Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi bổ sung 2012 số 27/2012/QH13
Số hiệu: | 27/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 27/11/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/02/2013 |
Ngày công báo: | 25/12/2012 | Số công báo: | Từ số 767 đến số 768 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi 2012
Ngày 23/11/2012, Quốc hội đã thông qua Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi 2012, qua đó khắc phục một số điểm hạn chế tại Luật cũ bằng việc buộc phải công khai các thông tin như:
Đối với mua sắm công và xây dựng cơ bản: phải công khai Danh mục dự án chỉ định thầu và lý do chỉ định; Danh mục và lý do của các dự án đấu thầu hạn chế, danh sách nhà thầu tham gia, kết quả lựa chọn nhà thầu.
Đối với bản kê khai tài sản của người có nghĩa vụ: phải được công khai nơi cơ quan, tổ chức đơn vị nơi người đó làm việc; đối với đại biểu Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân thì phải công khai ngay tại hội nghị cử tri.
Như vậy, Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi 2012 đã thực sự tập trung vào khâu “phòng”, bổ sung những quy định mang tính “chống” còn chưa hiệu quả như trước đây.
Luật có hiệu lực từ ngày 01/02/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 27/2012/QH13 |
Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2012 |
LUẬT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một sổ điều theo Luật số 01/2007/QH12,
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng:
1. Khoản 2 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Trong trường hợp pháp luật không có quy định về hình thức công khai, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện một hoặc một số hình thức công khai quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này. Ngoài ra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể lựa chọn thêm hình thức công khai quy định tại điểm a, điểm g khoản 1 Điều này.”
2. Điểm b khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Danh mục các dự án chỉ định thầu, lý do chỉ định thầu, thông tin về nhà thầu được chỉ định; danh mục các dự án đấu thầu hạn chế, nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, danh sách ngắn nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, lý do đấu thầu hạn chế, kết quả lựa chọn nhà thầu;”
3. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 14. Công khai, minh bạch trong quản lý dự án đầu tư xây dựng
1. Trong quản lý dự án đầu tư xây dựng, phải công khai, minh bạch các nội dung sau đây:
a) Báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi, báo cáo đánh giá tác động kinh tế - xã hội; các mục tiêu, dự kiến kết quả, các nhóm hoạt động chính và đối tượng thụ hưởng trong quá trình lập dự án;
h) Quyết định phê duyệt dự án, kế hoạch thực hiện dự án;
c) Báo cáo tiến độ, báo cáo kết quả thực hiện dự án, báo cáo đánh giá thực hiện dự án và báo cáo kết thúc dự án.
2. Dự án quy hoạch đầu tư xây dựng phải được lấy ý kiến của nhân dân địa phương nơi quy hoạch về nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và sau khi được phê duyệt phải được công khai về các nội dung quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
3. Dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách địa phương phải được Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
4. Dự án đầu tư xây dựng sau khi được quyết định, phê duyệt phải được công khai về nội dung quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này để nhân dân giám sát.”
4. Bổ sung khoản 7 Điều 15 như sau:
“7. Cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có thu phí, lệ phí phải công khai căn cứ tính mức thu, số thu thực tế, đối tượng miễn, giảm và căn cứ miễn, giảm các khoản thu ngân sách.”
5. Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 18. Công khai, minh bạch trong quản lý doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm công khai các nội dung sau đây:
a) Vốn và tài sản của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;
b) Vốn và tài sản của doanh nghiệp đầu tư vào công ty con, công ty liên kết;
c) Các khoản đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính;
d) Vốn vay ưu đãi;
đ) Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán;
e) Việc lập và sử dụng quỹ của doanh nghiệp;
g) Việc bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý;
h) Họ, tên, nhiệm vụ, lương và các khoản thu nhập khác của người trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng.
2. Hằng năm, doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập phải báo cáo bằng văn bản các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này với Bộ Tài chính, bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực kinh doanh chính và Thanh tra Chính phủ.
Hằng năm, doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng thành lập phải báo cáo bằng văn bản các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này với Bộ Tài chính, bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, Thanh tra Chính phủ và Thanh tra bộ chủ quản.
Hằng năm, doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập phải báo cáo bằng văn bản các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này với Sở tài chính, sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực kinh doanh chính và Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.”
6. Khoản 1 và khoản 2 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải công khai, minh bạch; không được cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp. Doanh nghiệp được cổ phần hóa có trách nhiệm công khai báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, phương án, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp.
2. Cơ quan cử người đại diện phần vốn của Nhà nước ở doanh nghiệp có trách nhiệm công khai giá trị doanh nghiệp được cổ phần hóa và việc điều chỉnh giá trị doanh nghiệp (nếu có).”
7. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 21. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
1. Trong lĩnh vực về đất đai, phải công khai, minh bạch các nội dung sau đây:
a) Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong quá trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ quan, tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch đó phải công khai cho nhân dân địa phương nơi được quy hoạch, điều chỉnh biết;
b) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt hoặc điều chỉnh;
c) Trình tự, thủ tục, thẩm quyền và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quy hoạch chi tiết và việc phân lô đất ở, đối tượng được giao đất làm nhà ở;
d) Các khoản thu tài chính cho ngân sách nhà nước từ việc quản lý, sử dụng đất và các khoản miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất.
2. Trong lĩnh vực về khoáng sản và tài nguyên nước, phải công khai, minh bạch các nội dung sau đây:
a) Quy hoạch khoáng sản;
b) Trình tự, thủ tục, thẩm quyền và việc cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép về hoạt động khoáng sản, thủ tục thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản;
c) Việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản và khoanh định khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản và các khoản thu ngân sách từ việc quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản;
d) Trình tự, thủ tục, thẩm quyền và việc cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
3. Trong quản lý nhà nước về môi trường, phải công khai, minh bạch các nội dung sau đây:
a) Điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp giấy phép hành nghề, mã số quản lý chất thải;
b) Trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
c) Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải.”
8. Khoản 2 và khoản 3 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Cơ quan quản lý giáo dục phải công khai việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục; khoản hỗ trợ, các khoản đầu tư cho giáo dục và khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Cơ sở giáo dục công lập phải công khai cam kết chất lượng giáo dục và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục; điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; việc thu, quản lý, sử dụng học phí, lệ phí tuyển sinh, các khoản thu từ hoạt động tư vấn, chuyển, giao công nghệ, khoản hỗ trợ, đầu tư cho giáo dục và khoản thu, chi tài chính khác theo quy định của pháp luật.”
9. Bổ sung Điều 26a vào sau Điều 26 như sau:
“Điều 26a. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, truyền thông
Trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, truyền thông, phải công khai, minh bạch các nội dung sau đây:
1. Việc lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch về văn hóa, thông tin, truyền thông;
2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền và việc cấp phép, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, truyền thông.”
10. Bổ sung Điều 26b vào sau Điều 26a như sau:
“Điều 26b. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn
Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, phải công khai, minh bạch các nội dung sau đây:
1. Chính sách khuyến khích về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và các chương trình về phát triển nông nghiệp, nông thôn;
2. Quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng; điều kiện, trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, đăng ký quyền sử dụng rừng;
3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền và việc cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, khai thác, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản.”
11. Bổ sung Điều 26c vào sau Điều 26b như sau:
“Điều 26c. Công khai, minh bạch trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội
Trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, phải công khai, minh bạch các nội dung sau đây:
1. Điều kiện, tiêu chuẩn của đối tượng thụ hưởng, mức thụ hưởng; trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo trợ xã hội, ưu đãi đối với người có công;
2. Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo trợ xã hội, ưu đãi đối với người có công.”
12. Bổ sung Điều 26d vào sau Điều 26c như sau:
“Điều 26d. Công khai, minh bạch trong việc thực hiện chính sách dân tộc
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc, phải công khai, minh bạch các nội dung sau đây:
1. Điều kiện, tiêu chuẩn của đối tượng thụ hưởng, mức thụ hưởng; trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện chính sách dân tộc thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, đặc biệt khó khăn;
2. Việc thực hiện các chương trình, dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, đặc biệt khó khăn;
3. Báo cáo kết quả thực hiện chính sách dân tộc.”
13. Khoản 2 Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Văn bản, quyết định sau đây phải được công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:
a) Quyết định thanh tra, kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra;
b) Quyết định giải quyết khiếu nại;
c) Kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;
d) Báo cáo kiểm toán; báo cáo thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của kiểm toán Nhà nước.”
14. Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 30. Công khai, minh bạch trong công tác tổ chức - cán bộ
Trong công tác tổ chức - cán bộ, phải công khai, minh bạch các nội dung sau đây:
1. Tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức;
3. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, cho thôi việc, cho thôi giữ chức vụ, hưu trí đối với cán bộ, công chức, viên chức;
4. Chuyển ngạch, nâng ngạch, luân chuyển, điều động, biệt phái đối với cán bộ, công chức, viên chức;
5. Nâng lương, thưởng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác;
6. Việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các đơn vị trực thuộc.”
15. Khoản 3 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, người được yêu cầu phải cung cấp thông tin; trường hợp chưa cung cấp hoặc nội dung được yêu cầu đã được công khai thì phải trả lời cho người yêu cầu biết.”
16. Bổ sung Điều 32a vào sau Điều 32 như sau:
“Điều 32a. Trách nhiệm giải trình
1. Khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải giải trình về quyết định, hành vi của minh trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích họp pháp bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi đó.
2. Chính phủ quy định chi tiết về trách nhiệm của cơ quan có nghĩa vụ giải trình; trình tự, thủ tục của việc giải trình.”
17. Bổ sung Điều 46a vào sau Điều 46 như sau:
“Điều 46a. Công khai bản kê khai tài sản
Việc công khai bản kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai được thực hiện như sau:
1. Bản kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc.
Người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức quyết định việc công khai bằng hình thức công bố tại cuộc họp hoặc niêm yết bản kê khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thời điểm công khai được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 3 hằng năm. Trường hợp công khai bằng hình thức niêm yết thì phải bảo đảm thời gian tối thiểu là ba mươi ngày liên tục;
2. Bản kê khai tài sản của người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phải được công khai tại hội nghị cử tri nơi công tác của người đó. Thời điểm, hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Hội đồng bầu cử;
3. Bản kê khai tài sản của người dự kiến được bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải được công khai với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp. Thời điểm, hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân.”
18. Bổ sung Điều 46b vào sau Điều 46a như sau:
“Điều 46b. Nghĩa vụ giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm
1. Người kê khai tài sản có nghĩa vụ giải trình nguồn gốc phần tài sản tăng thêm quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật này.
2. Chính phủ quy định mức giá trị tài sản tăng thêm và việc xác định giá trị tài sản tăng thêm, thẩm quyền yêu cầu giải trình, trách nhiệm của người giải trình, trình tự, thủ tục của việc giải trình.”
19. Điều 47 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Căn cứ để xác minh tài sản bao gồm:
a) Khi có tố cáo về việc không trung thực trong kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai;
b) Khi xét thấy cần có thêm thông tin phục vụ cho việc bầu cử, bổ nhiệm, cách chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc kỷ luật đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản;
c) Khi có căn cứ cho rằng việc giải trình về nguồn gốc tài sản tăng thêm không hợp lý;
d) Khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại Điều 47a của Luật này.
2. Khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức có nghĩa vụ kê khai tài sản ra quyết định xác minh tài sản.”
20. Bổ sung Điều 47a vào sau Điều 47 như sau:
“Điều 47a. Thẩm quyền yêu cầu xác minh tài sản
1. Khi có một trong các căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 47 của Luật này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây có quyền yêu cầu người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức ra quyết định xác minh tài sản:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu xác minh tài sản đối với người dự kiến được Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn;
b) Cơ quan thường vụ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu xác minh tài sản đối với người dự kiến được bầu tại đại hội của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
c) Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có quyền yêu cầu xác minh tài sản đối với người dự kiến được Hội đồng nhân dân bầu;
d) Hội đồng bầu cử, Ủy ban bầu cử hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc có quyền yêu cầu xác minh tài sản đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân;
đ) Chủ tịch nước có quyền yêu cầu xác minh tài sản đối với người dự kiến được bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
e) Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền yêu cầu xác minh tài sản đối với người dự kiến được bổ nhiệm Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước.
2. Cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác có quyền yêu cầu xác minh tài sản nếu trong quá trình tiến hành kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát có kết luận về trách nhiệm của người có nghĩa vụ kê khai tài sản liên quan đến hành vi tham nhũng.”
21. Bổ sung khoản 6 Điều 48 như sau:
“6. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục xác minh tài sản.”
22. Bổ sung Điều 53a vào Mục 5, Chương II trước Điều 54 như sau:
“Điều 53a. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức
1. Khi có căn cứ cho rằng cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức để xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng nếu xét thấy người đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức phải xem xét việc tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức khi nhận được yêu cầu của cơ quan thanh tra, kiểm toán Nhà nước, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nếu trong quá trình thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát phát hiện có căn cứ cho rằng người đó có hành vi tham nhũng để xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức phải hủy bỏ quyết định và thông báo công khai với toàn thể cán bộ, công chức, viên chức về việc hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác và khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng.
4. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục, thời hạn tạm đình chỉ, chuyển vị trí công tác khác; việc hưởng lương, phụ cấp, quyền, lợi ích khác và việc bồi thường, khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức sau khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng.”
23. Khoản 4 Điều 55 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Kết luận thanh tra, báo cáo kiểm toán, kết luận điều tra vụ việc, vụ án tham nhũng phải nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi tham nhũng theo các mức độ sau đây:
a) Yếu kém về năng lực quản lý;
b) Thiếu trách nhiệm trong quản lý;
c) Bao che cho người có hành vi tham nhũng.
Kết luận, báo cáo phải được gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý cán bộ,”
24. Điều 77 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 77. Trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm toán nhằm phòng ngừa, phát hiện và phối hợp xử lý hành vi tham nhũng; trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý.”
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2013.
2. Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành những điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2012./.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2012./.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
Law No.27/2012/QH13 |
Hanoi, November 23, 2012 |
AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE ANTI-CORRUPTION LAW
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended under Resolution No. 51/2001/QH10;
The National Assembly promulgates the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Anti-Corruption Law No.55/2005/QH11, which was amended and supplemented a number of articles under the Law No. 01/2007/QH12,
To amend and supplement a number of articles of the anti-corruption Law:
1. Clause 2 Article 12 is amended and supplemented as follows:
“2. Where the publicity form are not provided for by law, heads of agencies, organizations or units shall have to implement one or a number of publicity forms specified in points b, c, d, dd and e Clause 1 of this Article. In addition to, heads of agencies, organizations or units may select one or a number of publicity forms specified in point a, point g Clause 1 of this Article.”
2. Point b Clause 2 Article 13 is amended and supplemented as follows:
“b) List of projects implementing direct appointment for contractor, reason of direct appointment for contractor, information of appointed bidder; List of projects implementing restricted bidding, shortlist of bidders participating in restricted bidding, reason of restricted bidding, results of contractor selection;”
3. Article 14 is amended and supplemented as follows:
“Article 14. Publicity and transparency in management of construction investment projects
1. In management of construction investment projects, the following content must be public and transparent:
a) Reports on pre-feasibility, Reports on feasibility, reports on assessment of socio-economic impacts; targets, anticipation of result, groups of main activities and objects enjoyed during making project;
h) Decision on approving project, plan on project implementation;
c) Report on progress, report on result of project implementation, report on assessment of project implementation and report of ending project.
2. Construction investment planning projects must be collected opinion of local people in planned area for contents specified in point a clause 1 this Article and after being approved, contents specified in point b and point c clause 1 this Article must be publicized.
3. Construction investment projects from local budget must be considered, decided by People’s Council.
4. Construction investment projects, after being decided, approved, must be publicized contents specified in point b and point c clause 1 this Article for supervision of people.”
4. To supplement Clause 7 Article 15 as follows:
“7. Tax agencies, customs agencies and other agencies, organizations, units, which have collection of charges, fees, must publicize basis of calculation of collection level, real collected amounts, objects being exempted, reduced and basis of exemption, reduction of collection amounts for budget."
5. Article 18 is amended and supplemented as follows:
“Article 18. Publicity and transparency in management of state enterprises
1. The state enterprises shall have the responsibility to publicize the following contents:
a) State's capital and assets invested in enterprise;
b) Their capital and assets invested in subsidiary companies, associate companies;
c) Investments apart from the main business lines;
d) Preferential loan capital;
dd) Financial statement and audit report;
e) Formulation and use of their fund;
g) Appointment of leading and managerial officials;
h) Full name, duty, salary and other incomes of persons in Members' Council, Board of Directors, Director General, Deputy Director General, Director, Deputy Director, Controllers, Chief accountant.
2. Annually, state enterprises established by the Prime Minister must report in writing to the Ministry of Finance, Ministry of state management on main business lines and the Government inspectorate on contents specified in clause 1 this Article.
Annually, state enterprises established by Ministers must report in writing to the Ministry of Finance, Ministry of state management on main business lines and the Government inspectorate and inspectorate of Ministry in charge on contents specified in clause 1 this Article.
Annually, state enterprises established by the Presidents of the People’s Committee of central-affiliated cities and provinces must report in writing to the Department of Finance, Department of state management on main business lines and the inspectorate of central-affiliated cities and provinces on contents specified in clause 1 this Article.
6. Clause 1 and clause 2 Article 19 is amended and supplemented as follows:
“1. The equitization of state enterprises must be public and transparent; must not be conducted in a self-contained manner within the enterprises. Equitised enterprises shall have to publicize their financial statement, audit report, plan on their equitization.
2. Agencies appointing representative for capital part of state in enterprises shall publicize the values of equitized enterprises and the adjustment (if any) of enterprise value.”
7. Article 21 is amended and supplemented as follows:
“Article 21. Publicity and transparency in natural resource and environment field
1. In land field, the following content must be public and transparent:
a) Zoning and plan on land use. In the process of elaborating and adjusting detailed land use zonings and/or plans, the elaborating agencies or organizations must publicly announce such to people of the localities where the zonings and adjustments are made;
b) Detailed land use zonings and plans, land recovering, the ground clearance, the compensation levels, and resettlement upon recovering land after being decided, approved or adjusted by competent state bodies, must be made public;
c) Orders of, procedures for, competence and grant of certificate of land use right; detailed zoning and division of residential land lot, objects be assigned land to build dwelling house;
d) Financial revenues for the State budget from of land management and use, and amounts of exemption, reduction of land use levies, land rents.
2. in mineral and water resources field, the following content must be public and transparent:
a) Mineral zonings;
b) Orders of, procedures for, competence and grant, extension, withdrawal of licenses on mineral activities, procedures for appraisal, approval of mineral reserves, closure of mineral mines;
c) Auction of right of mineral exploitation and zoning banned areas, areas temporarily-banned for mineral activities and revenues of budget from management, exploitation, use of minerals;
d) Orders of, procedures for, competence and grant, extension, withdrawal of licenses on exploration, exploitation, use of water resources, discharge of sewage in water sources.
3. In environmental state management, the following content must be public and transparent:
a) Practicing conditions and procedures for making dossiers, registration, grant of practicing permits, number code of waste management;
b) Orders of, procedures for appraisal and approval of report on assessment of environment impacts; decision on approval of report on assessment of environment impacts;
c) Zoning on collecting, recycling, treating waste.”
8. Clause 2 and clause 3 Article 23 is amended and supplemented as follows:
“2. Agencies managing education must publicize management, use of budget and assets of state, material facilities, staff of cadres, civil servants, public employees and financial source for educational activities; assistances, investments for education and other revenues as prescribed by law.
The public educational facilities must publicize commitment of educational quality and result of testing educational quality; conditions to ensure educational quality; collection, management and use of tuition, enrollment fee, revenues from advisory and technology transfer activities, assistances, investments for education and other revenues, financial expenditures as prescribed by law.”
9. To supplement Article 26a to behind Article 26 as follows:
“Article 26a. Publicity and transparency in culture, information and communication field
In culture, information and communication field land field, the following content must be public and transparent:
1. Formulation, approval of zoning, plans on culture, information and communication;
2. Orders of, procedures for, competence, grant, extension and withdrawal of permits of operation in culture, information and communication field."
10. To supplement Article 26b to behind Article 26a as follows:
“Article 26b. Publicity and transparency in agricultural and rural development field
In agricultural and rural development field, the following content must be public and transparent:
1. The incentive policies on agriculture, forestry, fishery and programs on agriculture and rural development;
2. The zoning, plans on forest development; conditions, orders, procedures for assigning forest, hiring forest, withdrawing forest, transfer purpose of forest use, registering forest use right;
3. Orders of, procedures for, competence of and grant, withdrawal of business permit of plant protection drugs, veterinary drugs, exploitation, processing of agricultural, forestry and aquatic products, sea products.”
11. To supplement Article 26c to behind Article 26b as follows:
“Article 26c. Publicity and transparency in implementation of social security social policies
In implementation of social security policies, the following content must be public and transparent:
1. Conditions, standards of beneficiaries, level of benefits; orders of, procedures for, competence of implementation of policies, law on social insurance, health insurance, social relief, preferential for meritorious persons;
2. Implementation of policies, law on social insurance, health insurance, social relief, preferential for meritorious persons.”
12. To supplement Article 26d to behind Article 26c as follows:
“Article 26d. Publicity and transparency in implementation of ethnic policies
In implementation of ethnic policies, the following content must be public and transparent:
1. Conditions, standards of beneficiaries, level of benefits; orders of, procedures for, competence of implementation of ethnic policies in difficult or special difficult areas of ethnic minority groups;
2. Implementation of programs, projects in difficult, special difficult areas of ethnic minority groups;
3. Report of result of ethnic policy implementation.”
13. Clause 2 Article 27 is amended and supplemented as follows:
“2. Documents, decision below must be publicized, unless otherwise prescribed by law:
a) Inspection decision, inspection result, decision on inspection handling;
b) Decision on complaint handling;
c) Conclusion on denunciation, decision on handling of the denounced acts of violations;
d) Audit report; report on implementation of conclusion, proposals of the state audit.”
14. Article 30 is amended and supplemented as follows:
“Article 30. Publicity and transparency in organisational and personnel work
In organisational and personnel work, the following content must be public and transparent:
1. The recruitment of cadres, civil servants, public employees and other employees into agencies, organisations and units;
2. The planning on, training, fostering, assessment of cadres, civil servants, public employees;
3. The appointment, relieve of duty, remove from office, dismissal, job discontinuation, discontinuation of holding a position or title, retirement of cadres, civil servants, public employees;
4. The rank transfer, rank promotion, rotation, appointment, temporary assignment of cadres, civil servants, public employees;
5. The salary increase, reward, commendation, discipline of cadres, civil servants, public employees and other employees;
6. The establishment, merger, split, dissolution of affiliated units.”
15. Clause 3 Article 32 is amended and supplemented as follows:
“3. Within ten days as from the date of receiving the requests, the requested persons shall have to supply information, in cases if they can not supply information yet, or the requested contents already publicized, they must give replies to the requesting persons.”
16. To supplement Article 32a to behind Article 32 as follows:
“Article 32a. The responsibilities for explanation
1. When having requests, the competent state agencies must have explanation on their decisions, acts in implementation of the assigned duties and powers with the agencies, organizations, individuals whose lawfull rights and benefits are influenced directly by such decisions, and acts.
2. The Government shall detail responsibilities of agencies having obligation in the explanation; orders of and procedures for explanation.”
17. To supplement Article 46a to behind Article 46 as follows:
“Article 46a. The publicity of asset declarations
The publicity of asset declarations of persons having obligation to declare is implemented as follows:
1. The asset declarations of persons having obligation to declare must be publicized in agencies, organizations, units where such persons often works.
The persons competent to manage cadres, civil servants, public employees shall decide publicity by form of announcement in meetings or posting up the declaration at the head office of agencies, organizations, units. The publicity shall be implemented from January 01 to March 31 of every year. In case of publicity by form of posting up, it must ensure the minimum time of continuous thirty days;
2. The asset declaration of persons being a candidate in the election of National Assembly’s delegates, People’s Councils’ delegates must be publicized at conference of voters where such persons are working. Time, form of publicity are implemented as prescribed by the Councils of election;
3. The asset declaration of persons anticipated to be voted, approved at National Assembly, People’s Councils must be publicized with National Assembly’s delegates, People’s Councils’ delegates at the sessions. Time, form of publicity are implemented as prescribed by the National Assembly Standing Committee; the standing bodies of People’s Council.”
18. To supplement Article 46b to behind Article 46a as follows:
“Article 46b. The obligation for explanation on source of increased assets
1. The asset declarers have obligation for explanation on source of the increased asset part specified in clause 2 Article 44 of this Law.
2. The Government shall stipulate value of the increased assets and defining of the increased assets, competence of requesting for explanation, responsibilities of persons conducting explanation, orders of and procedures for explanation.”
19. Article 47 is amended and supplemented as follows:
“Article 47. Verification of assets
1. Grounds for verification of assets include:
a) There are denunciations regarding dishonesty in asset declaration of persons having obligation to declare;
b) When considering that it needs have more information to service for election, appointment, dismissal, relieve of duty, remove from office, or discipline of persons having obligation to declare their assets;
c) When there are grounds for presuming that the explanation on source of the increased assets is not rational;
d) When there are request of competent agencies, organizations, individuals specified in Article 47a of this Law.
2. When there is one of grounds specified in clause 1 of this Article, persons competent to management of cadres, civil servants, public employees who have obligation for asset declaration shall issue decision on verification of assets.”
20. To supplement Article 47a to behind Article 47 as follows:
“Article 47a. The competence of request for verification of assets
1. When there is one of grounds specified in points a, b and c clause 1 Article 47 of this Law, the agencies, organizations, individuals below have right to request persons competent to management of cadres, civil servants, public employees to issue decision on verification of assets:
a) The National Assembly Standing Committee, the Standing Bodies of People’s Councils have right to request verification of assets for persons anticipated to be voted or approved by National Assembly, People’s Councils;
b) The standing bodies of political organizations, socio-political organizations have right to request for verification of asets of persons anticipated to be voted at congress of political organizations, socio-political organizations;
c) The Prime Minister, the Presidents of the provincial, district-level People’s Committee have right to request for verification of assets of persons anticipated to be voted by People’s Councils;
d) The Election Council, Election Committee, or fatherland Front Committee have right to request verification of assets of persons being candidate in the election of National Assembly’s delegates, People’s Councils’ delegates;
dd) The State president has right to request verification of assets of persons anticipated to be appointed as deputy prime minister, ministers, Heads of ministerial-level agencies, deputy-chief judges of the Supreme People’s Court, Justices of the Supreme People’s Court, deputy-Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, procurators of the Supreme People’s Procuracy;
e) The National Assembly Standing Committee has right to request for verification of assets of persons anticipated to be appointed as deputy head of State Auditor General.
2. Agencies of state inspectorate, audit, investigation agencies, People’s Procuracies and other competent agencies, organizations have right to request for verification of assets if in the course of inspection, checking, audit, investigation, control, there are conclusions on duty of persons having obligation for the asset declaration relating to corrupt acts.”
21. To supplement Clause 6 Article 48 as follows:
“6. the Government shall detail orders of and procedures of verification of assets."
22. To supplement Article 53a to Item 5, Chapter II in front of Article 54 as follows:
“Article 53a. The duties of heads of agencies, organizations units in temporary work suspend, temporary transfer to other working position for cadres, civil servants, public employees
1. When there are grounds for presuming that cadres, civil servants, or public employees having acts of violating law related to corrupt, heads of agencies, organizations, units shall, under their authority or request of persons competent to management of cadres, civil servants, or public employees, temporarily suspend work or temporarily transfer to other working position for cadres, civil servants, or public employees in order to verify, make clearly corrupt acts if considering that in case such persons continue working, it may cause difficulties for consideration, handling.
2. The heads of agencies, organizations, units or persons competent to management of cadres, civil servants, or public employees must consider the temporary work suspend or temporary transfer to other working position for cadres, civil servants, or public employees, when receiving requests of agencies of inspectorate, state audit, agencies of investigation, People's Procuracies, if in course of inspection, audit, investigation, control, they detect that there are grounds for presuming that such persons have corrupt acts, aiming to verify, make clearly corrupt acts.
3. The heads of agencies, organizations, units or persons competent to management of cadres, civil servants, or public employees must cancel decision and notify in public on cancellation of decision on temporary work suspend or temporary transfer to other working position and recover lawfull rights and benefits of cadres, civil servants, or public employees with all cadres, civil servants, or public employees, after competent agencies conclude that such persons have no act of corrupt.
4. The Government shall detail orders of, procedures for, duration of the temporary work suspend or temporary transfer to other working position; enjoyment of salaries, allowances, other rights and benefits, and compensation, recovery of lawfull rights and benefits of cadres, civil servants, or public employees, after competent agencies or organizations concluded that such persons have no act of corruption.”
23. Clause 4 Article 55 is amended and supplemented as follows:
“4. Inspection conclusions, auditing reports, investigation conclusions on corruption cases or matters must clearly state the responsibilities of heads of agencies, organisations or units for the occurrence of corrupt acts at the following extends:
a) Poor management capability;
b) Irresponsibility in management;
c) Coverage of corruption committers.
The conclusions, reports must be sent to agencies, organizations, individuals competent to management of officers.”
24. Article 77 is amended and supplemented as follows:
“ Article 77. Responsibilities of the State audit
The State audit shall, within the ambit of its tasks and powers, have the responsibility to organize the audit in order to prevent, detect and coordinate in handling of corruption; in case of detecting corrupt acts, it shall request for transfer of dossier to the investigation agencies, people’s procuracies, competent agencies or organisations for handling.”
25. To annul Article 73.
Article 2.
1. This Law takes effect on February 01, 2013.
2. The Government shall detail, guide implementation of Articles, clauses assigned in this Law.
This Law was passed on November 23, 2012, by the XIIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 4th session.
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực