Chương 3 Luật chế độ phục vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân 1958 : Sĩ quan xuất ngũ, chuyển sang ngạch dự bị, giải ngạch dự bị
Số hiệu: | 109-SL/L011 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Hồ Chí Minh |
Ngày ban hành: | 31/05/1958 | Ngày hiệu lực: | 14/05/1958 |
Ngày công báo: | 25/06/1958 | Số công báo: | Số 23 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
SĨ QUAN XUẤT NGŨ, CHUYỂN SANG DỰ BỊ, GIẢI NGẠCH DỰ BỊ
Sĩ quan tại ngũ ở vào một trong những trường hợp dưới đây được cấp có thẩm quyền chuẩn y thì được xuất ngũ:
1) Quá tuổi tại ngũ ấn định ở điều 39.
2) Không còn đủ điều kiện sức khoẻ để tiếp tục công tác tại ngũ.
3) Quân đội thực hiện việc chỉnh biên, giảm bớt quân số.
4) Được chuyển ngành đi nhận công tác khác ngoài Quân đội.
5) Thiếu khả năng chuyên môn hoặc những điều kiện cần thiết để tiếp tục công tác tại ngũ.
6) Bản thân sĩ quân yêu cầu và được cấp có thẩm quyền chuẩn y.
Sĩ quan xuất ngũ nhưng còn đủ điều kiện về các mặt tuổi, sức khoẻ và khả năng để phục vụ trong ngạch dự bị, và được cấp có thẩm quyền chuẩn y, thì được xếp vào ngạch dự bị.
Sĩ quan dự bị có nhiệm vụ tham gia những lớp huấn luyện quân sự theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Sĩ quan dự bị khi tham gia các lớp huấn luyện quân sự, nếu có thành tích xuất sắc, có thể được thăng cấp quân hàm.
Trong thời gian tham gia các lớp huấn luyện quân sự, nếu sĩ quan dự bị phạm tội thì do Toà án binh xét xử.
Trong thời chiến, sĩ quan dự bị được gọi ra từng phần hoặc toàn bộ để phục vụ tại ngũ theo mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc các cấp được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng uỷ quyền. Trong thời bình, tuỳ theo nhu cầu của Quân đội, sĩ quan dự bị có thể được gọi ra từng người phục vụ tại ngũ.
Sĩ quan dự bị ở vào một trong những trường hợp dưới đây và được cấp có thẩm quyền chuẩn y thì được phép giải ngạch dự bị:
1) Đã phục vụ đến hết hạn tuổi dự bị hạng 2 của cấp bậc mình.
2) Bị bệnh, bị thương, bị tàn phế, không thể phục vụ được nữa.
Sĩ quan xuất ngũ, sĩ quan dự bị và sĩ quan giải ngạch dự bị vẫn được giữ danh hiệu cấp bậc quân hàm cũ của mình.
Các cấp sau đây có quyền chuẩn y cho sĩ quan xuất ngũ, chuyển sang dự bị hoặc giải ngạch dự bị.
1) Chủ tịch nước quyết định đối với các cấp bậc Thiếu tướng, Trung tướng, Thượng tướng và Đại tướng.
2) Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với các cấp bậc Thượng tá và Đại tá.
3) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với các cấp bậc Thượng uý, Đại uý, Thiếu tá và Trung tá.
4) Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm các Tổng Cục, Tổng Thanh tra Quân đội và các cấp tương đương quyết định đối với những thiếu uý, Trung uý và Thượng uý thuộc quyền.
5) Tư lệnh và Chính uỷ Quân khu, hoặc các cấp tương đương quyết định đối với những thiếu uý và Trung uý thuộc quyền. Tuỳ theo tình hình cụ thể của từng Quân khu, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thể uỷ quyền cho Tư lệnh và Chính uỷ Quân khu quyết định đối với những Thượng uý thuộc quyền.
Sĩ quan tại ngũ ở vào một trong những trường hợp dưới đây được cấp có thẩm quyền chuẩn y thì được xuất ngũ:
1) Quá tuổi tại ngũ ấn định ở điều 39.
2) Không còn đủ điều kiện sức khoẻ để tiếp tục công tác tại ngũ.
3) Quân đội thực hiện việc chỉnh biên, giảm bớt quân số.
4) Được chuyển ngành đi nhận công tác khác ngoài Quân đội.
5) Thiếu khả năng chuyên môn hoặc những điều kiện cần thiết để tiếp tục công tác tại ngũ.
6) Bản thân sĩ quân yêu cầu và được cấp có thẩm quyền chuẩn y.
Sĩ quan xuất ngũ nhưng còn đủ điều kiện về các mặt tuổi, sức khoẻ và khả năng để phục vụ trong ngạch dự bị, và được cấp có thẩm quyền chuẩn y, thì được xếp vào ngạch dự bị.
Sĩ quan dự bị có nhiệm vụ tham gia những lớp huấn luyện quân sự theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Sĩ quan dự bị khi tham gia các lớp huấn luyện quân sự, nếu có thành tích xuất sắc, có thể được thăng cấp quân hàm.
Trong thời gian tham gia các lớp huấn luyện quân sự, nếu sĩ quan dự bị phạm tội thì do Toà án binh xét xử.
Trong thời chiến, sĩ quan dự bị được gọi ra từng phần hoặc toàn bộ để phục vụ tại ngũ theo mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc các cấp được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng uỷ quyền. Trong thời bình, tuỳ theo nhu cầu của Quân đội, sĩ quan dự bị có thể được gọi ra từng người phục vụ tại ngũ.
Sĩ quan dự bị ở vào một trong những trường hợp dưới đây và được cấp có thẩm quyền chuẩn y thì được phép giải ngạch dự bị:
1) Đã phục vụ đến hết hạn tuổi dự bị hạng 2 của cấp bậc mình.
2) Bị bệnh, bị thương, bị tàn phế, không thể phục vụ được nữa.
Sĩ quan xuất ngũ, sĩ quan dự bị và sĩ quan giải ngạch dự bị vẫn được giữ danh hiệu cấp bậc quân hàm cũ của mình.
Các cấp sau đây có quyền chuẩn y cho sĩ quan xuất ngũ, chuyển sang dự bị hoặc giải ngạch dự bị.
1) Chủ tịch nước quyết định đối với các cấp bậc Thiếu tướng, Trung tướng, Thượng tướng và Đại tướng.
2) Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với các cấp bậc Thượng tá và Đại tá.
3) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với các cấp bậc Thượng uý, Đại uý, Thiếu tá và Trung tá.
4) Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm các Tổng Cục, Tổng Thanh tra Quân đội và các cấp tương đương quyết định đối với những thiếu uý, Trung uý và Thượng uý thuộc quyền.
5) Tư lệnh và Chính uỷ Quân khu, hoặc các cấp tương đương quyết định đối với những thiếu uý và Trung uý thuộc quyền. Tuỳ theo tình hình cụ thể của từng Quân khu, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thể uỷ quyền cho Tư lệnh và Chính uỷ Quân khu quyết định đối với những Thượng uý thuộc quyền.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực