Chương 2 Luật Đất đai 1987: Chế độ quản lý đất đai
Số hiệu: | 3-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 29/12/1987 | Ngày hiệu lực: | 08/01/1988 |
Ngày công báo: | 28/02/1988 | Số công báo: | Số 4 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/10/1993 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Việc quản lý Nhà nước đối với đất đai bao gồm:
1- Điều tra, khảo sát, đo đạc, phân hạng đất đai và lập bản đồ địa chính;
2- Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai;
3- Quy định các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các chế độ, thể lệ ấy;
4- Giao đất và thu hồi đất;
5- Đăng ký đất đai, lập và giữ sổ địa chính, thống kê đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
6- Thanh tra việc chấp hành các chế dộ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai;
7- Giải quyết tranh chấp đất đai.
Dưới sự chỉ đạo thống nhất của Hội đồng bộ trưởng, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương tổ chức, chỉ đạo Uỷ ban nhân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh điều tra, khảo sát, đo đạc, phân hạng đất đai, lập bản đồ địa chính xã và đơn vị hành chính tương đương.
1- Việc lập quy hoạch, kế hoạch:
a) Hội đồng bộ trưởng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước;
b) Uỷ ban nhân dân các cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong địa phương mình;
c) Các ngành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của ngành mình.
2- Thẩm quyền phê chuẩn và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai:
a) Quốc hội phê chuẩn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước; Hội đồng nhân dân các cấp phê chuẩn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của địa phương mình trước khi trình lên chính quyền cấp trên trực tiếp xét duyệt;
b) Hội đồng bộ trưởng xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các ngành ở Trung ương và quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương;
c) Uỷ ban nhân dân cấp trên xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp;
d) Uỷ ban nhân dân mỗi cấp cùng với các ngành cấp trên xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của ngành đó tại địa phương;
e) Trong trường hợp cần bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai phải được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 của Điều này.
Việc quyết định giao đất phải tuân theo những quy định sau đây:
1- Căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm xét duyệt quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này;
2- Căn cứ vào kế hoạch hàng năm chuyển loại đất từ mục đích sử dụng này sang mục đích sử dụng khác đã được cơ Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy định tại Điều 13 của Luật này;
3- Căn cứ vào yêu cầu sử dụng đất đai ghi trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật và trong thiết kế đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
4- Việc quyết định giao đất đang sử dụng cho người khác chỉ được tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất đó của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, quy định tại Điều 15 của Luật này.
1- Hội đồng Nhà nước phê chuẩn kế hoạch hàng năm của Hội đồng bộ trưởng về việc giao đất nông nghiệp, đất có rừng sử dụng vào mục đích khác.
2- Hội đồng bộ trưởng xét duyệt kế hoạch hàng năm của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương về việc giao đất nông nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác.
Hội đồng bộ trưởng căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được Quốc hội phê chuẩn và kế hoạch hàng năm chuyển đất nông nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác đã được Hội đồng Nhà nước phê chuẩn, quyết định việc giao đất để sử dụng vào mọi mục đích trong những trường hợp cần thiết.
3- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương quyết định:
a) Giao đất cho các tổ chức kinh tế quốc doanh để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp;
b) Giao đất để sử dụng vào mục đích khác không phải sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp trong phạm vi sau đây:
Từ 1 ha trở xuống đối với đất nông nghiệp, đất có rừng, đất khu dân cư và từ 2 ha trở xuống đối với đất hoang, đồi núi cho mỗi công trình không theo tuyến.
Từ 3 ha trở xuống đối với đất nông nghiệp, đất có rừng, đất khu dân cư và từ 5 ha trở xuống đối với đất hoang, đồi núi cho mỗi công trình theo tuyến.
c) Giao đất chuyên dùng để sử dụng vào mục đích chuyên dùng, trừ đất thuộc vùng lãnh hải.
d) Xét duyệt kế hoạch giao đất khu dân cư nông thôn để nhân dân làm nhà ở theo định mức hàng năm đã được Hội đồng bộ trưởng xét duyệt cho mỗi loại xã.
đ) Giao đất khu dân cư thuộc nội thành nội thị theo quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
4- Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định:
a) Giao đất cho các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và cá nhân để sử dụng lâu dài vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp;
b) Giao đất chưa sử dụng cho các tổ chức và cá nhân sử dụng có thời hạn hoặc tạm thời để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp;
c) Giao đất khu dân cư nông thôn cho nhân dân làm nhà ở theo kế hoạch đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương xét duyệt.
5- Uỷ ban nhân dân quận có thẩm quyền giao đất quy định tại điểm a, điểm b, khoản 4 của Điều này.
6- Hội đồng bộ trưởng quy định trình tự, thủ tục giao các loại đất. Cơ quan quản lý đất đai của trung ương và địa phương, giúp Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhân các cấp trong việc giao đất.
Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần đất đã giao sử dụng trong những trường hợp sau đây:
1- Tổ chức sử dụng đất bị giải thể, chuyển đi nơi khác, hoặc bị thu hẹp mà giảm nhu cầu sản xuất;
2- Tất cả số người trong hộ sử dụng đất đã chuyển đi nơi khác hoặc đã chết;
3- Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất được giao;
4- Thời hạn sử dụng đất đã hết;
5- Người sử dụng đất không sử dụng đất được giao trong 6 tháng liền mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất đó cho phép;
6- Người sử dụng đất vi phạm nghiêm trọng những quy định về sử dụng đất;
7- Đất giao không đúng thẩm quyền quy định tại Điều 13 của Luật này;
8- Cần sử dụng đất cho nhu cầu của Nhà nước hoặc của xã hội.
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất nào thì có quyền thu hồi đất đó.
Trong trường hợp có nhu cầu khẩn cấp của chiến tranh hoặc chống thiên tai thì việc thu hồi đất do Uỷ ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên quyết định theo đề nghị của cơ quan chỉ huy quân sự hoặc cơ quan chỉ huy chống bão lụt.
Việc chuyển quyền sử dụng đất đai chỉ thực hiện trong các trường hợp sau đây:
1- Khi hộ nông dân vào hoặc ra hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp;
2- Khi hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp và cá nhân thoả thuận đổi đất cho nhau để tổ chức lại sản xuất;
3- Khi người được giao đất chuyển đi nơi khác hoặc đã chết mà thành viên trong hộ của người đó vẫn còn tiếp tục sử dụng đất đó.
Việc chuyển quyền sử dụng đất đai nói trong Điều này, nếu ở nông thôn thì do Uỷ ban nhân dân xã quyết định, nếu ở thành thị thì do Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quyết định.
Người được thừa kế nhà ở hoặc người chưa có chỗ ở, khi được người khác chuyển nhượng nhà để ở, sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sở hữu đối với nhà ở, thì được quyền sử dụng đất ở có ngôi nhà đó.
1- Khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho phép chuyển quyền sử dụng, thay đổi mục đích sử dụng hoặc đang sử dụng đất hợp pháp mà chưa đăng ký thì người sử dụng phải xin đăng ký đất đai tại cơ quan Nhà nước nói ở khoản 2 của Điều này.
2- Uỷ ban nhân dân quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và Uỷ ban nhân dân xã thuộc huyện lập, giữ sổ địa chính, vào sổ địa chính cho người sử dụng đất và tự mình đăng ký đất chưa sử dụng vào sổ địa chính.
3- Sau khi đăng ký, người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hội đồng bộ trưởng định kỳ tổ chức việc thống kê đất đai về số lượng và chất lượng để phục vụ kịp thời cho các yêu cầu quản lý, sử dụng đất đai.
Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức việc thanh tra đất đai trong địa phận quản lý của mình.
Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương và địa phương giúp Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện thanh tra đất đai.
Khi thực hiện việc thanh tra đất đai, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên có quyền:
1- Yêu cầu các tổ chức và cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu cần thiết cho việc thanh tra;
2- Tạm thời đình chỉ việc sử dụng phần đất sử dụng không đúng pháp luật;
3- Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
Các tranh chấp về quyền sử dụng đất đai do Uỷ ban nhân nơi có đất đai bị tranh chấp giải quyết theo quy định dưới đây:
1- Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn giải quyết các tranh chấp đất đai giữa cá nhân với cá nhân.
2- Uỷ ban nhân dân huyện giải quyết các tranh chấp giữa cá nhân với tổ chức và giữa các tổ chức thuộc quyền mình quản lý.
3- Uỷ ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết các tranh chấp quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này.
4- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính tương đương giải quyết các tranh chấp giữa cá nhân với tổ chức, giữa tổ chức với nhau, nếu tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình hoặc trực thuộc Trung ương.
5- Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Uỷ ban nhân dân đã giải quyết tranh chấp, đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan chính quyền cấp trên. Quyết định của chính quyền cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi hành.
6- Việc tranh chấp quyền sử dụng đất có liên quan đến địa giới giữa các đơn vị hành chính do Uỷ ban nhân dân các đơn vị đó cùng phối hợp giải quyết. Trong trường hợp không đạt được sự nhất trí thì thẩm quyền giải quyết theo quy định tại khoản 11, Điều 83 và khoản 26, Điều 107 của Hiến pháp.
Khi giải quyết tranh chấp về nhà ở, vật kiến trúc khác hoặc cây lâu năm thì Toà án nhân dân giải quyết cả quyền sử dụng đất có nhà ở, vật kiến trúc khác hoặc cây lâu năm đó.
Việc quản lý Nhà nước đối với đất đai bao gồm:
1- Điều tra, khảo sát, đo đạc, phân hạng đất đai và lập bản đồ địa chính;
2- Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai;
3- Quy định các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các chế độ, thể lệ ấy;
4- Giao đất và thu hồi đất;
5- Đăng ký đất đai, lập và giữ sổ địa chính, thống kê đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
6- Thanh tra việc chấp hành các chế dộ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai;
7- Giải quyết tranh chấp đất đai.
Dưới sự chỉ đạo thống nhất của Hội đồng bộ trưởng, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương tổ chức, chỉ đạo Uỷ ban nhân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh điều tra, khảo sát, đo đạc, phân hạng đất đai, lập bản đồ địa chính xã và đơn vị hành chính tương đương.
1- Việc lập quy hoạch, kế hoạch:
a) Hội đồng bộ trưởng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước;
b) Uỷ ban nhân dân các cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong địa phương mình;
c) Các ngành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của ngành mình.
2- Thẩm quyền phê chuẩn và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai:
a) Quốc hội phê chuẩn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước; Hội đồng nhân dân các cấp phê chuẩn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của địa phương mình trước khi trình lên chính quyền cấp trên trực tiếp xét duyệt;
b) Hội đồng bộ trưởng xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các ngành ở Trung ương và quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương;
c) Uỷ ban nhân dân cấp trên xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp;
d) Uỷ ban nhân dân mỗi cấp cùng với các ngành cấp trên xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của ngành đó tại địa phương;
e) Trong trường hợp cần bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai phải được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 của Điều này.
Việc quyết định giao đất phải tuân theo những quy định sau đây:
1- Căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm xét duyệt quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này;
2- Căn cứ vào kế hoạch hàng năm chuyển loại đất từ mục đích sử dụng này sang mục đích sử dụng khác đã được cơ Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy định tại Điều 13 của Luật này;
3- Căn cứ vào yêu cầu sử dụng đất đai ghi trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật và trong thiết kế đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
4- Việc quyết định giao đất đang sử dụng cho người khác chỉ được tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất đó của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, quy định tại Điều 15 của Luật này.
1- Hội đồng Nhà nước phê chuẩn kế hoạch hàng năm của Hội đồng bộ trưởng về việc giao đất nông nghiệp, đất có rừng sử dụng vào mục đích khác.
2- Hội đồng bộ trưởng xét duyệt kế hoạch hàng năm của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương về việc giao đất nông nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác.
Hội đồng bộ trưởng căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được Quốc hội phê chuẩn và kế hoạch hàng năm chuyển đất nông nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác đã được Hội đồng Nhà nước phê chuẩn, quyết định việc giao đất để sử dụng vào mọi mục đích trong những trường hợp cần thiết.
3- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương quyết định:
a) Giao đất cho các tổ chức kinh tế quốc doanh để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp;
b) Giao đất để sử dụng vào mục đích khác không phải sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp trong phạm vi sau đây:
Từ 1 ha trở xuống đối với đất nông nghiệp, đất có rừng, đất khu dân cư và từ 2 ha trở xuống đối với đất hoang, đồi núi cho mỗi công trình không theo tuyến.
Từ 3 ha trở xuống đối với đất nông nghiệp, đất có rừng, đất khu dân cư và từ 5 ha trở xuống đối với đất hoang, đồi núi cho mỗi công trình theo tuyến.
c) Giao đất chuyên dùng để sử dụng vào mục đích chuyên dùng, trừ đất thuộc vùng lãnh hải.
d) Xét duyệt kế hoạch giao đất khu dân cư nông thôn để nhân dân làm nhà ở theo định mức hàng năm đã được Hội đồng bộ trưởng xét duyệt cho mỗi loại xã.
đ) Giao đất khu dân cư thuộc nội thành nội thị theo quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
4- Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định:
a) Giao đất cho các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và cá nhân để sử dụng lâu dài vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp;
b) Giao đất chưa sử dụng cho các tổ chức và cá nhân sử dụng có thời hạn hoặc tạm thời để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp;
c) Giao đất khu dân cư nông thôn cho nhân dân làm nhà ở theo kế hoạch đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương xét duyệt.
5- Uỷ ban nhân dân quận có thẩm quyền giao đất quy định tại điểm a, điểm b, khoản 4 của Điều này.
6- Hội đồng bộ trưởng quy định trình tự, thủ tục giao các loại đất. Cơ quan quản lý đất đai của trung ương và địa phương, giúp Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhân các cấp trong việc giao đất.
Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần đất đã giao sử dụng trong những trường hợp sau đây:
1- Tổ chức sử dụng đất bị giải thể, chuyển đi nơi khác, hoặc bị thu hẹp mà giảm nhu cầu sản xuất;
2- Tất cả số người trong hộ sử dụng đất đã chuyển đi nơi khác hoặc đã chết;
3- Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất được giao;
4- Thời hạn sử dụng đất đã hết;
5- Người sử dụng đất không sử dụng đất được giao trong 6 tháng liền mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất đó cho phép;
6- Người sử dụng đất vi phạm nghiêm trọng những quy định về sử dụng đất;
7- Đất giao không đúng thẩm quyền quy định tại Điều 13 của Luật này;
8- Cần sử dụng đất cho nhu cầu của Nhà nước hoặc của xã hội.
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất nào thì có quyền thu hồi đất đó.
Trong trường hợp có nhu cầu khẩn cấp của chiến tranh hoặc chống thiên tai thì việc thu hồi đất do Uỷ ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên quyết định theo đề nghị của cơ quan chỉ huy quân sự hoặc cơ quan chỉ huy chống bão lụt.
Việc chuyển quyền sử dụng đất đai chỉ thực hiện trong các trường hợp sau đây:
1- Khi hộ nông dân vào hoặc ra hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp;
2- Khi hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp và cá nhân thoả thuận đổi đất cho nhau để tổ chức lại sản xuất;
3- Khi người được giao đất chuyển đi nơi khác hoặc đã chết mà thành viên trong hộ của người đó vẫn còn tiếp tục sử dụng đất đó.
Việc chuyển quyền sử dụng đất đai nói trong Điều này, nếu ở nông thôn thì do Uỷ ban nhân dân xã quyết định, nếu ở thành thị thì do Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quyết định.
Người được thừa kế nhà ở hoặc người chưa có chỗ ở, khi được người khác chuyển nhượng nhà để ở, sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sở hữu đối với nhà ở, thì được quyền sử dụng đất ở có ngôi nhà đó.
1- Khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho phép chuyển quyền sử dụng, thay đổi mục đích sử dụng hoặc đang sử dụng đất hợp pháp mà chưa đăng ký thì người sử dụng phải xin đăng ký đất đai tại cơ quan Nhà nước nói ở khoản 2 của Điều này.
2- Uỷ ban nhân dân quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và Uỷ ban nhân dân xã thuộc huyện lập, giữ sổ địa chính, vào sổ địa chính cho người sử dụng đất và tự mình đăng ký đất chưa sử dụng vào sổ địa chính.
3- Sau khi đăng ký, người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hội đồng bộ trưởng định kỳ tổ chức việc thống kê đất đai về số lượng và chất lượng để phục vụ kịp thời cho các yêu cầu quản lý, sử dụng đất đai.
Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức việc thanh tra đất đai trong địa phận quản lý của mình.
Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương và địa phương giúp Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện thanh tra đất đai.
Khi thực hiện việc thanh tra đất đai, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên có quyền:
1- Yêu cầu các tổ chức và cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu cần thiết cho việc thanh tra;
2- Tạm thời đình chỉ việc sử dụng phần đất sử dụng không đúng pháp luật;
3- Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
Các tranh chấp về quyền sử dụng đất đai do Uỷ ban nhân nơi có đất đai bị tranh chấp giải quyết theo quy định dưới đây:
1- Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn giải quyết các tranh chấp đất đai giữa cá nhân với cá nhân.
2- Uỷ ban nhân dân huyện giải quyết các tranh chấp giữa cá nhân với tổ chức và giữa các tổ chức thuộc quyền mình quản lý.
3- Uỷ ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết các tranh chấp quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này.
4- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính tương đương giải quyết các tranh chấp giữa cá nhân với tổ chức, giữa tổ chức với nhau, nếu tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình hoặc trực thuộc Trung ương.
5- Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Uỷ ban nhân dân đã giải quyết tranh chấp, đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan chính quyền cấp trên. Quyết định của chính quyền cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi hành.
6- Việc tranh chấp quyền sử dụng đất có liên quan đến địa giới giữa các đơn vị hành chính do Uỷ ban nhân dân các đơn vị đó cùng phối hợp giải quyết. Trong trường hợp không đạt được sự nhất trí thì thẩm quyền giải quyết theo quy định tại khoản 11, Điều 83 và khoản 26, Điều 107 của Hiến pháp.
Khi giải quyết tranh chấp về nhà ở, vật kiến trúc khác hoặc cây lâu năm thì Toà án nhân dân giải quyết cả quyền sử dụng đất có nhà ở, vật kiến trúc khác hoặc cây lâu năm đó.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực