Chương 2:Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991 :Quản lí nhà nước về rừng và đất trồng rừng
Số hiệu: | 58-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 12/08/1991 | Ngày hiệu lực: | 19/08/1991 |
Ngày công báo: | 15/10/1991 | Số công báo: | Số 19 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/04/2005 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nội dung quản lý Nhà nước về rừng và đất trồng rừng bao gồm:
1- Điều tra, xác định các loại rừng, phân định ranh giới rừng, đất trồng rừng trên bản đồ và trên thực địa đến đơn vị hành chính cấp xã; thống kê, theo dõi diễn biến tình hình rừng, đất trồng rừng;
2- Lập qui hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng, đất trồng rừng trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương;
3- Quy định và tổ chức thực hiện các chế độ, thể lệ về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng, đất trồng rừng;
4- Giao rừng, đất trồng rừng; thu hồi rừng, đất trồng rừng;
5- Đăng ký, lập và giữ sổ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng, đất trồng rừng;
6- Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng, đất trồng rừng và xử lý các vi phạm chế độ, thể lệ đó;
7- Giải quyết tranh chấp về rừng, đất trồng rừng.
Hội đồng bộ trưởng thực hiện việc thống nhất quản lý Nhà nước về rừng và đất trồng rừng trong phạm vi cả nước.
Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất trồng rừng trong phạm vi địa phương mình theo quy hoạch, kế hoạch, chế độ, thể lệ của Nhà nước.
Bộ Lâm nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp ở địa phương giúp Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc quản lý Nhà nước về rừng và đất trồng rừng trong phạm vi cả nước và ở từng địa phương, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Việc quyết định giao rừng, đất trồng rừng phải căn cứ vào:
1- Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng, đất trồng rừng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
2- Quỹ rừng, đất trồng rừng;
3- Yêu cầu, khả năng của tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng rừng, đất trồng rừng.
Thẩm quyền xác lập các khu rừng và giao rừng, đất trồng rừng được quy định như sau:
1- Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng quyết định xác lập và giao:
a) Các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia cho các Ban quản lý thuộc Bộ lâm nghiệp hoặc cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng;
b) Các khu rừng sản xuất quan trọng cho tổ chức lâm nghiệp quốc doanh trong trường hợp cần thiết.
2- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập và giao:
a) Các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia theo uỷ quyền của Hội đồng bộ trưởng, các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có tầm quan trọng địa phương cho các ban quản lý thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Các khu rừng sản xuất ở địa phương cho tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, doanh nghiệp tư nhân theo quy hoạch của Nhà nước.
3- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định giao rừng sản xuất cho hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và cá nhân theo quy hoạch của tỉnh.
Bộ Lâm nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp ở địa phương phối hợp với cơ quan quản lý đất đai cùng cấp giúp Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc giao rừng, đất trồng rừng theo quy hoạch.
Những diện tích rừng, đất trồng rừng chưa giao cho tổ chức, cá nhân nào thì Bộ lâm nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp ở địa phương giúp Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức quản lý và có kế hoạch từng bước đưa vào sử dụng.
Việc giao rừng, đất trồng rừng để sử dụng vào mục đích khác phải tuân theo quy định tại khoản 2 và điểm b, khoản 3, Điều 13 của Luật đất đai.
Tổ chức, cá nhân được giao rừng, đất trồng rừng để sử dụng vào mục đích khác phải đền bù, bồi hoàn giá trị của rừng, đất trồng rừng, thành quả lao động, kết quả đầu tư theo thời giá thị trường và hiện trạng của rừng, đất trồng rừng theo quy định của pháp luật.
Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần rừng, đất trồng rừng đã giao sử dụng trong những trường hợp sau đây:
1- Tổ chức bị giải thể hoặc cá nhân là chủ rừng đã chết mà không có người được tiếp tục sử dụng theo quy định của pháp luật;
2- Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng, đất trồng rừng;
3- Trong mười hai tháng liền chủ rừng không tiến hành các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, gây trồng rừng theo phương án đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt mà không có lý do chính đáng;
4- Chủ rừng sử dụng rừng, đất trồng rừng không đúng mục đích hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng, đất trồng rừng;
5- Cần sử dụng rừng, đất trồng rừng cho nhu cầu quan trọng của Nhà nước, của xã hội hoặc cho nhu cầu khẩn cấp của chiến tranh hoặc chống thiên tai.
Thẩm quyền thu hồi rừng, đất trồng rừng được quy định như sau:
1- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao rừng, đất trồng rừng nào thì có quyền thu hồi rừng, đất trồng rừng đó; trong trường hợp cần thu hồi rừng, đất trồng rừng cho nhu cầu quan trọng của Nhà nước, của xã hội quy định tại điểm 5, Điều 14 của Luật này, thì quyết định thu hồi phải được cơ quan chính quyền cấp trên trực tiếp phê chuẩn.
2- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trở lên có quyền quyết định thu hồi rừng, đất trồng rừng cho nhu cầu khẩn cấp quy định tại điểm 5, Điều 14 của Luật này và phải báo cáo ngay với cơ quan chính quyền cấp trên trực tiếp.
Các tranh chấp về thực vật rừng, động vật rừng, công trình kiến trúc, tài sản khác và về việc đền bù thiệt hại, bồi hoàn thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất có rừng, đất trồng rừng do Toà án nhân dân giải quyết.
Khi giải quyết các tranh chấp nói tại Điều này mà có liên quan đến quyền sử dụng đất có rừng, đất trồng rừng, thì Toà án nhân dân giải quyết cả quyền sử dụng đất có rừng, đất trồng rừng đó.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực