Chương 3 Luật Đất đai 1987: Chế độ sử dụng các loại đất
Số hiệu: | 3-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 29/12/1987 | Ngày hiệu lực: | 08/01/1988 |
Ngày công báo: | 28/02/1988 | Số công báo: | Số 4 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/10/1993 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Mục 1: ĐẤT NÔNG NGHIỆP, ĐẤT LÂM NGHIỆP
Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu dùng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, kể cả nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về trồng trọt, chăn nuôi.
Người sử dụng đất nông nghiệp có nghĩa vụ:
1- Đưa diện tích được giao vào sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch, không được bỏ hoang, bỏ hoá;
2- Thực hiện các biện pháp thâm canh, tăng vụ, bảo vệ, cải tạo, bồi bổ đất đai và kết hợp nông nghiệp, lâm nghiệp.
Đất lâm nghiệp là đất được xác chủ yếu dùng vào sản xuất lâm nghiệp như trồng rừng, khai thác rừng, khoanh nuôi, tu bổ, cải tạo rừng, nghiên cứu thí nghiệm về lâm nghiệp; đất rừng cấm, vườn quốc gia; đất trồng rừng để phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, cải tạo môi trường.
Người sử dụng đất lâm nghiệp có nghĩa vụ:
1- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về quản lý khai thác, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp, không tự tiện phá rừng, đốt rừng, làm huỷ hoại môi trường.
2- Trồng rừng phủ xanh diện tích được giao theo quy hoạch, kế hoạch; thực hiện các biện pháp về thâm canh, bảo vệ đất, chống xói mòn và kết hợp lâm nghiệp, nông nghiệp.
Đất làm kinh tế gia đình quy định như sau:
1- Các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp được giao lại cho các hộ thành viên của mình một diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp trong số đất được Nhà nước giao sử dụng ổn định, lâu dài để các hộ này làm kinh tế gia đình.
Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương quy định mức đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp được giao cho mỗi hộ ở từng vùng trong địa phương mình, mỗi người không quá 10% đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp bình quân cho nhân khẩu của xã.
2- Các nông trường, lâm trường, trạm, trại nông nghiệp, lâm nghiệp được giao lại cho các hộ thành viên của mình một diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp trong số đất được Nhà nước giao sử dụng ổn định, lâu dài để các hộ này làm kinh tế gia đình, nhưng mỗi hộ nhiều nhất cũng không vượt quá mức quy định cho từng vùng như sau:
a) Đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng miền Trung từ Thanh Hoá đến Thuận Hải: 200 m2;
b) Trung du, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long: 500 m2;
c) Miền núi và Tây Nguyên: 1.000 m2.
Đất sản xuất của nông dân cá thể quy định như sau:
Các hộ nông dân cá thể được Nhà nước giao đất ổn định, lâu dài để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp trên cơ sở đất đai đang sử dụng.
Căn cứ vào khả năng đất đai, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và khả năng sử dụng đất của từng loại hộ, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương quy định mức đất giao cho các loại hộ nông dân cá thể ở địa phương trên cơ sở bình quân đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp tính theo nhân khẩu ở mỗi xã.
1- Ở những nơi còn đất chưa sử dụng thì Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thể giao loại đất này cho các tổ chức hoặc các hộ thành viên của hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, ngư nghiệp, nghề muối, nông trường, lâm trường, trạm, trại nông nghiệp, lâm nghiệp, công nhân, viên chức và nhân dân để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
2- Đối với đất trống, đồi núi trọc, rừng nghèo kiệt thì được giao theo chính sách giao đất, giao rừng để trồng trọt và chăn nuôi; đất giao cho mỗi tổ chức và cá nhân là căn cứ vào khả năng sử dụng, không hạn chế về diện tích.
3- Khi giao đất nói ở khoản 1 và khoản 2 của Điều này phải xác định rõ mục đích và thời hạn sử dụng để người sử dụng đất yên tâm sản xuất, có thu hoạch thoả đáng so với công sức đã đầu tư đối với từng loại cây trồng và vật nuôi.
4- Đất được giao nói trong Điều này không tính vào mức đất làm kinh tế gia đình hoặc mức đất giao cho nông dân cá thể quy định tại Điều 27 và Điều 28 của Luật này.
Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vốn để sử dụng đất đai vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp ở các vùng còn nhiều đất chưa sử dụng hoặc hiệu quả sử dụng đất còn thấp.
Nhà nước có các chính sách về đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, tuyển dụng và thuê mượn lao động, miễn giảm thuế và giá cả nông sản để khuyến khích mọi người tận dụng đất đai vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
Việc sử dụng đất vườn quy định như sau:
Đất vườn được tính vào đất làm kinh tế gia đình xã viên hoặc đất giao cho nông dân còn sản xuất cá thể, phần còn lại người có vườn vẫn được tiếp tục sử dụng để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
Nhà nước có chính sách khuyến khích và bảo vệ lợi ích của mọi tổ chức và cá nhân thâm canh, tăng sản lượng cây trồng trên đất vườn, sử dụng đất trống, đồi núi trọc để lập vườn theo quy hoạch.
Không được lập vườn trên đất trồng lúa, trừ trường hợp có phép của uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo kế hoạch sử dụng đất đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế quốc dân, khả năng đất đai và tập quán canh tác ở từng địa phương, Hội đồng bộ trưởng quy định các hình thức tổ chức sản xuất và các chính sách thích hợp đối với đất vườn ở mỗi vùng nhằm phát triển sản xuất, ổn định đời sống và tăng sản phẩm cho xã hội.
Chùa, nhà thờ, thánh thất tôn giáo đang sử dụng đất hoặc chưa được giao đất sử dụng nếu có yêu cầu chính đáng và có khả năng sử dụng có hiệu quả thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước và khả năng đất đai của địa phương để quyết định diện tích đất được giao cho chùa, nhà thờ, thánh thất đó.
Đất khu dân cư là đất được xác định để xây dựng các thành thị và các khu dân cư nông thôn.
Việc sử dụng đất khu dân cư ở thành thị phải tuân theo những quy định về từng loại đất nói trong Luật này, đồng thời phải phù hợp với quy hoạch chung của thành phố, thị xã, thị trấn.
Đối với thành phố, thị xã, thị trấn có quy hoạch giao đất cho nhân dân tự làm nhà ở thì Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vụ hành chính tương đương quy định mức đất giao cho mỗi hộ.
Việc sử dụng đất để xây dựng nhà ở trong thành phố, thị xã, thị trấn phải theo đúng quy định của Hội đồng bộ trưởng.
Việc sử dụng đất khu dân cư ở nông thôn phải theo quy hoạch thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân và quản lý xã hội. Phải tận dụng những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.
Chỉ được giao đất ở trong khu dân cư cho những hộ chưa có nhà ở.
Căn cứ vào khả năng đất đai ở từng vùng, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương quy định mức đất được giao cho mỗi hộ, nhưng không được quá mức quy định cho từng vùng như sau:
a) Đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng miền Trung từ Thanh Hoá đến Thuận Hải: 200 m2.
b) Trung du, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long: 300 m2.
c) Miền núi và Tây Nguyên: 400 m2.
Đối với những vùng nhân dân có tập quán nhiều thế hệ cùng chung sống trong một hộ hoặc những nơi phải giao đất ở vào đất quanh năm ngập nước thì theo đề nghị của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương, Hội đồng bộ trưởng có thể quy định mức đất ở cao hơn, nhưng nói chung không vượt quá một lần rưỡi, trong trường hợp cá biệt, cũng không được vượt quá hai lần mức đất quy định cho từng vùng tại Điều này.
Đất chuyên dùng là đất được xác định dùng vào các mục đích không phải là nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc đất khu dân cư như: đất xây dựng các công trình công nghiệp, khoa học - kỹ thuật, giao thông, thuỷ lợi, văn hoá, xã hội, dịch vụ, đất dùng cho nhu cầu an ninh, quốc phòng, đất dùng cho thăm dò, khai thác khoáng sản, đất làm muối, đất làm đồ gốm gạch, ngói và các vật liệu xây dựng khác, đất di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh, đất nghĩa địa, đất có mặt nước sử dụng vào các mục đích không phải là nông nghiệp.
Việc sử dụng đất để xây dựng các công trình công nghiệp, khoa học - kỹ thuật, giao thông, thuỷ lợi, văn hoá, xã hội, dịch vụ, người việc tuân theo các quy định của Luật này, còn phải tuân theo các yêu cầu sử dụng đất được xác định trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật và thiết kế của từng công trình.
Việc sử dụng đất vào mục đích an ninh, quốc phòng phải tuân theo đúng quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Khi sử dụng đất phải triệt để tiết kiệm và hạn chế đến mức thấp nhất những trở ngại cho việc sử dụng đất đai của vùng lân cận.
Chỉ những tổ chức được Nhà nước giao nhiệm vụ thăm dò, khai thác khoáng sản mới được sử dụng đất để thực hiện mục đích này.
Đất thăm dò, khai thác khoáng sản, kể cả thăm dò, khai thác đá chỉ được giao sử dụng trong thời gian thăm dò, khai thác khoáng sản; khi sử dụng xong phải trả lại đất với trạng thái được quy định trong quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Nhà nước giao đất làm muối cho các tổ chức hoặc cá nhân để sản xuất muối; đất này được giao trên cơ sở đất đang sử dụng.
Những vùng đất làm muối có năng suất, chất lượng cao phải được bảo vệ, ưu tiên cho việc sản xuất muối.
Nhà nước khuyến khích việc sử dụng những vùng đất có khả năng làm muối để phục vụ cho nhu cầu về muối của xã hội.
Việc sử dụng đất làm đồ gốm, gạch, ngói và các vật liệu xây dựng khác được giao có thời hạn.
Đất làm gạch, ngói trước hết phải lấy từ đất đồi núi không sản xuất nông nghiệp, gò, bãi hoang, lòng sông, ao hồ cần khơi sâu, ven sông ngòi không sản xuất, đê bối cần huỷ bỏ, đất lấy từ cải tạo đồng ruộng.
Trong trường hợp không còn các nguồn đất nói trên thì có thể sử dụng những loại đất xấu, nhưng phải triệt để tiết kiệm. Khi sử dụng xong phải cải tạo ngay để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.
Đất làm đồ gốm hoặc gạch, ngói không nung được chọn ở những vùng đất thích hợp nhưng không gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
Chỉ những tổ chức hoặc cá nhân được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 13 của Luật này mới được sử dụng đất để làm đồ gốm, gạch, ngói và các vật liệu xây dựng khác.
Đất di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh là đất có di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh theo quy định của pháp luật.
Đất này phải được bảo vệ nghiêm ngặt.
Trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải sử dụng đất có di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh vào mục đích khác thì phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất và phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ văn hoá.
Trong trường hợp không được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ văn hoá thì chủ công trình có quyền kiến nghị lên Hội đồng bộ trưởng.
Đất làm nghĩa địa phải được quy hoạch thành khu tập trung, xa dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh và tiết kiệm đất.
Đất có mặt nước quy định trong Điều này gồm những đất thuộc vùng lãnh hải, nội thuỷ, sông, đầm, hồ lớn không thuộc sản xuất nông nghiệp.
Căn cứ mục đích sử dụng chủ yếu đã xác định cho từng vùng đất có mặt nước, Nhà nước giao đất này cho các tổ chức và cá nhân thích hợp để sử dụng.
Người sử dụng đất chuyên dùng có nghĩa vụ:
1- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Hội đồng bộ trưởng về việc sử dụng từng loại đất chuyên dùng;
2- Thực hiện các biện pháp để tiết kiệm đất đai, bảo vệ môi trường và không trở ngại cho sản xuất, đời sống của nhân dân vùng lân cận.
Người được giao đất nông nghiệp, đất có rừng để xây dựng công trình công nghiệp, khoa học - kỹ thuật, giao thông, thuỷ lợi, văn hoá, xã hội, dịch vụ, an ninh, quốc phòng, thăm dò, khai thác khoáng sản, làm đồ gốm, gạch, ngói hoặc vật liệu xây dựng khác phải đền bù thiệt hại về đất nông nghiệp, đất có rừng cho Nhà nước.
Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các cấp được sử dụng khoản đền bù này vào việc khai hoang, vỡ hoá, thâm canh, bảo vệ, cải tạo đất, mở mang diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp.
Đất chưa sử dụng là đất chưa được xác định để dùng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, khu dân cư, chuyên dùng và Nhà nước chưa giao cho ai sử dụng ổn định, lâu dài.
Hội đồng bộ trưởng lập quy hoạch, kế hoạch và có chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân đưa đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
Mục 5: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
Ngoài những nghĩa vụ đối với từng loại đất được quy định tại Điều 24, Điều 26 và Điều 45 của Luật này, người sử dụng đất còn có những nghĩa vụ sau đây:
1- Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới và các điều kiện khác đã được quy định khi giao đất;
2- Thực hiện việc bảo vệ, cải tạo và bồi bổ đất đai, không được làm những việc có hại đến môi trường và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất lân cận;
3- Thi hành nghiêm chỉnh quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc thu hồi đất;
4- Đền bù thiệt hại thực tế cho người đang sử dụng đất bị thu hồi để giao cho mình, bồi hoàn thành quả lao động và kết quả đầu tư đã làm tăng giá trị của đất đó theo quy định của pháp luật;
5- Nộp thuế, nộp lệ phí địa chính khi làm thủ tục địa chính theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng đất có những quyền lợi sau đây:
1- Được sử dụng đất ổn định, lâu dài, có thời hạn hoặc tạm thời nhưng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định khi giao đất;
2- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao, được quyền chuyển, nhượng, bán nhà ở, vật kiến trúc khác, cây lâu năm mà người sử dụng đất có được một cách hợp pháp trên đất được giao; trong trường hợp đất đang sử dụng được thu hồi theo khoản 1, khoản 2 và khoản 3, Điều 14 của Luật này để giao cho người khác thì được đền bù thiệt hại thực tế, được bồi hoàn thành quả lao động, kết quả đầu tư đã làm tăng giá trị của đất đó theo quy định của pháp luật;
3- Hưởng các lợi ích do công trình công cộng bảo vệ hoặc cải tạo đất mang lại;
4- Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo và bồi bổ đất;
5- Khi đất đang sử dụng bị thu hồi vì nhu cầu của Nhà nước hoặc xã hội thì được đền bù thiệt hại thực tế và được giao đất khác;
6- Được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất đai hợp pháp của mình.
Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu dùng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, kể cả nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về trồng trọt, chăn nuôi.
Người sử dụng đất nông nghiệp có nghĩa vụ:
1- Đưa diện tích được giao vào sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch, không được bỏ hoang, bỏ hoá;
2- Thực hiện các biện pháp thâm canh, tăng vụ, bảo vệ, cải tạo, bồi bổ đất đai và kết hợp nông nghiệp, lâm nghiệp.
Đất lâm nghiệp là đất được xác chủ yếu dùng vào sản xuất lâm nghiệp như trồng rừng, khai thác rừng, khoanh nuôi, tu bổ, cải tạo rừng, nghiên cứu thí nghiệm về lâm nghiệp; đất rừng cấm, vườn quốc gia; đất trồng rừng để phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, cải tạo môi trường.
Người sử dụng đất lâm nghiệp có nghĩa vụ:
1- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về quản lý khai thác, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp, không tự tiện phá rừng, đốt rừng, làm huỷ hoại môi trường.
2- Trồng rừng phủ xanh diện tích được giao theo quy hoạch, kế hoạch; thực hiện các biện pháp về thâm canh, bảo vệ đất, chống xói mòn và kết hợp lâm nghiệp, nông nghiệp.
Đất làm kinh tế gia đình quy định như sau:
1- Các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp được giao lại cho các hộ thành viên của mình một diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp trong số đất được Nhà nước giao sử dụng ổn định, lâu dài để các hộ này làm kinh tế gia đình.
Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương quy định mức đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp được giao cho mỗi hộ ở từng vùng trong địa phương mình, mỗi người không quá 10% đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp bình quân cho nhân khẩu của xã.
2- Các nông trường, lâm trường, trạm, trại nông nghiệp, lâm nghiệp được giao lại cho các hộ thành viên của mình một diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp trong số đất được Nhà nước giao sử dụng ổn định, lâu dài để các hộ này làm kinh tế gia đình, nhưng mỗi hộ nhiều nhất cũng không vượt quá mức quy định cho từng vùng như sau:
a) Đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng miền Trung từ Thanh Hoá đến Thuận Hải: 200 m2;
b) Trung du, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long: 500 m2;
c) Miền núi và Tây Nguyên: 1.000 m2.
Đất sản xuất của nông dân cá thể quy định như sau:
Các hộ nông dân cá thể được Nhà nước giao đất ổn định, lâu dài để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp trên cơ sở đất đai đang sử dụng.
Căn cứ vào khả năng đất đai, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và khả năng sử dụng đất của từng loại hộ, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương quy định mức đất giao cho các loại hộ nông dân cá thể ở địa phương trên cơ sở bình quân đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp tính theo nhân khẩu ở mỗi xã.
1- Ở những nơi còn đất chưa sử dụng thì Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thể giao loại đất này cho các tổ chức hoặc các hộ thành viên của hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, ngư nghiệp, nghề muối, nông trường, lâm trường, trạm, trại nông nghiệp, lâm nghiệp, công nhân, viên chức và nhân dân để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
2- Đối với đất trống, đồi núi trọc, rừng nghèo kiệt thì được giao theo chính sách giao đất, giao rừng để trồng trọt và chăn nuôi; đất giao cho mỗi tổ chức và cá nhân là căn cứ vào khả năng sử dụng, không hạn chế về diện tích.
3- Khi giao đất nói ở khoản 1 và khoản 2 của Điều này phải xác định rõ mục đích và thời hạn sử dụng để người sử dụng đất yên tâm sản xuất, có thu hoạch thoả đáng so với công sức đã đầu tư đối với từng loại cây trồng và vật nuôi.
4- Đất được giao nói trong Điều này không tính vào mức đất làm kinh tế gia đình hoặc mức đất giao cho nông dân cá thể quy định tại Điều 27 và Điều 28 của Luật này.
Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vốn để sử dụng đất đai vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp ở các vùng còn nhiều đất chưa sử dụng hoặc hiệu quả sử dụng đất còn thấp.
Nhà nước có các chính sách về đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, tuyển dụng và thuê mượn lao động, miễn giảm thuế và giá cả nông sản để khuyến khích mọi người tận dụng đất đai vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
Việc sử dụng đất vườn quy định như sau:
Đất vườn được tính vào đất làm kinh tế gia đình xã viên hoặc đất giao cho nông dân còn sản xuất cá thể, phần còn lại người có vườn vẫn được tiếp tục sử dụng để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
Nhà nước có chính sách khuyến khích và bảo vệ lợi ích của mọi tổ chức và cá nhân thâm canh, tăng sản lượng cây trồng trên đất vườn, sử dụng đất trống, đồi núi trọc để lập vườn theo quy hoạch.
Không được lập vườn trên đất trồng lúa, trừ trường hợp có phép của uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo kế hoạch sử dụng đất đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế quốc dân, khả năng đất đai và tập quán canh tác ở từng địa phương, Hội đồng bộ trưởng quy định các hình thức tổ chức sản xuất và các chính sách thích hợp đối với đất vườn ở mỗi vùng nhằm phát triển sản xuất, ổn định đời sống và tăng sản phẩm cho xã hội.
Chùa, nhà thờ, thánh thất tôn giáo đang sử dụng đất hoặc chưa được giao đất sử dụng nếu có yêu cầu chính đáng và có khả năng sử dụng có hiệu quả thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước và khả năng đất đai của địa phương để quyết định diện tích đất được giao cho chùa, nhà thờ, thánh thất đó.
Đất khu dân cư là đất được xác định để xây dựng các thành thị và các khu dân cư nông thôn.
Việc sử dụng đất khu dân cư ở thành thị phải tuân theo những quy định về từng loại đất nói trong Luật này, đồng thời phải phù hợp với quy hoạch chung của thành phố, thị xã, thị trấn.
Đối với thành phố, thị xã, thị trấn có quy hoạch giao đất cho nhân dân tự làm nhà ở thì Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vụ hành chính tương đương quy định mức đất giao cho mỗi hộ.
Việc sử dụng đất để xây dựng nhà ở trong thành phố, thị xã, thị trấn phải theo đúng quy định của Hội đồng bộ trưởng.
Việc sử dụng đất khu dân cư ở nông thôn phải theo quy hoạch thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân và quản lý xã hội. Phải tận dụng những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.
Chỉ được giao đất ở trong khu dân cư cho những hộ chưa có nhà ở.
Căn cứ vào khả năng đất đai ở từng vùng, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương quy định mức đất được giao cho mỗi hộ, nhưng không được quá mức quy định cho từng vùng như sau:
a) Đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng miền Trung từ Thanh Hoá đến Thuận Hải: 200 m2.
b) Trung du, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long: 300 m2.
c) Miền núi và Tây Nguyên: 400 m2.
Đối với những vùng nhân dân có tập quán nhiều thế hệ cùng chung sống trong một hộ hoặc những nơi phải giao đất ở vào đất quanh năm ngập nước thì theo đề nghị của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương, Hội đồng bộ trưởng có thể quy định mức đất ở cao hơn, nhưng nói chung không vượt quá một lần rưỡi, trong trường hợp cá biệt, cũng không được vượt quá hai lần mức đất quy định cho từng vùng tại Điều này.
Đất chuyên dùng là đất được xác định dùng vào các mục đích không phải là nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc đất khu dân cư như: đất xây dựng các công trình công nghiệp, khoa học - kỹ thuật, giao thông, thuỷ lợi, văn hoá, xã hội, dịch vụ, đất dùng cho nhu cầu an ninh, quốc phòng, đất dùng cho thăm dò, khai thác khoáng sản, đất làm muối, đất làm đồ gốm gạch, ngói và các vật liệu xây dựng khác, đất di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh, đất nghĩa địa, đất có mặt nước sử dụng vào các mục đích không phải là nông nghiệp.
Việc sử dụng đất để xây dựng các công trình công nghiệp, khoa học - kỹ thuật, giao thông, thuỷ lợi, văn hoá, xã hội, dịch vụ, người việc tuân theo các quy định của Luật này, còn phải tuân theo các yêu cầu sử dụng đất được xác định trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật và thiết kế của từng công trình.
Việc sử dụng đất vào mục đích an ninh, quốc phòng phải tuân theo đúng quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Khi sử dụng đất phải triệt để tiết kiệm và hạn chế đến mức thấp nhất những trở ngại cho việc sử dụng đất đai của vùng lân cận.
Chỉ những tổ chức được Nhà nước giao nhiệm vụ thăm dò, khai thác khoáng sản mới được sử dụng đất để thực hiện mục đích này.
Đất thăm dò, khai thác khoáng sản, kể cả thăm dò, khai thác đá chỉ được giao sử dụng trong thời gian thăm dò, khai thác khoáng sản; khi sử dụng xong phải trả lại đất với trạng thái được quy định trong quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Nhà nước giao đất làm muối cho các tổ chức hoặc cá nhân để sản xuất muối; đất này được giao trên cơ sở đất đang sử dụng.
Những vùng đất làm muối có năng suất, chất lượng cao phải được bảo vệ, ưu tiên cho việc sản xuất muối.
Nhà nước khuyến khích việc sử dụng những vùng đất có khả năng làm muối để phục vụ cho nhu cầu về muối của xã hội.
Việc sử dụng đất làm đồ gốm, gạch, ngói và các vật liệu xây dựng khác được giao có thời hạn.
Đất làm gạch, ngói trước hết phải lấy từ đất đồi núi không sản xuất nông nghiệp, gò, bãi hoang, lòng sông, ao hồ cần khơi sâu, ven sông ngòi không sản xuất, đê bối cần huỷ bỏ, đất lấy từ cải tạo đồng ruộng.
Trong trường hợp không còn các nguồn đất nói trên thì có thể sử dụng những loại đất xấu, nhưng phải triệt để tiết kiệm. Khi sử dụng xong phải cải tạo ngay để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.
Đất làm đồ gốm hoặc gạch, ngói không nung được chọn ở những vùng đất thích hợp nhưng không gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
Chỉ những tổ chức hoặc cá nhân được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 13 của Luật này mới được sử dụng đất để làm đồ gốm, gạch, ngói và các vật liệu xây dựng khác.
Đất di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh là đất có di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh theo quy định của pháp luật.
Đất này phải được bảo vệ nghiêm ngặt.
Trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải sử dụng đất có di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh vào mục đích khác thì phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất và phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ văn hoá.
Trong trường hợp không được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ văn hoá thì chủ công trình có quyền kiến nghị lên Hội đồng bộ trưởng.
Đất làm nghĩa địa phải được quy hoạch thành khu tập trung, xa dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh và tiết kiệm đất.
Đất có mặt nước quy định trong Điều này gồm những đất thuộc vùng lãnh hải, nội thuỷ, sông, đầm, hồ lớn không thuộc sản xuất nông nghiệp.
Căn cứ mục đích sử dụng chủ yếu đã xác định cho từng vùng đất có mặt nước, Nhà nước giao đất này cho các tổ chức và cá nhân thích hợp để sử dụng.
Người sử dụng đất chuyên dùng có nghĩa vụ:
1- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Hội đồng bộ trưởng về việc sử dụng từng loại đất chuyên dùng;
2- Thực hiện các biện pháp để tiết kiệm đất đai, bảo vệ môi trường và không trở ngại cho sản xuất, đời sống của nhân dân vùng lân cận.
Người được giao đất nông nghiệp, đất có rừng để xây dựng công trình công nghiệp, khoa học - kỹ thuật, giao thông, thuỷ lợi, văn hoá, xã hội, dịch vụ, an ninh, quốc phòng, thăm dò, khai thác khoáng sản, làm đồ gốm, gạch, ngói hoặc vật liệu xây dựng khác phải đền bù thiệt hại về đất nông nghiệp, đất có rừng cho Nhà nước.
Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các cấp được sử dụng khoản đền bù này vào việc khai hoang, vỡ hoá, thâm canh, bảo vệ, cải tạo đất, mở mang diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp.
Đất chưa sử dụng là đất chưa được xác định để dùng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, khu dân cư, chuyên dùng và Nhà nước chưa giao cho ai sử dụng ổn định, lâu dài.
Hội đồng bộ trưởng lập quy hoạch, kế hoạch và có chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân đưa đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
Ngoài những nghĩa vụ đối với từng loại đất được quy định tại Điều 24, Điều 26 và Điều 45 của Luật này, người sử dụng đất còn có những nghĩa vụ sau đây:
1- Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới và các điều kiện khác đã được quy định khi giao đất;
2- Thực hiện việc bảo vệ, cải tạo và bồi bổ đất đai, không được làm những việc có hại đến môi trường và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất lân cận;
3- Thi hành nghiêm chỉnh quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc thu hồi đất;
4- Đền bù thiệt hại thực tế cho người đang sử dụng đất bị thu hồi để giao cho mình, bồi hoàn thành quả lao động và kết quả đầu tư đã làm tăng giá trị của đất đó theo quy định của pháp luật;
5- Nộp thuế, nộp lệ phí địa chính khi làm thủ tục địa chính theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng đất có những quyền lợi sau đây:
1- Được sử dụng đất ổn định, lâu dài, có thời hạn hoặc tạm thời nhưng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định khi giao đất;
2- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao, được quyền chuyển, nhượng, bán nhà ở, vật kiến trúc khác, cây lâu năm mà người sử dụng đất có được một cách hợp pháp trên đất được giao; trong trường hợp đất đang sử dụng được thu hồi theo khoản 1, khoản 2 và khoản 3, Điều 14 của Luật này để giao cho người khác thì được đền bù thiệt hại thực tế, được bồi hoàn thành quả lao động, kết quả đầu tư đã làm tăng giá trị của đất đó theo quy định của pháp luật;
3- Hưởng các lợi ích do công trình công cộng bảo vệ hoặc cải tạo đất mang lại;
4- Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo và bồi bổ đất;
5- Khi đất đang sử dụng bị thu hồi vì nhu cầu của Nhà nước hoặc xã hội thì được đền bù thiệt hại thực tế và được giao đất khác;
6- Được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất đai hợp pháp của mình.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực