Chương 1 Luật tiếp công dân 2013 : Những quy định chung
Số hiệu: | 42/2013/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 07/01/2014 |
Ngày công báo: | 30/12/2013 | Số công báo: | Từ số 1005 đến số 1006 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các trường hợp CQNN được từ chối tiếp công dân
Từ 01/7/2014, việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm khách quan…
Tuy nhiên, có những trường hợp cho phép người tiếp công dân được quyền từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân, đó là:
- Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
- Người khiếu nại, tố cáo đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Nội dung trên được quy định tại Luật tiếp công dân 2013
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Luật này quy định về trách nhiệm tiếp công dân; quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tổ chức hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị và điều kiện bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân.
2. Việc tiếp đại diện của cơ quan, tổ chức đến khiếu nại, kiến nghị, phản ánh, tiếp người nước ngoài đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được thực hiện như đối với tiếp công dân.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật này đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.
Tiếp công dân bao gồm tiếp công dân thường xuyên, tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân đột xuất.
2. Kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó.
3. Nơi tiếp công dân bao gồm Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân hoặc nơi làm việc khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân bố trí và phải được thông báo công khai hoặc thông báo trước cho người được tiếp.
Điều 3. Nguyên tắc tiếp công dân
1. Việc tiếp công dân phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
3. Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Trách nhiệm tiếp công dân
1. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân bao gồm:
a) Chính phủ;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng cục và tổ chức tương đương; cục;
c) Ủy ban nhân dân các cấp;
d) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
đ) Các cơ quan của Quốc hội;
e) Hội đồng nhân dân các cấp;
g) Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước.
2. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
3. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức việc tiếp công dân phù hợp với yêu cầu, quy mô, tính chất hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
Căn cứ vào quy định của Luật này, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội quy định về việc tiếp công dân trong cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống mình; Chính phủ quy định cụ thể việc tiếp công dân tại các cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 5. Quản lý công tác tiếp công dân
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân; trực tiếp quản lý công tác tiếp công dân của các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương.
Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý công tác tiếp công dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm chỉ đạo, điều hòa, phối hợp việc tổ chức hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội.
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức và quản lý công tác tiếp công dân của Tòa án nhân dân các cấp, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, các đơn vị thuộc Kiểm toán nhà nước.
Các cơ quan quy định tại khoản này có trách nhiệm định kỳ tổng kết và thông báo kết quả tổ chức tiếp công dân thuộc phạm vi quản lý của cơ quan mình cho Chính phủ để tổng hợp chung báo cáo Quốc hội.
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
2. Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp.
3. Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
4. Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng.
5. Xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
6. Đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ.
7. Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân.
8. Vi phạm các quy định khác trong nội quy, quy chế tiếp công dân
1. Luật này quy định về trách nhiệm tiếp công dân; quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tổ chức hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị và điều kiện bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân.
2. Việc tiếp đại diện của cơ quan, tổ chức đến khiếu nại, kiến nghị, phản ánh, tiếp người nước ngoài đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được thực hiện như đối với tiếp công dân.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật này đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.
Tiếp công dân bao gồm tiếp công dân thường xuyên, tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân đột xuất.
2. Kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó.
3. Nơi tiếp công dân bao gồm Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân hoặc nơi làm việc khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân bố trí và phải được thông báo công khai hoặc thông báo trước cho người được tiếp.
1. Việc tiếp công dân phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
3. Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
1. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân bao gồm:
a) Chính phủ;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng cục và tổ chức tương đương; cục;
c) Ủy ban nhân dân các cấp;
d) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
đ) Các cơ quan của Quốc hội;
e) Hội đồng nhân dân các cấp;
g) Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước.
2. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
3. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức việc tiếp công dân phù hợp với yêu cầu, quy mô, tính chất hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
Căn cứ vào quy định của Luật này, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội quy định về việc tiếp công dân trong cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống mình; Chính phủ quy định cụ thể việc tiếp công dân tại các cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân; trực tiếp quản lý công tác tiếp công dân của các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương.
Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý công tác tiếp công dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm chỉ đạo, điều hòa, phối hợp việc tổ chức hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội.
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức và quản lý công tác tiếp công dân của Tòa án nhân dân các cấp, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, các đơn vị thuộc Kiểm toán nhà nước.
Các cơ quan quy định tại khoản này có trách nhiệm định kỳ tổng kết và thông báo kết quả tổ chức tiếp công dân thuộc phạm vi quản lý của cơ quan mình cho Chính phủ để tổng hợp chung báo cáo Quốc hội.
1. Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
2. Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp.
3. Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
4. Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng.
5. Xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
6. Đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ.
7. Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân.
8. Vi phạm các quy định khác trong nội quy, quy chế tiếp công dân
Article 1. Scope of regulation
1. This Law prescribes the responsibility for receiving citizens; rights and obligations of persons making complaints, denunciations, petitions and reports; the organization of citizen reception activities at citizen reception offices and citizen reception places of agencies, organizations and units, and conditions to ensure citizen reception activities.
2. The reception of representatives of agencies or organizations making complaints, petitions or reports and reception of foreigners making complaints, denunciations, petitions or reports are the same as citizen reception.
Article 2. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Citizen reception means the reception by an agency or organization or a unit or person provided in Article 4 of this Law of a citizen to listen to and receive his/her complaint, denunciation, petition or report and gives him/her explanations and instructions on making complaints, denunciations, petitions or reports in accordance with law.
Citizen reception includes regular, periodical and irregular receptions of citizens.
2. Petition or report means a citizen’s provision of information, presentation of opinions and expectations, or suggestion of solutions to a competent agency, organization, unit or person regarding matters related to the implementation of guidelines, policies and laws and management work in all fields of social life under the responsibility of that agency, organization, unit or person.
3. Citizen reception places include citizen reception offices, citizen reception places or other places arranged by agencies, organizations or units responsible for citizen reception, which must be publicly notified or notified in advance to received persons.
Article 3. Principles of citizen reception
1. Citizen reception must be conducted at citizen reception places of agencies, organizations or units.
2. Citizen reception must ensure publicity, democracy and timeliness; simple and convenient formalities; confidentiality and safety for denunciators in accordance with law; objectivity, equality and non-discrimination.
3. Respect and facilitation for citizens to make complaints, denunciations, petitions and reports in accordance with law.
Article 4. Responsibility for citizen reception
1. State agencies responsible for receiving citizens include:
a/ The Government;
b/ Ministries, ministerial-level agencies; directorates and equivalent organizations; state management departments;
c/ People’s Committees of all levels;
d/ Specialized agencies of provincial-level People’s Committees; specialized agencies of district-level People’s Committees;
dd/ Agencies of the National Assembly;
e/ People’s Councils of all levels;
g/ People’s Courts, People’s Procuracies and State Audit Offices.
2. National Assembly deputies and deputies of People’s Councils of all levels shall receive citizens in accordance with this Law and other relevant legal documents.
3. Within the ambit of their functions, tasks and powers, political organizations, the Vietnam Fatherland Front Committee, socio-political organizations, government-attached agencies and public non-business units shall receive citizens in conformity with the requirements, scope and characteristics of their operations.
Pursuant to this Law, central agencies of political organizations, the Vietnam Fatherland Front Committee and socio-political organizations shall prescribe citizen reception at agencies and organizations within their systems. The Government shall prescribe citizen reception at government-attached agencies and public non-business units.
Article 5. Management of citizen reception work
1. The Government shall uniformly perform the state management of citizen reception work; and directly manage citizen reception work of state administrative agencies at central and local levels.
The Government Inspectorate shall take responsibility before the Government for performing the state management of citizen reception work.
Ministries, ministerial-level agencies and People’s Committees of all levels shall manage citizen reception work within the ambit of their tasks and powers.
2. The National Assembly Standing Committee shall direct, regulate and coordinate the organization of citizen reception activities of National Assembly agencies and deputies.
Within the ambit of their tasks and powers, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy and the State Audit Office shall organize and manage citizen reception work of People’s Courts, People’s Procuracies of all levels, and units of the State Audit Office respectively.
The agencies specified in this Clause shall periodically review and report on results of citizen reception under their management to the Government for summarization and reporting to the National Assembly.
1. Harassing, troubling or obstructing persons making complaints, denunciations, petitions or reports.
2. Showing irresponsibility in receiving citizens; losing or distorting information or documents provided by persons making complaints, denunciations, petitions or reports.
3. Showing discrimination when receiving citizens.
4. Taking advantage of the rights to complain, denounce, petition and report in order to cause public disorder.
5. Distorting or slandering, causing damage to agencies, organizations, units or individuals.
6. Intimidating or offending citizen reception agencies, organizations, units or officers or other officials on duty.
7. Inciting, forcing, inducing, dragging or bribing others to crowd at citizen reception places.
8. Violating other rules and regulations on citizen reception.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực