và thẩm phán, nếu cần thiết thì có Phó chánh án.
TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG HOẶC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH TƯƠNG ĐƯƠNG.
Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương có thẩm quyền:
- Sơ thẩm những vụ án hình sự và dân sự do pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của các toà án đó và những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp dưới mà các toà án đó lấy lên để xử;
- Phúc thẩm những bản án và quyết định của Toà án nhân dân cấp dưới bị chống án hoặc bị kháng nghị.
Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương gồm có Chánh án, một hoặc nhiều Phó chánh án và các thẩm phán.
Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Toà án nhân dân địa phương và các Toà án quân sự.
Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền:
- Sơ thẩm những vụ án do pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tối cao và những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp dưới mà Toà án nhân dân tối cao lấy lên để xử;
- Phúc thẩm những bản án và quyết định của Toà án nhân dân cấp dưới bị chống án hoặc bị kháng nghị;
- Xét lại hoặc giao cho Toà án nhân dân cấp dưới xét lại những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật những phát hiện có sai lầm;
- Duyệt lại các bản án tử hình trước khi các bản án đó được đem thi hành.
Toà án nhân dân tối cao nghiên cứu những quy định về tổ chức tư pháp, thủ tục tố tụng, luật hình sự, dân sự, phụ trách việc huấn luyện, đào tạo cán bộ Toà án nhân dân và phụ trách việc tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân. Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn các Toà án nhân dân cấp dưới áp dụng pháp luật, đường lối, chính sách và thủ tục tố tụng trong việc xét xử.
Toà án nhân dân tối cao có quyền trình Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự án luật, dự án pháp lệnh về những vấn đề thuộc phạm vi công tác chuyên môn của mình.
Toà án nhân dân tối cao gồm có Chánh án, một hoặc nhiều Phó chánh án, các thẩm phán và thẩm phán dự khuyết.
Toà án nhân dân tối cao có những Toà chuyên trách về hình sự, dân sự và quân sự.
Tổ chức của Toà án nhân dân tối cao để xử phúc thẩm do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
Tổ chức Toà án nhân dân tối cao do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
Bộ máy làm việc và biên chế của các Toà án nhân dân địa phương các cấp do Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện theo quy định chung về bộ máy làm việc và biên chế của các cơ quan Nhà nước.
Tại các Toà án nhân dân địa phương có nhân viên chấp hành án làm nhiệm vụ thi hành những bản án và quyết định về dân sự, những khoản xử về bồi thường và tài sản trong các bản án và quyết định về hình sự.
Cơ quan Công an có nhiệm vụ thi hành những khoản hình phạt trong những bản án và quyết định về hình sự, trừ những khoản phạt tiền
Toà án nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương xử sơ thẩm những vụ án hình sự và dân sự do pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của các toà án đó.
Toà án nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương có nhiệm vụ hoà giải những vụ tranh chấp về dân sự, phân xử những việc hình sự nhỏ không phải mở phiên toà và hướng dẫn công tác hoà giải ở xã và khu phố.
Toà án nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương gồm có Chánh án và thẩm phán, nếu cần thiết thì có Phó chánh án.
TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG HOẶC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH TƯƠNG ĐƯƠNG.
Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương có thẩm quyền:
- Sơ thẩm những vụ án hình sự và dân sự do pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của các toà án đó và những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp dưới mà các toà án đó lấy lên để xử;
- Phúc thẩm những bản án và quyết định của Toà án nhân dân cấp dưới bị chống án hoặc bị kháng nghị.
Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương gồm có Chánh án, một hoặc nhiều Phó chánh án và các thẩm phán.
Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền:
- Sơ thẩm những vụ án do pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tối cao và những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp dưới mà Toà án nhân dân tối cao lấy lên để xử;
- Phúc thẩm những bản án và quyết định của Toà án nhân dân cấp dưới bị chống án hoặc bị kháng nghị;
- Xét lại hoặc giao cho Toà án nhân dân cấp dưới xét lại những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật những phát hiện có sai lầm;
- Duyệt lại các bản án tử hình trước khi các bản án đó được đem thi hành.
Toà án nhân dân tối cao nghiên cứu những quy định về tổ chức tư pháp, thủ tục tố tụng, luật hình sự, dân sự, phụ trách việc huấn luyện, đào tạo cán bộ Toà án nhân dân và phụ trách việc tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân. Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn các Toà án nhân dân cấp dưới áp dụng pháp luật, đường lối, chính sách và thủ tục tố tụng trong việc xét xử.
Toà án nhân dân tối cao có quyền trình Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự án luật, dự án pháp lệnh về những vấn đề thuộc phạm vi công tác chuyên môn của mình.
Toà án nhân dân tối cao gồm có Chánh án, một hoặc nhiều Phó chánh án, các thẩm phán và thẩm phán dự khuyết.
Toà án nhân dân tối cao có những Toà chuyên trách về hình sự, dân sự và quân sự.
Tổ chức của Toà án nhân dân tối cao để xử phúc thẩm do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
Tại các Toà án nhân dân địa phương có nhân viên chấp hành án làm nhiệm vụ thi hành những bản án và quyết định về dân sự, những khoản xử về bồi thường và tài sản trong các bản án và quyết định về hình sự.
Cơ quan Công an có nhiệm vụ thi hành những khoản hình phạt trong những bản án và quyết định về hình sự, trừ những khoản phạt tiền.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực