Chương III Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023: Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự
Số hiệu: | 25/2023/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 24/11/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2025 |
Ngày công báo: | 08/01/2024 | Số công báo: | Từ số 35 đến số 36 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Chưa có hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Xác định phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ, phòng chống các hành vi xâm hại đến an toàn, bí mật của công trình quốc phòng và khu quân sự; phòng chống thiên tai, hỏa hoạn.
3. Bảo đảm an toàn về người, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và cơ sở vật chất trong quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; xây dựng địa bàn nơi có công trình quốc phòng và khu quân sự ổn định về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
1. Phạm vi khu vực cấm của công trình quốc phòng và khu quân sự xác định theo từng loại, nhóm, yêu cầu quản lý bảo vệ, vị trí, điều kiện địa hình, dân cư nơi có công trình quốc phòng, khu quân sự và được quy định như sau:
a) Phạm vi khu vực cấm của công trình quốc phòng được xác định theo ranh giới sử dụng mặt đất, mặt nước và phần mở rộng từ ranh giới đó ra xung quanh. Phần mở rộng được xác định theo từng loại, nhóm công trình quốc phòng không vượt quá 55 mét trên mặt đất, 500 mét trên mặt nước;
b) Phạm vi khu vực cấm của khu quân sự được xác định theo ranh giới sử dụng mặt đất, mặt nước của khu quân sự hoặc khoảng không của khu quân sự khi được thiết lập trên không;
c) Phạm vi khu vực cấm trong lòng đất, dưới mặt nước, trên không của công trình quốc phòng và khu quân sự được xác định theo mặt thẳng đứng từ đường ranh giới khu vực cấm từ mặt đất, mặt nước trở xuống không giới hạn về chiều sâu, lên trên không chiều cao không quá 5.000 mét;
d) Phạm vi khu vực cấm được thể hiện trên sơ đồ, bản đồ và thực địa; có tường rào, hàng rào, hào ngăn cách hoặc cột mốc, biển báo, phao tiêu để xác định ranh giới.
2. Phạm vi khu vực bảo vệ của công trình quốc phòng và khu quân sự được xác định từ ranh giới của khu vực cấm trở ra xung quanh một khoảng cách nhất định theo từng loại, nhóm, được thể hiện trên sơ đồ, bản đồ và thực địa, có cột mốc, biển báo, phao tiêu để xác định và được quy định như sau:
a) Khoảng cách từ ranh giới của khu vực cấm trở ra xung quanh của công trình quốc phòng và khu quân sự Nhóm đặc biệt không quá 600 mét, Nhóm I không quá 300 mét, Nhóm II và Nhóm III không quá 200 mét;
b) Đối với công trình quốc phòng bảo đảm cho các loại vũ khí trang bị thì phạm vi khu vực bảo vệ được xác định theo tính năng chiến thuật, kỹ thuật, bảo đảm không làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của từng loại vũ khí trang bị.
3. Phạm vi vành đai an toàn công trình quốc phòng và khu quân sự được tính từ ranh giới phía ngoài của khu vực bảo vệ hoặc khu vực cấm trở ra xung quanh một khoảng cách nhất định theo loại, nhóm, yêu cầu quản lý, bảo vệ, vị trí, điều kiện địa hình, dân cư, được thể hiện trên sơ đồ, bản đồ, văn bản của cấp có thẩm quyền và được quy định như sau:
a) Phạm vi vành đai an toàn công trình quốc phòng và khu quân sự Nhóm đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quy định;
b) Phạm vi vành đai an toàn công trình quốc phòng và khu quân sự Nhóm I, Nhóm II và Nhóm III không quá 1.500 mét.
4. Phạm vi vành đai an toàn kho đạn dược được xác định từ giới hạn trong trở ra xung quanh với khoảng cách bằng bán kính an toàn được thể hiện trên sơ đồ, bản đồ và thực địa, có cột mốc, biển báo, phao tiêu hoặc hào ngăn cách để xác định và được quy định như sau:
a) Giới hạn trong của vành đai an toàn kho đạn dược cách đường cơ bản kho đạn dược không quá 55 mét; đối với kho đạn dược thuộc Ban chỉ huy quân sự cấp huyện và tương đương, giới hạn trong trùng với đường cơ bản;
b) Bán kính an toàn được xác định căn cứ vào cấp kho đạn dược; số lượng, trữ lượng các loại đạn dược, vật liệu nổ cất trữ trong kho được tính toán, quy đổi ra đương lượng TNT. Bán kính an toàn kho đạn dược thuộc Nhóm I và Nhóm II từ 1.200 mét đến 1.500 mét; bán kính an toàn kho đạn dược thuộc Nhóm III từ 800 mét đến 1.000 mét; đối với kho đạn dược thuộc Ban chỉ huy quân sự cấp huyện và tương đương từ 14 mét đến 800 mét;
c) Trường hợp xung quanh kho đạn dược có địa hình, vật che chắn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thì bán kính an toàn quy định tại điểm b khoản này có thể giảm nhưng không quá 50%;
d) Phạm vi vành đai an toàn kho đạn dược trong lòng đất, dưới mặt nước, trên không được xác định theo mặt thẳng đứng từ đường giới hạn ngoài vành đai an toàn trên mặt đất, mặt nước trở xuống không giới hạn về chiều sâu, lên vùng trời chiều cao không quá 5.000 mét.
5. Phạm vi hành lang an toàn kỹ thuật hệ thống ăng-ten quân sự xác định theo tính năng kỹ thuật của từng hệ thống ăng-ten quân sự và được quy định như sau:
a) Hành lang an toàn kỹ thuật của hệ thống ăng-ten thông tin liên lạc là 2.000 mét; hệ thống ăng-ten trinh sát kỹ thuật là 3.000 mét; hệ thống ăng-ten ra-đa và ăng-ten tác chiến điện tử là 5.000 mét;
b) Các chướng ngại vật ăng-ten nằm trong hành lang an toàn kỹ thuật hệ thống ăng-ten quân sự phải cách mép ngoài hệ thống ăng-ten quân sự một khoảng cách tối thiểu để không làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ăng-ten quân sự; việc xác định khoảng cách tối thiểu được căn cứ vào tính năng kỹ thuật của từng hệ thống ăng-ten, đặc điểm của chướng ngại vật ăng-ten.
6. Phạm vi bảo vệ của công trình quốc phòng và khu quân sự quy định tại các điểm a và điểm d khoản 5 Điều 6 của Luật này chỉ xác định khu vực cấm, không xác định khu vực bảo vệ và vành đai an toàn.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này, trừ quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
1. Chế độ bảo vệ đối với khu vực cấm được quy định như sau:
a) Chỉ thực hiện hoạt động quân sự, quốc phòng phù hợp với công năng, nhiệm vụ của công trình quốc phòng, khu quân sự;
b) Người, phương tiện có nhiệm vụ ra, vào khu vực cấm phải mang theo các loại giấy tờ do cấp có thẩm quyền quy định; chỉ thực hiện nhiệm vụ được phê duyệt và chịu sự kiểm tra, hướng dẫn của lực lượng bảo vệ;
c) Không được ghi âm, ghi hình, điều tra, khảo sát, định vị, đo vẽ, ghi chép miêu tả, đăng tải, phát tán trên phương tiện thông tin đại chúng, không gian mạng về công trình quốc phòng, khu quân sự, trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền đồng ý.
2. Chế độ bảo vệ đối với khu vực bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự Nhóm đặc biệt được quy định như sau:
a) Cá nhân, hộ gia đình thường trú trong phạm vi bảo vệ được hoạt động canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp nhưng không được làm biến dạng địa hình tự nhiên;
b) Không được thực hiện hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, xử lý sự cố cháy, nổ, sự cố môi trường, ghi âm, ghi hình, điều tra, khảo sát, định vị, đo vẽ, ghi chép miêu tả, đăng tải, phát tán trên phương tiện thông tin đại chúng, không gian mạng về công trình quốc phòng, khu quân sự, trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền đồng ý.
3. Chế độ bảo vệ đối với khu vực bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự Nhóm I, Nhóm II và Nhóm III được quy định như sau:
a) Không được thăm dò, khai thác tài nguyên, khoáng sản; hoạt động du lịch; thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Được thực hiện các hoạt động khi được cấp có thẩm quyền cho phép: xây dựng công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi, viễn thông, phòng, chống thiên tai, công trình phục vụ phòng, chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn, nhà ở và công trình, vật kiến trúc; trùng tu, sửa chữa các công trình văn hóa, di tích lịch sử; hoạt động của các phương tiện vận chuyển.
4. Chế độ bảo vệ đối với vành đai an toàn công trình quốc phòng và khu quân sự Nhóm đặc biệt được quy định như sau:
a) Hoạt động khai thác tài nguyên rừng, khoáng sản, vật liệu xây dựng, mở mới, mở rộng các điểm du lịch và các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Quốc phòng;
b) Các dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Trong phạm vi vành đai an toàn công trình quốc phòng và khu quân sự Nhóm I, Nhóm II và Nhóm III, việc triển khai dự án phát triển du lịch; thăm dò, khai thác tài nguyên, khoáng sản; dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Quốc phòng.
6. Chế độ bảo vệ đối với vành đai an toàn kho đạn dược được quy định như sau:
a) Không được xây dựng nhà ở, công trình, vật kiến trúc, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này; sử dụng lửa, vật liệu nổ, thiết bị, vật liệu dễ gây cháy, nổ, vật thể bay mang lửa; thăm dò, khai thác tài nguyên, khoáng sản; neo đậu, dừng đỗ phương tiện vận chuyển; săn bắn; tham quan du lịch; hoạt động tập trung đông người;
b) Được thực hiện các hoạt động khi được cấp có thẩm quyền cho phép: xây dựng công trình phục vụ hoạt động trực tiếp của công trình quốc phòng, khu quân sự và kho đạn dược; canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; xây dựng các công trình phục vụ và hoạt động phòng, chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn; xây dựng công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai; xây dựng đường điện cao thế dưới 110 kV trong phạm vi bán kính 500 mét tính từ giới hạn trong của vành đai an toàn kho đạn dược trở ra; ghi âm, ghi hình.
7. Chế độ bảo vệ đối với hành lang an toàn kỹ thuật hệ thống ăng-ten quân sự được quy định như sau:
a) Không được xây dựng nhà ở, công trình, vật kiến trúc vi phạm khoảng cách tối thiểu của các chướng ngại vật ăng-ten nằm trong hành lang an toàn kỹ thuật theo quy định của Chính phủ; thăm dò, khai thác tài nguyên, khoáng sản; săn bắn, nổ mìn; tham quan du lịch và các hoạt động tập trung đông người trong phạm vi 500 mét tính từ mép ngoài hệ thống ăng-ten quân sự trở ra xung quanh;
b) Được thực hiện các hoạt động khi được cấp có thẩm quyền cho phép: canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; xây dựng công trình viễn thông không có phát xạ sóng điện từ; xây dựng công trình thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai không vi phạm khoảng cách tối thiểu của các chướng ngại vật ăng-ten nằm trong hành lang an toàn kỹ thuật theo quy định của Chính phủ; ghi âm, ghi hình.
8. Phương tiện bay không được phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền cấp phép.
9. Hoạt động của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự được quy định như sau:
a) Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được đi lại, hoạt động trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn kho đạn dược và trong phạm vi 500 mét tính từ mép ngoài hệ thống ăng-ten quân sự trở ra xung quanh thuộc hành lang an toàn kỹ thuật hệ thống ăng-ten quân sự, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
b) Người nước ngoài không được cư trú trong phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự Nhóm đặc biệt và Nhóm I thuộc loại A, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
c) Người nước ngoài không được thường trú trong vành đai an toàn công trình quốc phòng và khu quân sự;
d) Việc đi lại, hoạt động, tạm trú trong phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi thực hiện hoạt động ngoại giao nhà nước, hợp tác và đối ngoại quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
10. Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết chế độ bảo vệ đối với công trình quốc phòng, khu quân sự thuộc Nhóm đặc biệt.
11. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền cho phép các hoạt động được thực hiện trong phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, trừ quy định về thẩm quyền tại khoản 4, khoản 5 và điểm d khoản 9 Điều này.
1. Trừ di tích lịch sử - văn hóa, công trình, vật kiến trúc phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng sang mục đích quốc phòng hoặc di dời, phá dỡ để đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Trong khu vực cấm;
b) Trong khu vực bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự Nhóm đặc biệt;
c) Trong vành đai an toàn kho đạn dược;
d) Trong hành lang an toàn kỹ thuật hệ thống ăng-ten quân sự mà vi phạm khoảng cách tối thiểu của các chướng ngại vật ăng-ten;
đ) Trong khu vực bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự bảo đảm cho các loại vũ khí trang bị làm ảnh hưởng đến tính năng chiến thuật, kỹ thuật, hiệu quả sử dụng của vũ khí trang bị đó.
2. Việc xử lý công trình, vật kiến trúc quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Công trình, vật kiến trúc được xây dựng, lắp đặt hợp pháp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì chủ sở hữu được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi thực hiện chuyển mục đích sử dụng sang mục đích quốc phòng hoặc di dời, phá dỡ;
b) Công trình, vật kiến trúc xây dựng, lắp đặt bất hợp pháp buộc phải di dời, phá dỡ thì tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu mọi chi phí liên quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Diện tích đất, đất có mặt nước trong khu vực cấm chưa phải là đất, đất có mặt nước sử dụng vào mục đích quốc phòng phải thu hồi để sử dụng vào mục đích quốc phòng theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Trách nhiệm xử lý công trình, vật kiến trúc, diện tích đất, đất có mặt nước quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được quy định như sau:
a) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, tổng hợp các công trình, vật kiến trúc phải chuyển mục đích sử dụng sang mục đích quốc phòng hoặc di dời, phá dỡ; diện tích đất, đất có mặt nước trong khu vực cấm phải thực hiện thu hồi để sử dụng vào mục đích quốc phòng theo quy định của pháp luật về đất đai; lập phương án, dự kiến nguồn lực thực hiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ, ngành trung ương liên quan thực hiện phương án chuyển mục đích sử dụng hoặc di dời, phá dỡ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
5. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất hoặc di dời, phá dỡ công trình quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.
6. Chính phủ quy định về lộ trình xử lý công trình, vật kiến trúc, diện tích đất, đất có mặt nước trong phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự quy định tại Điều này.
1. Lực lượng bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, bao gồm:
a) Lực lượng của Bộ Quốc phòng làm nòng cốt;
b) Lực lượng của Bộ Công an phối hợp tham gia bảo vệ;
c) Lực lượng bảo vệ của Ban, Bộ, ngành, địa phương được giao quản lý, sử dụng, bảo vệ công trình quốc phòng.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định lực lượng bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, bao gồm:
a) Lực lượng chuyên trách bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự Nhóm đặc biệt và các công trình quốc phòng Nhóm I loại A không niêm cất, lấp phủ;
b) Lực lượng bảo vệ của đơn vị đóng quân trực tiếp quản lý, sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự;
c) Lực lượng thuộc cơ quan quân sự địa phương và Dân quân tự vệ bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự được giao quản lý, sử dụng trên địa bàn.
3. Người đứng đầu Ban, Bộ, ngành trung ương có trách nhiệm tổ chức lực lượng thuộc phạm vi quản lý để bảo vệ công trình sơ tán thời chiến của cơ quan mình; trường hợp không tổ chức được lực lượng bảo vệ thì bàn giao công trình cho Bộ Quốc phòng để bố trí lực lượng thuộc cơ quan quân sự địa phương trực tiếp bảo vệ; khi cần sử dụng, Bộ Quốc phòng giao lại cho Ban, Bộ, ngành trung ương bảo vệ theo quy định của Luật này.
4. Tiêu chuẩn người làm công tác bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự được quy định như sau:
a) Là công dân Việt Nam làm việc trong cơ quan, đơn vị, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;
b) Có đủ tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, lý lịch rõ ràng; chấp hành nghiêm chính sách, pháp luật của Nhà nước;
c) Đủ sức khoẻ bảo đảm thực hiện nhiệm vụ;
d) Được huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao.
1. Nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ được quy định như sau:
a) Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án bảo vệ an ninh, an toàn công trình quốc phòng và khu quân sự;
b) Thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn, hoạt động thu thập thông tin trái phép, xâm phạm, phá hoại công trình quốc phòng và khu quân sự;
c) Tuần tra, canh gác, kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện ra, vào khu vực cấm, khu vực bảo vệ và thực hiện các hoạt động bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
d) Xây dựng đơn vị an toàn; phối hợp với chính quyền địa phương quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự và tổ chức xây dựng địa bàn an toàn;
đ) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyền hạn của lực lượng bảo vệ được quy định như sau:
a) Kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện ra, vào khu vực cấm, khu vực bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;
b) Ngăn chặn người, phương tiện ra, vào khu vực cấm, khu vực bảo vệ, tạm giữ đồ vật, phương tiện khi có căn cứ cho rằng người, phương tiện, đồ vật đó có nguy cơ gây nguy hại đến an toàn của công trình quốc phòng và khu quân sự;
c) Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc sử dụng phương tiện thông tin liên lạc, tạm cấm đường để thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và bảo đảm an toàn cho người, tài sản trong phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự theo quyết định của người chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự theo quy định của Luật này;
đ) Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, an toàn công trình quốc phòng và khu quân sự theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
e) Sử dụng biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
1. Nhiệm vụ của lực lượng phối hợp tham gia bảo vệ được quy định như sau:
a) Chủ trì, phối hợp với lực lượng của Bộ Quốc phòng và chính quyền địa phương bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn có công trình quốc phòng và khu quân sự; đối với khu vực biên giới, biển, đảo thực hiện theo quy định của pháp luật về biên giới quốc gia, biển, đảo và pháp luật có liên quan;
b) Quản lý người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đi lại, hoạt động, cư trú trong phạm vi bảo vệ của công trình quốc phòng và khu quân sự theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
c) Phối hợp với lực lượng trực tiếp bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự trong phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với các hoạt động vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
2. Quyền hạn của lực lượng phối hợp tham gia bảo vệ được quy định như sau:
a) Áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo yêu cầu của lực lượng trực tiếp bảo vệ trong quá trình phối hợp tham gia bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;
b) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, an toàn công trình quốc phòng và khu quân sự theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
c) Sử dụng biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
1. Nhiệm vụ của lực lượng được giao bảo vệ được quy định như sau:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án bảo vệ an ninh, an toàn công trình quốc phòng;
b) Tuần tra, canh gác, kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện ra, vào khu vực cấm, khu vực bảo vệ công trình quốc phòng;
c) Phối hợp với lực lượng quân đội, công an và lực lượng khác trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công trình quốc phòng và xây dựng địa bàn an toàn.
2. Quyền hạn của lực lượng thuộc cơ quan, tổ chức được giao bảo vệ công trình quốc phòng được quy định như sau:
a) Kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện ra, vào khu vực cấm, khu vực bảo vệ công trình quốc phòng;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công trình quốc phòng khi cần thiết;
c) Sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, an toàn công trình quốc phòng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
d) Ngăn chặn người, phương tiện ra, vào khu vực cấm, khu vực bảo vệ; tạm giữ đồ vật, phương tiện khi có căn cứ cho rằng người, đồ vật, phương tiện đó có nguy cơ gây nguy hại đến an toàn của công trình quốc phòng.