Chương 2 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp 1962: Hội đồng nhân dân các cấp
Số hiệu: | 51/LCT | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Hồ Chí Minh |
Ngày ban hành: | 27/10/1962 | Ngày hiệu lực: | 11/11/1962 |
Ngày công báo: | 28/11/1962 | Số công báo: | Số 44 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
09/07/1983 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Mục 1: NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP
Hội đồng nhân dân các cấp bảo đảm sự tôn trọng và chấp hành pháp luật của Nhà nước ở địa phương, duy trì trật tự an ninh và bảo vệ tài sản công cộng ở địa phương.
Trong phạm vi pháp luật đã quy định, Hội đồng nhân dân các cấp quyết định các vấn đề về kinh tế, văn hoá và xã hội của địa phương, phát huy mọi khả năng của địa phương nhằm thực hiện những nhiệm vụ chung của Nhà nước ở địa phương và nâng cao đời sống của nhân dân địa phương.
Hội đồng nhân dân các cấp bảo hộ quyền lợi của công dân ở địa phương và chăm lo việc công dân ở địa phương làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước.
Hội đồng nhân dân các cấp bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc, giữ vững và tăng cường sự đoàn kết giữa các dân tộc.
Căn cứ vào pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên, Hội đồng nhân dân các cấp ra những nghị quyết thi hành ở địa phương.
Những nghị quyết về những vấn đề mà pháp luật quy định thuộc quyền phê chuẩn của cấp trên thì, trước khi thi hành, phải được cấp trên phê chuẩn.
Hội đồng nhân dân các cấp bầu ra Uỷ ban hành chính và Toà án nhân dân cấp mình và có quyền bãi miễn những thành viên của các cơ quan ấy.
Hội đồng nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Căn cứ vào kế hoạch của Nhà nước, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá và những sự nghiệp lợi ích công cộng của tỉnh, thành phố và quyết định các chủ trương công tác khác, phát huy mọi khả năng của địa phương nhằm bảo đảm thực hiện những nhiệm vụ chung của Nhà nước ở địa phương và không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân địa phương;
- Xét duyệt dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách của tỉnh, thành phố; quyết định các khoản thu cho ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;
- Căn cứ vào pháp luật của Nhà nước, ra những quy định về trật tự trị an, về vệ sinh chung và những quy định về các vấn đề khác của tỉnh, thành phố.
Hội đồng nhân Dân huyện có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Quyết định các chủ trương và biện pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá trong huyện do tỉnh hoặc thành phố giao cho;
- Căn cứ vào điều kiện của huyện, quyết định việc xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá và xã hội của cấp huyện;
- Xét duyệt dự trù và quyết toán chi tiêu của cấp huyện;
- Căn cứ vào pháp luật của Nhà nước, ra những quy định về trật tự trị an, về vệ sinh chung của huyện.
Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh và Hội đồng nhân dân thị xã có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Căn cứ vào kế hoạch kinh tế và văn hoá của cấp trên, quyết định kế hoạch phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp, nông nghiệp, văn hoá và những sự nghiệp lợi ích công cộng của thành phố, thị xã;
- Xét duyệt dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách của thành phố, thị xã;
- Căn cứ vào pháp luật của Nhà nước, ra những quy định về trật tự trị an, về vệ sinh chung của thành phố, thị xã.
Hội đồng nhân dân khu phố có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Quyết định các chủ trương và biện pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá trong khu phố do thành phố giao cho;
- Căn cứ vào điều kiện của khu phố, quyết định việc xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá và xã hội của cấp khu phố;
- Xét duyệt dự trù và quyết toán chi tiêu của khu phố.
Hội đồng nhân dân xã và Hội đồng nhân dân thị trấn có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Căn cứ vào kế hoạch kinh tế và văn hoá của cấp trên, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá và những sự nghiệp lợi ích công cộng của xã, thị trấn;
- Xét duyệt dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách của xã, thị trấn;
- Căn cứ vào pháp luật của Nhà nước, ra những quy định về trật tự trị an, về vệ sinh chung của xã, thị trấn. Những quy định này, trước khi thi hành, phải được Uỷ ban hành chính cấp trên trực tiếp phê chuẩn.
Mục 2: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP TRONG KHU TỰ TRỊ
Hội đồng nhân dân khu tự trị có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Bảo đảm sự tôn trọng và chấp hành pháp luật của Nhà nước ở địa phương; bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc, giữ vững và tăng cường sự đoàn kết giữa các dân tộc; duy trì trật tự an ninh và bảo vệ tài sản công cộng, bảo hộ quyền lợi của công dân và chăm lo việc công dân làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước;
- Căn cứ vào kế hoạch của Nhà nước và đặc điểm tình hình trong khu tự trị, quyết định phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế trong khu tự trị; quyết định kế hoạch phát triển văn hoá dân tộc và đào tạo cán bộ dân tộc trong khu tự trị;
- Quyết định kế hoạch xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá và xã hội của cấp khu;
- Xét duyệt dự trù và quyết toán chi tiêu của cấp khu;
- Căn cứ vào pháp luật của Nhà nước và chiếu theo những đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của các dân tộc ở địa phương, đặt ra điều lệ tự trị và những điều lệ về những vấn đề riêng biệt để thi hành ở địa phương sau khi đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn;
- Bầu ra Uỷ ban hành chính và Toà án nhân dân khu tự trị và bãi miễn những thành viên của các cơ quan ấy.
Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, khu phố, xã, thị trấn trong khu tự trị có những nhiệm vụ và quyền hạn như các Hội đồng nhân dân cấp tương đương quy định ở các điều trong mục 1 của chương này.
Mục 3: HỘI NGHỊ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Điều 22
Hội nghị Hội đồng nhân dân cấp nào do Uỷ ban hành chính cấp ấy triệu tập.
Kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Hội đồng nhân dân do Uỷ ban hành chính khoá trước triệu tập chậm nhất là bốn mươi nhăm ngày sau ngày bầu cử xong đại biểu Hội đồng nhân dân mới.
Các Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, khu phố, xã,
thị trấn ba tháng họp một kỳ.
Các Hội đồng nhân dân khu vực tự trị, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện sáu tháng họp một kỳ.
Uỷ ban hành chính các cấp triệu tập hội nghị bất thường của Hội đồng nhân dân cấp mình khi xét thấy cần thiết hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình yêu cầu.
Hội đồng nhân dân họp công khai.
Ngày họp, nơi họp và chương trình làm việc của hội nghị Hội đồng nhân dân phải được công bố trước để nhân dân biết.
Trong trường hợp đặc biệt, Hội đồng nhân dân có thể họp kín theo đề nghị của đoàn Chủ tịch hội nghị hoặc của Uỷ ban hành chính.
Khi Hội đồng nhân dân họp, những người không phải là đại biểu Hội đồng nhân dân có thể được mời tới dự hội nghị và có thể phát biểu ý kiến, nhưng không có quyền biểu quyết.
Mỗi kỳ họp, Hội đồng nhân dân bầu ra đoàn Chủ tịch và đoàn thư ký của kỳ họp.
Các nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải được quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.
Hội đồng nhân dân biểu quyết bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín.
Mục 4: CÁC BAN HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Tuỳ theo nhu cầu công tác, Hội đồng nhân dân có thể thành lập các ban của Hội đồng nhân dân.
Trong phạm vi công tác của mình, các ban của Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ giúp Hội đồng nhân dân tìm hiểu ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, góp ý kiến với Hội đồng nhân dân trong việc xây dựng và thực hiện những chủ trương công tác ở địa phương.
Thành viên của các ban do Hội đồng nhân dân cử trong Hội đồng nhân dân và, khi cần, có thể cử thêm người ngoài Hội đồng nhân dân.
Trong khi làm công việc do ban giao cho, các thành viên của các ban không thoát ly sản xuất hoặc công tác chuyên môn của mình.
Mục 5: ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Đại biểu Hội đồng nhân dân phải trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, gương mẫu tuân theo Hiến pháp và pháp luật, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.
Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
Đại biểu Hội đồng nhân dân động viên nhân dân chấp hành những nghị quyết và quyết định của Hội đồng nhân dân, của Uỷ ban hành chính địa phương và của các cơ quan nhà nước cấp trên.
Từng thời kỳ một, Đại biểu Hội đồng nhân dân phải báo cáo với cử tri về hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Uỷ ban hành chính và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban hành chính.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền dự các kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp dưới thuộc đơn vị đã bầu ra mình, có quyền phát biểu ý kiến, nhưng không có quyền biểu quyết.
Trong thời gian Hội đồng nhân dân họp, nếu không có sự đồng ý của đoàn Chủ tịch hội nghị thì không được bắt giam hoặc truy tố đại biểu Hội đồng nhân dân. Trong trường hợp phạm pháp quả tang hoặc trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan có trách nhiệm, khi tạm giữ một đại biểu, phải lập tức báo cáo với đoàn Chủ tịch hội nghị.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể bị cử tri bãi miễn nếu không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
Việc đưa một đại biểu Hội đồng nhân dân ra để cử tri biểu quyết bãi miễn do Hội đồng nhân dân quyết định.
Việc bỏ phiếu biểu quyết bãi miễn đại biểu được tiến hành theo cách thức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Đại biểu Hội đồng nhân dân nào phạm pháp và bị Toà án phạt tù thì đương nhiên mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể xin từ chức vì lý do không thể đảm nhiệm được nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân.
Việc xin từ chức của đại biểu Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân xét định.
Trong nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân, khi khuyết đại biểu thì có thể tổ chức bầu cử bổ sung.
Hội đồng Chính phủ quyết định việc bầu cử bổ sung đại biểu của các Hội đồng nhân dân khu tự trị, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Uỷ ban hành chính tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc bầu cử bổ sung đại biểu của các Hội đồng nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, khu phố, xã, thị trấn.
Khi đi họp và trong thời gian hội nghị Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân được hưởng cấp phí đi đường và chế độ phụ cấp do Hội đồng Chính phủ quy định. Nếu đại biểu Hội đồng nhân dân là người ăn lương Nhà nước, thì vẫn được hưởng lương của mình và cấp phí đi đường nhưng không hưởng phụ cấp nói trên.
Hội đồng nhân dân các cấp bảo đảm sự tôn trọng và chấp hành pháp luật của Nhà nước ở địa phương, duy trì trật tự an ninh và bảo vệ tài sản công cộng ở địa phương.
Trong phạm vi pháp luật đã quy định, Hội đồng nhân dân các cấp quyết định các vấn đề về kinh tế, văn hoá và xã hội của địa phương, phát huy mọi khả năng của địa phương nhằm thực hiện những nhiệm vụ chung của Nhà nước ở địa phương và nâng cao đời sống của nhân dân địa phương.
Hội đồng nhân dân các cấp bảo hộ quyền lợi của công dân ở địa phương và chăm lo việc công dân ở địa phương làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước.
Hội đồng nhân dân các cấp bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc, giữ vững và tăng cường sự đoàn kết giữa các dân tộc.
Căn cứ vào pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên, Hội đồng nhân dân các cấp ra những nghị quyết thi hành ở địa phương.
Những nghị quyết về những vấn đề mà pháp luật quy định thuộc quyền phê chuẩn của cấp trên thì, trước khi thi hành, phải được cấp trên phê chuẩn.
Hội đồng nhân dân các cấp bầu ra Uỷ ban hành chính và Toà án nhân dân cấp mình và có quyền bãi miễn những thành viên của các cơ quan ấy.
Hội đồng nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Căn cứ vào kế hoạch của Nhà nước, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá và những sự nghiệp lợi ích công cộng của tỉnh, thành phố và quyết định các chủ trương công tác khác, phát huy mọi khả năng của địa phương nhằm bảo đảm thực hiện những nhiệm vụ chung của Nhà nước ở địa phương và không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân địa phương;
- Xét duyệt dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách của tỉnh, thành phố; quyết định các khoản thu cho ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;
- Căn cứ vào pháp luật của Nhà nước, ra những quy định về trật tự trị an, về vệ sinh chung và những quy định về các vấn đề khác của tỉnh, thành phố.
Hội đồng nhân Dân huyện có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Quyết định các chủ trương và biện pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá trong huyện do tỉnh hoặc thành phố giao cho;
- Căn cứ vào điều kiện của huyện, quyết định việc xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá và xã hội của cấp huyện;
- Xét duyệt dự trù và quyết toán chi tiêu của cấp huyện;
- Căn cứ vào pháp luật của Nhà nước, ra những quy định về trật tự trị an, về vệ sinh chung của huyện.
Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh và Hội đồng nhân dân thị xã có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Căn cứ vào kế hoạch kinh tế và văn hoá của cấp trên, quyết định kế hoạch phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp, nông nghiệp, văn hoá và những sự nghiệp lợi ích công cộng của thành phố, thị xã;
- Xét duyệt dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách của thành phố, thị xã;
- Căn cứ vào pháp luật của Nhà nước, ra những quy định về trật tự trị an, về vệ sinh chung của thành phố, thị xã.
Hội đồng nhân dân khu phố có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Quyết định các chủ trương và biện pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá trong khu phố do thành phố giao cho;
- Căn cứ vào điều kiện của khu phố, quyết định việc xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá và xã hội của cấp khu phố;
- Xét duyệt dự trù và quyết toán chi tiêu của khu phố.
Hội đồng nhân dân xã và Hội đồng nhân dân thị trấn có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Căn cứ vào kế hoạch kinh tế và văn hoá của cấp trên, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá và những sự nghiệp lợi ích công cộng của xã, thị trấn;
- Xét duyệt dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách của xã, thị trấn;
- Căn cứ vào pháp luật của Nhà nước, ra những quy định về trật tự trị an, về vệ sinh chung của xã, thị trấn. Những quy định này, trước khi thi hành, phải được Uỷ ban hành chính cấp trên trực tiếp phê chuẩn.
Hội đồng nhân dân khu tự trị có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Bảo đảm sự tôn trọng và chấp hành pháp luật của Nhà nước ở địa phương; bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc, giữ vững và tăng cường sự đoàn kết giữa các dân tộc; duy trì trật tự an ninh và bảo vệ tài sản công cộng, bảo hộ quyền lợi của công dân và chăm lo việc công dân làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước;
- Căn cứ vào kế hoạch của Nhà nước và đặc điểm tình hình trong khu tự trị, quyết định phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế trong khu tự trị; quyết định kế hoạch phát triển văn hoá dân tộc và đào tạo cán bộ dân tộc trong khu tự trị;
- Quyết định kế hoạch xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá và xã hội của cấp khu;
- Xét duyệt dự trù và quyết toán chi tiêu của cấp khu;
- Căn cứ vào pháp luật của Nhà nước và chiếu theo những đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của các dân tộc ở địa phương, đặt ra điều lệ tự trị và những điều lệ về những vấn đề riêng biệt để thi hành ở địa phương sau khi đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn;
- Bầu ra Uỷ ban hành chính và Toà án nhân dân khu tự trị và bãi miễn những thành viên của các cơ quan ấy.
Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, khu phố, xã, thị trấn trong khu tự trị có những nhiệm vụ và quyền hạn như các Hội đồng nhân dân cấp tương đương quy định ở các điều trong mục 1 của chương này.
Hội nghị Hội đồng nhân dân cấp nào do Uỷ ban hành chính cấp ấy triệu tập.
Kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Hội đồng nhân dân do Uỷ ban hành chính khoá trước triệu tập chậm nhất là bốn mươi nhăm ngày sau ngày bầu cử xong đại biểu Hội đồng nhân dân mới.
Các Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, khu phố, xã,
thị trấn ba tháng họp một kỳ.
Các Hội đồng nhân dân khu vực tự trị, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện sáu tháng họp một kỳ.
Uỷ ban hành chính các cấp triệu tập hội nghị bất thường của Hội đồng nhân dân cấp mình khi xét thấy cần thiết hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình yêu cầu.
Hội đồng nhân dân họp công khai.
Ngày họp, nơi họp và chương trình làm việc của hội nghị Hội đồng nhân dân phải được công bố trước để nhân dân biết.
Trong trường hợp đặc biệt, Hội đồng nhân dân có thể họp kín theo đề nghị của đoàn Chủ tịch hội nghị hoặc của Uỷ ban hành chính.
Khi Hội đồng nhân dân họp, những người không phải là đại biểu Hội đồng nhân dân có thể được mời tới dự hội nghị và có thể phát biểu ý kiến, nhưng không có quyền biểu quyết.
Mỗi kỳ họp, Hội đồng nhân dân bầu ra đoàn Chủ tịch và đoàn thư ký của kỳ họp.
Các nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải được quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.
Hội đồng nhân dân biểu quyết bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín.
Tuỳ theo nhu cầu công tác, Hội đồng nhân dân có thể thành lập các ban của Hội đồng nhân dân.
Trong phạm vi công tác của mình, các ban của Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ giúp Hội đồng nhân dân tìm hiểu ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, góp ý kiến với Hội đồng nhân dân trong việc xây dựng và thực hiện những chủ trương công tác ở địa phương.
Thành viên của các ban do Hội đồng nhân dân cử trong Hội đồng nhân dân và, khi cần, có thể cử thêm người ngoài Hội đồng nhân dân.
Trong khi làm công việc do ban giao cho, các thành viên của các ban không thoát ly sản xuất hoặc công tác chuyên môn của mình.
Đại biểu Hội đồng nhân dân phải trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, gương mẫu tuân theo Hiến pháp và pháp luật, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.
Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
Đại biểu Hội đồng nhân dân động viên nhân dân chấp hành những nghị quyết và quyết định của Hội đồng nhân dân, của Uỷ ban hành chính địa phương và của các cơ quan nhà nước cấp trên.
Từng thời kỳ một, Đại biểu Hội đồng nhân dân phải báo cáo với cử tri về hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Uỷ ban hành chính và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban hành chính.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền dự các kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp dưới thuộc đơn vị đã bầu ra mình, có quyền phát biểu ý kiến, nhưng không có quyền biểu quyết.
Trong thời gian Hội đồng nhân dân họp, nếu không có sự đồng ý của đoàn Chủ tịch hội nghị thì không được bắt giam hoặc truy tố đại biểu Hội đồng nhân dân. Trong trường hợp phạm pháp quả tang hoặc trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan có trách nhiệm, khi tạm giữ một đại biểu, phải lập tức báo cáo với đoàn Chủ tịch hội nghị.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể bị cử tri bãi miễn nếu không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
Việc đưa một đại biểu Hội đồng nhân dân ra để cử tri biểu quyết bãi miễn do Hội đồng nhân dân quyết định.
Việc bỏ phiếu biểu quyết bãi miễn đại biểu được tiến hành theo cách thức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Đại biểu Hội đồng nhân dân nào phạm pháp và bị Toà án phạt tù thì đương nhiên mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể xin từ chức vì lý do không thể đảm nhiệm được nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân.
Việc xin từ chức của đại biểu Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân xét định.
Trong nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân, khi khuyết đại biểu thì có thể tổ chức bầu cử bổ sung.
Hội đồng Chính phủ quyết định việc bầu cử bổ sung đại biểu của các Hội đồng nhân dân khu tự trị, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Uỷ ban hành chính tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc bầu cử bổ sung đại biểu của các Hội đồng nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, khu phố, xã, thị trấn.
Khi đi họp và trong thời gian hội nghị Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân được hưởng cấp phí đi đường và chế độ phụ cấp do Hội đồng Chính phủ quy định. Nếu đại biểu Hội đồng nhân dân là người ăn lương Nhà nước, thì vẫn được hưởng lương của mình và cấp phí đi đường nhưng không hưởng phụ cấp nói trên.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực