Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020 số 71/2020/QH14
Số hiệu: | 71/2020/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 16/11/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2021 |
Ngày công báo: | 23/12/2020 | Số công báo: | Từ số 1181 đến số 1182 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phải thông báo việc nhiễm HIV với người chung sống như vợ chồng
Ngày 16/11/2020, Quốc hội khoá XIV thông qua Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020.
Theo đó, bổ sung quy định về nghĩa vụ của người nhiễm HIV như sau:
- Người nhiễm HIV có các nghĩa vụ gồm:
+ Thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng với mình;
(Hiện hành Điều 4 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 quy định chỉ thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết).
+ Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;
+ Thực hiện các quy định về điều trị khi tham gia điều trị bằng thuốc kháng HIV;
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 71/2020/QH14 |
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2020 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG NHIỄM VI RÚT GÂY RA HỘI CHỨNG SUY GIẢM MIỄN DỊCH MẮC PHẢI Ở NGƯỜI (HIV/AIDS)
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) số 64/2006/QH11.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 2 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 11 như sau:
“11. Xét nghiệm HIV là việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định tình trạng nhiễm HIV trong mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người, bao gồm xét nghiệm sàng lọc HIV và xét nghiệm khẳng định HIV dương tính.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 14, khoản 15 và bổ sung khoản 16 vào sau khoản 15 như sau:
“14. Người di biến động là người thường xuyên sống xa gia đình, thay đổi chỗ ở và nơi làm việc.
15. Biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV là giải pháp nhằm giảm tác động có hại của hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV đối với cá nhân và cộng đồng.
16. Dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV là việc sử dụng thuốc kháng HIV để phòng ngừa, giảm nguy cơ nhiễm HIV.”.
2. Sửa đổi, bổ sung điểm b và điểm c khoản 2 Điều 4 như sau:
“b) Thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng với mình;
c) Thực hiện các quy định về điều trị khi tham gia điều trị bằng thuốc kháng HIV;”.
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 11 như sau:
“2. Ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cho các đối tượng sau đây:
a) Người nhiễm HIV;
b) Người sử dụng ma túy;
c) Người bán dâm;
d) Người có quan hệ tình dục đồng giới;
đ) Người chuyển đổi giới tính;
e) Vợ, chồng và thành viên khác của gia đình cùng sống chung với người nhiễm HIV; vợ, chồng của đối tượng quy định tại các điểm, b, c, d và đ khoản này;
g) Người có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV;
h) Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
i) Người di biến động;
k) Phụ nữ mang thai;
l) Phạm nhân, người bị tạm giam, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc, học sinh trường giáo dưỡng, học viên cơ sở cai nghiện ma túy;
m) Người dân tộc thiểu số; người sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, khu vực biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó thăn;
n) Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 30 tuổi.”.
4. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 12 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 như sau:
“3. Bộ Thông tin và Truyền thông trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí thường xuyên thực hiện hoạt động thông tin, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, lồng ghép chương trình phòng, chống HIV/AIDS với chương trình, thông tin, truyền thông khác.
3a. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo đưa thông tin, tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS vào các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và đời sống gia đình.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan chỉ đạo công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS tại các cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác”;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau:
“7. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trên đài phát thanh, đài truyền hình; dung lượng và vị trí đăng trên báo in, báo hình, báo điện tử theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Việc thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS không thu phí, trừ trường hợp thực hiện theo đặt hàng, giao nhiệm vụ có bố trí kinh phí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hợp đồng với chương trình, dự án về phòng, chống HIV/AIDS hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tài trợ.”.
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:
“Điều 18. Phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác
1. Người đứng đầu cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác có trách nhiệm tổ chức quản lý, tuyên truyền, tư vấn, xét nghiệm, chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV và dự phòng lây nhiễm HIV ở cơ sở do mình quản lý.
2. Chính phủ quy định việc quản lý, tuyên truyền, tư vấn, xét nghiệm, chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV và dự phòng lây nhiễm HIV quy định tại khoản 1 Điều này.”.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:
“Điều 20. Người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao tham gia phòng, chống HIV/AIDS
1. Người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao có quyền tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.
2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện và hỗ trợ cho người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao tham gia nhóm giáo dục đồng đẳng và các hình thức tổ chức sinh hoạt khác trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS theo quy định cửa pháp luật.
3. Người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao được thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Tuyên truyền và tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV theo quy định của Chính phủ;
b) Cung cấp dịch vụ tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV, sinh phẩm tự xét nghiệm HIV cho người có hành vi nguy cơ cao khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định Chính phủ;
c) Tư vấn và hỗ trợ cho người có hành vi nguy cơ cao tham gia điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm với HIV;
d) Hỗ trợ, chăm sóc người nhiễm HIV;
đ) Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS;
e) Các hoạt động khác về phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật”.
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:
“Điều 21. Can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
1. Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV bao gồm:
a) Cung cấp, hướng dẫn sử dụng bao cao su;
b) Cung cấp, hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch;
c) Dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV;
d) Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
đ) Các biện pháp can thiệp giảm tác hại phù hợp khác.
2. Ưu tiên can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cho đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i và l khoản 2 Điều 11 của Luật này.
3. Chính phủ quy định việc tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.”.
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 27 như sau:
“2. Người từ đủ 15 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự được tự nguyện yêu cầu xét nghiệm HIV.
3. Việc xét nghiệm HIV đối với người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ, người đại diện của người đó.”
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 29 như sau:
“Điều 29. Xét nghiệm sàng lọc HlV, xét nghiệm khẳng định HIV dương tính.
1. Xét nghiệm sàng lọc HIV được thực hiện tại cơ sở y tế, tại cộng đồng và tự xét nghiệm.
2. Xét nghiệm khẳng định HIV dương tính, chỉ được thực hiện tại cơ sở xét nghiệm HIV đủ điều kiện khẳng định HIV dương tính. Người được xét nghiệm muốn nhận kết quả xét nghiệm phải cung cấp địa chỉ nơi cư trú và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có ảnh, thông tin cá nhân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn giá trị sử dụng.
3. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục công nhận cơ sở đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định HIV dương tính theo quy định của Chính phủ.”.
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 30 như sau:
“Điều 30. Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính và tiếp cận thông tin người nhiễm HlV
1. Người đứng đầu cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này có trách nhiệm thực hiện việc thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính.
2. Kết quả xét nghiệm HIV dương tính chỉ được thông báo cho những người sau đây:
a) Người được xét nghiệm;
b) Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm; cha, mẹ hoặc người giám hộ, người đại diện của người được xét nghiệm là người dưới 18 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Người được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người được xét nghiệm;
d) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS; người được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS;
đ) Người đứng đầu, điều dưỡng viên trưởng của khoa, phòng, đơn vị khác của cơ sở y tế có người nhiễm HIV được điều trị; nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế;
e) Người đứng đầu, người phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV tại cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác;
g) Người đứng đầu và cán bộ, công chức được giao trách nhiệm của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Người được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV hao gồm:
a) Người quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
b) Người đứng đầu, người được giao nhiệm vụ của cơ quan bảo hiểm xã hội trực tiếp thực hiện việc giám định, thanh toán, quản lý thông tin khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV;
c) Người đứng đầu, người được giao nhiệm vụ của cơ sở y tế khi trực tiếp thực hiện việc thanh toán, quản lý thông tin khám bệnh, chữa bệnh cho người nhiễm HIV;
d) Người được người nhiễm HIV đồng ý cho phép tiếp cận thông tin của chính người nhiễm HIV.
4. Phạm vi tiếp cận thông tin người nhiễm HIV được quy định như sau:
a) Người quy định tại điểm d khoản 2 Điều này được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV có nơi thường trú, nơi tạm trú hoặc được xét nghiệm HIV trên địa bàn được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS;
b) Người quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều này được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế nơi làm việc hoặc được phân công giám định bảo hiểm y tế.
5. Nội dung tiếp cận thông tin người nhiễm HIV bao gồm:
a) Thông tin cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này;
b) Thông tin dịch tễ học HIV/AIDS;
c) Tình trạng điều trị HIV/AIDS.
6. Người quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g khoản 2 và khoản 3 Điều này có trách nhiệm giữ bí mật thông tin người nhiễm HIV.
7. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hình thức, quy trình thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính và tiếp cận thông tin người nhiễm HIV quy định tại Điều này.”.
11. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 35 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Phụ nữ mang thai xét nghiệm HIV theo chỉ định chuyên môn được Quỹ bảo hiểm y tế, ngân sách nhà nước chi trả chi phí xét nghiệm như sau:
a) Quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho người có thẻ bảo hiểm y tế theo mức hưởng quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
b) Ngân sách nhà nước chi trả phần chi phí Quỹ bảo hiểm y tế không chi trả cho đối tượng quy định tại điểm a khoản này và chi trả cho người không có thẻ bảo hiểm y tế theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Phụ nữ nhiễm HIV được tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS trong thời kỳ mang thai và cho con bú.”;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Chính phủ quy định nguồn ngân sách nhà nước và phương thức chi trả trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể quy trình, thời điểm, số lần xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai quy định tại khoản 1 Điều này; việc chăm sóc, điều trị đối với phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, khi sinh con, cho con bú và các biện pháp nhằm giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.”.
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 36 như sau:
“Điều 36. Điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm với HIV
1. Người có nguy cơ phơi nhiễm với HIV, người phơi nhiễm với HIV được tư vấn, điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm với HIV. Ưu tiên tiếp cận tư vấn, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV cho đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 11 của Luật này.
2. Người bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, rủi ro của kỹ thuật y tế được tư vấn, điều trị dự phòng lây nhiễm HIV và hưởng chế độ theo quy định của Luật này.”.
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 39 như sau:
“2. Nhà nước cấp miễn phí thuốc kháng HIV cho các đối tượng sau đây:
a) Người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;
b) Người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do rủi ro của kỹ thuật y tế;
c) Người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tham gia cứu nạn;
d) Phụ nữ và trẻ em có chỉ định điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;
đ) Trẻ em dưới 06 tuổi nhiễm HIV;
e) Người nhiễm HIV trong cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác”.
14. Sửa đổi, bổ sung Điều 43 như sau:
“Điều 43. Nguồn tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS
1. Ngân sách nhà nước.
2. Quỹ bảo hiểm y tế.
3. Chi trả của người sử dụng dịch vụ dự phòng, điều trị HIV/AIDS.
4. Nguồn tài trợ, viện trợ, đầu tư, tặng cho của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
5. Các nguồn tài chính hợp pháp khác.”.
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 45 như sau:
“Điều 45, Chế độ, chính sách đối với người trực tiếp làm xét nghiệm HIV, quản lý, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV
Người trực tiếp làm xét nghiệm HIV, quản lý, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV tại cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác được ưu tiên trang bị phương tiện, dụng cụ cần thiết để phòng lây nhiễm HIV, hưởng các chế độ phụ cấp nghề nghiệp và các chế độ ưu đãi khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.”.
16. Bãi bỏ Điều 42 và Điều 44.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
2. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, toàn bộ tài sản, tài chính của Quỹ hỗ trợ, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV được sử dụng để hỗ trợ, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với Quỹ ở trung ương và theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Quỹ ở địa phương.
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 16 tháng 11 năm 2020.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No.: 71/2020/QH14 |
Hanoi, November 16, 2020 |
AMENDMENTS TO THE LAW ON PREVENTION AND CONTROL OF HIV/AIDS
Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
The National Assembly promulgates a Law on amendments to the Law on prevention and control of HIV/AIDS No. 64/2006/QH11.
Article 1. Amendments to the Law on prevention and control of HIV/AIDS
1. Some Clauses of Article 2 are amended as follows:
a) Clause 11 is amended as follows:
“11. “HIV testing” means the use of medical technologies to determine the HIV status of blood samples and other human bio-fluids, including HIV screening tests and HIV confirmatory tests.”;
b) Clauses 14 and 15 are amended, and Clause 16 is added following Clause 15 as follows:
“14. “mobile population” means a person who frequently moves far away from his/her home and changes his/her residence and workplace.
15. “HIV prevention interventions” mean solutions adopted to reduce adverse impacts of behaviors at high risk of HIV transmission on individuals and communities.
16. “pre-exposure prophylaxis with antiretroviral medicines” means the use of antiretroviral medicines for preventing and reducing the risk of HIV infection.”.
2. Point b and Point c Clause 2 Article 4 are amended as follows:
“b) Promptly notify his/her positive HIV test results to his/her spouse, fiancé(e) or cohabitant;
c) Comply with treatment regulations when receiving treatment with antiretroviral medicines;”
3. Clause 2 Article 11 is amended as follows:
“2. The following entities are given priority of access to information and education about HIV/AIDS prevention and control:
a) HIV-positive persons;
b) Drug users;
c) Prostitutes;
d) People having same-sex relationship;
dd) Transgender people;
e) Spouses and other family members of HIV-positive persons; spouses of the entities mentioned in Points b, c, d and dd of this Clause;
g) People having sexual relationship with HIV-positive persons;
h) Persons infected with sexually transmitted diseases;
i) Mobile populations;
k) Pregnant women;
l) Convicts, persons held in detention, and persons held in custody at reform schools, correctional institutions or rehabilitation centers;
m) Ethnics; residents in mountainous areas, remote and isolated areas, islands, border areas, or extremely disadvantaged areas;
n) Persons from 13 to under 30 years of age.”.
4. Some Clauses of Article 12 are amended as follows:
a) Clause 3 is amended and Clause 3a is added following Clause 3 as follows:
“3. The Ministry of Information and Communications shall, within the ambit of its assigned tasks and powers, organize and direct communications and press agencies to regularly implement programs disseminating information about HIV/AIDS prevention and control, and combine HIV/AIDS prevention and control programs with other information dissemination and communications programs.
3a. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall, within the ambit of its assigned tasks and powers, organize and direct the inclusion of dissemination of information about HIV/AIDS prevention and control in cultural, sports and tourism events, and family life.";
b) Clause 5 is amended as follows:
“5. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Ministry of Public Security and Ministry of National Defence shall, within the ambit of their assigned tasks and powers, play the leading role and cooperate with relevant ministries in directing the dissemination of information and provision of education about HIV/AIDS prevention and control by correctional institutions, reform schools, rehabilitation centers, social protection facilities, prisons and detention centers”;
c) Clause 7 is amended as follows:
“7. Mass media agencies shall give priority to time and duration for broadcasting of information and educational programs about HIV/AIDS prevention and control on radio and television stations; content ratio and column positions in printed newspapers, television newspapers and online newspapers in accordance with regulations adopted by the Ministry of Information and Communications. Information and educational contents about HIV/AIDS prevention and control are provided free of charge, unless such activities are performed according to orders placed by competent authorities, or to fulfill tasks funded by competent authorities, or payments are made under the signed contracts for implementation of HIV/AIDS prevention and control programs/projects, or they are sponsored by domestic and/or foreign entities.”.
5. Article 18 is amended as follows:
“Article 18. HIV/AIDS prevention and control at correctional institutions, reform schools, rehabilitation centers, social protection facilities, prisons and detention centers
1. Heads of correctional institutions, reform schools, rehabilitation centers, social protection facilities, prisons and detention centers shall manage, disseminate information and provide counseling, testing, care and treatment for HIV-positive persons, and take measures for preventing HIV infection at their facilities/centers.
2. The Government shall elaborate the management, information dissemination, counseling, testing, caring and treatment of HIV-positive persons, and prevention of HIV infection prescribed in Clause 1 of this Article.”.
6. Article 20 is amended as follows:
“Article 20. Participation of HIV-positive persons and persons with high-risk behaviors in HIV/AIDS prevention and control
1. Depending on their capacity and conditions, HIV-positive persons and persons with high-risk behaviors are entitled to participate in HIV/AIDS prevention and control activities.
2. The Government encourages, facilitates and assists HIV-positive persons and persons with high-risk behaviors in participating in peer education groups and other activities for HIV/AIDS prevention and control as prescribed by law.
3. HIV-positive persons and persons with high-risk behaviors may perform the following activities:
a) Disseminate information about and engage in implementation of HIV prevention interventions according to the Government’s regulations;
b) Provide counseling, HIV screening tests and HIV home test kits for persons with high-risk behaviors when meeting eligibility requirements set by the Government;
c) Provide counseling and assist persons with high-risk behaviors in pre-exposure prophylaxis and post- exposure prophylaxis;
d) Assist and take care of HIV-positive persons;
dd) Give opinions about policies and laws on HIV/AIDS prevention and control while they are formulated;
e) Perform other HIV/AIDS prevention and control activities as prescribed by law".
7. Article 21 is amended as follows:
“Article 21. HIV prevention interventions
1. HIV prevention interventions include:
a) Distribute and provide instructions for use of condoms;
b) Distribute and provide instructions for use of clean needles and syringes;
c) Use pre-exposure prophylaxis with antiretroviral medicines;
d) Provide opioid replacement treatment;
dd) Implement other appropriate HIV prevention interventions.
2. The entities in Points a, b, c, d, D, e, g, h, i and l Clause 2 Article 11 of this Law are given priority to HIV prevention interventions.
3. The Government shall provide for the implementation of HIV prevention interventions.”.
8. Clause 2 and Clause 3 Article 27 are amended as follows:
“2. Persons aged 15, or older, and capable of civil acts may voluntarily request HIV test.
3. HIV tests for persons aged under 15, incapacitated persons, persons with limited cognition or behavior control, and persons with limited legal capacity shall be performed only after obtaining written contents of their parents, guardians or lawful representatives.”
9. Article 29 is amended as follows:
“Article 29. HIV screening tests and HIV confirmatory tests
1. HIV screening tests are performed at health facilities or community-based settings and self-performed.
2. HIV confirmatory tests are only performed by laboratories eligible to perform HIV confirmatory tests. When receiving test results, persons getting tested for HIV must provide their residential addresses and ID cards, citizen’s identity cards, passports or other unexpired photo-bearing identification documents issued by competent authorities.
3. Eligibility requirements, application and procedures for recognition of laboratories eligible to perform HIV confirmatory tests shall comply with the Government’s regulations.”.
10. Article 30 is amended as follows:
“Article 30. Notification of positive HIV test results and access to information about HIV-positive persons
1. Heads of the facilities mentioned in Clause 2 Article 29 of this Law shall notify positive HIV test results.
2. Positive HIV test results shall only be notified to the following persons:
a) Persons getting tested for HIV;
b) Spouses of persons getting tested for HIV; parents, guardians or lawful representatives of persons getting tested for HIV who are persons aged under 18, incapacitated persons, persons with limited cognition or behavior control, or persons with limited legal capacity;
c) Persons who are assigned to provide counseling or notify positive HIV test results to persons getting tested for HIV;
d) Heads of agencies/units assigned to carry out HIV/AIDS epidemiological surveillance; persons assigned to carry out HIV/AIDS epidemiological surveillance;
dd) Heads and chief nurses of departments, wards and other divisions of health facilities where HIV-infected persons are receiving treatment; healthcare workers who give direct care and treatment to HIV-infected persons at health facilities;
e) Heads, persons in charge of healthcare tasks, and healthcare workers who are assigned to give direct care to HIV-infected persons at correctional institutions, reform schools, rehabilitation centers, social protection facilities, prisons and detention centers;
g) Heads and officials who are assigned with tasks of the agencies mentioned in Clause 1 Article 28 of this Law.
3. The following persons are entitled to access information about HIV-infected persons:
a) Persons mentioned in Point d Clause 2 of this Article;
b) Heads and persons assigned with tasks of social security offices that directly perform assessment, make payments and manage information about covered medical services provided for HIV-infected persons;
c) Heads and persons assigned with tasks of health facilities that directly make payments and manage information about covered medical services provided for HIV-infected persons;
d) Persons authorized by HIV-infected persons to access their information.
4. Scope of access to information about HIV-infected persons:
a) The persons mentioned in Point d Clause 2 of this Article are entitled to access information about HIV-infected persons who have permanent or temporary residence or have got tested for HIV within areas where they perform assigned HIV/AIDS epidemiological surveillance tasks;
b) The persons mentioned in Points b and c Clause 3 of this Article are entitled to access information about HIV-infected persons who receive medical treatment from health facilities where they are working or they perform assigned health insurance assessment tasks.
5. The following information about HIV-infected persons will be accessed:
a) Personal information prescribed in Clause 2 Article 29 of this Law;
b) HIV/AIDS epidemiological information;
c) HIV/AIDS treatment status.
6. The persons mentioned in Points b, c, d, dd, e and g Clause 2 and Clause 3 of this Article shall assume responsibility to protect confidentiality of information about HIV-infected persons.
7. The Minister of Health shall stipulate methods and procedures for notification of positive HIV test results and access to information about HIV-infected persons prescribed in this Article.”.
11. Some Clauses of Article 35 are amended as follows:
a) Clause 1 is amended as follows:
“1. Pregnant women getting tested for HIV according to medical indications shall have HIV testing costs covered by health insurance fund and state budget as follows:
a) The health insurance fund shall pay testing costs of HIV patients holding health insurance card according to the coverage ratios prescribed in the Law on health insurance;
b) The state budget shall be used to cover testing costs, which are not covered by the health insurance fund, of the persons mentioned in Point a of this Clause, and testing costs incurred by HIV patients without health insurance card according to prices of covered medical services.”;
b) Clause 3 is amended as follows:
“3. Women infected with HIV shall be provided with counseling on HIV/AIDS prevention and control during pregnancy and breastfeeding.”;
c) Clause 5 is amended as follows:
“5. The Government shall stipulate sources of state budget and payment methods in the case prescribed in Point b Clause 1 of this Article.
The Minister of Health shall stipulate procedures, time and number of HIV tests for the pregnant women mentioned in Clause 1 of this Article; caring and treatment of HIV-infected women during pregnancy, childbirth and breastfeeding, and measures for preventing mother-to-child transmission of HIV.”.
12. Article 36 is amended as follows:
“Article 36. Pre-exposure prophylaxis and post-exposure prophylaxis
1. Persons who are at high risk of getting HIV and those exposed to HIV shall be provided with counseling, pre-exposure prophylaxis and post-exposure prophylaxis. Provision of counseling and pre-exposure prophylaxis with antiretroviral medicines for the persons mentioned in Points b, c, d, dd, e and g Clause 2 Article 11 of this Law is prioritized.
2. Persons exposed to HIV due to occupational accidents or risks of medical procedures shall be provided with counseling and post-exposure prophylaxis, and receive benefits as prescribed in this Law.”.
13. Clause 2 Article 39 is amended as follows:
“2. The State shall provide free of charge antiretroviral medicines for the following persons:
a) Persons exposed to HIV or infected with HIV due to occupational accidents;
b) Persons exposed to HIV or infected with HIV due to risks of medical procedures;
c) Persons exposed to HIV or infected with HIV during their performance of search and rescue tasks;
d) Women and children given treatment indications for preventing mother-to-child transmission of HIV;
dd) Children aged under 06 and infected with HIV;
e) Persons infected with HIV at correctional institutions, reform schools, rehabilitation centers, social protection facilities, prisons and detention centers”.
14. Article 43 is amended as follows:
“Article 43. Funding sources for HIV/AIDS prevention and control
1. Funding from state budget.
2. Health insurance fund.
3. Payments by users of HIV/AIDS preventive and treatment services.
4. Financial supports, grants, investments and gifts of domestic and foreign entities.
5. Other lawful funding sources.”.
15. Article 45 is amended as follows:
“Article 45. Benefits and policies for persons who directly perform HIV tests, manage, take care of and treat persons infected with HIV
Persons who directly perform HIV tests, manage, take care of and treat persons infected with HIV at correctional institutions, reform schools, rehabilitation centers, social protection facilities, prisons and detention centers shall be provided with necessary facilities and equipment for preventing HIV infection, and receive work allowances and other benefits according to the Prime Minister’s regulations.”.
16. Article 42 and Article 44 are abrogated.
1. This Law comes into force from July 01, 2021.
2. From the date of entry into force of this Law, all assets and finance of funds for support, treatment and care for HIV-infected people shall be used for support, treat and take care of HIV-infected people according to Minister of Health’s decision, if it is a central-level fund, or decisions of provincial People’s Committees, if it is a provincial-level fund.
This Law is ratified by the 14th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam during its 10th session held on November 16, 2020.
|
PRESIDENT OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực