Chương 5 Luật Báo chí 1989: Quản lý Nhà nước về báo chí
Số hiệu: | 29-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 28/12/1989 | Ngày hiệu lực: | 02/01/1990 |
Ngày công báo: | 15/01/1990 | Số công báo: | Số 1 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Điều 17. Quản lý Nhà nước về báo chí
Quản lý Nhà nước về báo chí bao gồm :
1- Xây dựng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp báo chí, chính sách tài trợ báo chí, chính sách đối với nhà báo ;
2- Ban hành quy chế hoạt động báo chí, cấp giấy phép hoạt động báo chí ;
3- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ báo chí và các quy định pháp luật về báo chí ; xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng bộ trưởng thực hiện quyền quản lý Nhà nước về báo chí trong cả nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương thực hiện quyền quản lý Nhà nước về báo chí ở địa phương theo sự phân cấp do Hội đồng bộ trưởng quy định.
Điều 18. Điều kiện hoạt động của báo chí
Tổ chức muốn thành lập cơ quan báo chí phải có đủ các điều kiện sau đây :
1- Có người đủ tiêu chuẩn để đứng đầu cơ quan báo chí theo quy định tại Điều 13 của Luật này ;
2- Xác định rõ tên gọi, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành chủ yếu, công suất, thời gian, tần số, phạm vi toả sóng và ngôn ngữ thể hiện của cơ quan báo chí ;
3- Có trụ sở chính và có các điều kiện cần thiết khác bảo đảm cho hoạt động của cơ quan báo chí.
Điều 19. Cấp giấy phép hoạt động báo chí
Cơ quan báo chí phải có giấy phép do cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí cấp mới được hoạt động. Trong trường hợp không cấp giấy phép thì chậm nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn xin phép, cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí phải trả lời, nói rõ lý do. Tổ chức bị từ chối cấp giấy phép có quyền khiếu nại với Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng.
Điều 20. Hiệu lực của giấy phép
Cơ quan báo chí phải thực hiện đúng những điều ghi trong giấy phép ; nếu muốn thay đổi tên gọi, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện, phạm vi phát hành chủ yếu, kỳ hạn xuất bản thì phải xin phép lại.
Việc xác định, thay đổi công suất, thời gian, tần số, phạm vi toả sóng phải được phép của cơ quan quản lý Nhà nước về tần số vô tuyền điện.
Không được chuyển nhượng giấy phép hoạt động báo chí cho cơ quan, tổ chức khác.
Điều 21. Xuất bản ấn phẩm báo chí khác, phát sóng chương trình đặc biệt, chương trình phụ
Cơ quan báo chí, tổ chức khác muốn xuất bản đặc san, số phụ ; đài phát thanh, đài truyền hình muốn phát sóng chương trình đặc biệt, chương trình phụ khác với tôn chỉ, mục đích, ngôn ngữ thể hiện ghi trong giấy phép thì phải xin phép cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí.
Điều 22. In báo chí, phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình
Cơ sở in có trách nhiệm thực hiện hợp đồng, bảo đảm thời gian phát hành của báo chí ; không được in báo chí không có giấy phép, không được in lại tác phẩm báo chí đã có lệnh cấm lưu hành của cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí.
Cơ sở kỹ thuật phát sóng cho đài phát thanh, đài truyền hình có trách nhiệm bảo đảm phạm vi toả sóng quy định.
Đài phát thanh, đài truyền hình, cơ sở thực hiện chương trình nghe - nhìn thời sự không được phát nội dung tác phẩm báo chí đã có lệnh cấm lưu hành hoặc tịch thu.
Báo chí in phải nộp lưu chiểu trước khi phát hành ; báo nói, báo hình phải lưu giữ bản thảo, phim nhựa, băng, đĩa, ghi âm, ghi hình theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.
Cơ quan báo chí được tổ chức phát hành hoặc uỷ thác cho tổ chức, cá nhân có đăng ký phát hành.
Không ai được cản trở việc phát hành báo chí tới người đọc, nếu không có lệnh cấm lưu hành.
Không một tổ chức, cá nhân nào được lưu hành ấn phẩm báo chí không có giấy phép xuất bản hoặc đã có lệnh cấm.
Báo chí được đăng, phát sóng quảng cáo và thu tiền quảng cáo. Nội dung quảng cáo phải tách biệt với nội dung tuyên truyền và không được vi phạm quy định tại Điều 10 của Luật này.
Tổ chức, công dân muốn họp báo phải báo trước cho cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí. Nghiêm cấm họp báo có nội dung vi phạm quy định tại Điều 10 của Luật này.
Quản lý Nhà nước về báo chí bao gồm :
1- Xây dựng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp báo chí, chính sách tài trợ báo chí, chính sách đối với nhà báo ;
2- Ban hành quy chế hoạt động báo chí, cấp giấy phép hoạt động báo chí ;
3- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ báo chí và các quy định pháp luật về báo chí ; xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng bộ trưởng thực hiện quyền quản lý Nhà nước về báo chí trong cả nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương thực hiện quyền quản lý Nhà nước về báo chí ở địa phương theo sự phân cấp do Hội đồng bộ trưởng quy định.
Tổ chức muốn thành lập cơ quan báo chí phải có đủ các điều kiện sau đây :
1- Có người đủ tiêu chuẩn để đứng đầu cơ quan báo chí theo quy định tại Điều 13 của Luật này ;
2- Xác định rõ tên gọi, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành chủ yếu, công suất, thời gian, tần số, phạm vi toả sóng và ngôn ngữ thể hiện của cơ quan báo chí ;
3- Có trụ sở chính và có các điều kiện cần thiết khác bảo đảm cho hoạt động của cơ quan báo chí.
Cơ quan báo chí phải có giấy phép do cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí cấp mới được hoạt động. Trong trường hợp không cấp giấy phép thì chậm nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn xin phép, cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí phải trả lời, nói rõ lý do. Tổ chức bị từ chối cấp giấy phép có quyền khiếu nại với Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng
Cơ quan báo chí phải thực hiện đúng những điều ghi trong giấy phép ; nếu muốn thay đổi tên gọi, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện, phạm vi phát hành chủ yếu, kỳ hạn xuất bản thì phải xin phép lại.
Việc xác định, thay đổi công suất, thời gian, tần số, phạm vi toả sóng phải được phép của cơ quan quản lý Nhà nước về tần số vô tuyền điện.
Không được chuyển nhượng giấy phép hoạt động báo chí cho cơ quan, tổ chức khác.
Cơ quan báo chí, tổ chức khác muốn xuất bản đặc san, số phụ ; đài phát thanh, đài truyền hình muốn phát sóng chương trình đặc biệt, chương trình phụ khác với tôn chỉ, mục đích, ngôn ngữ thể hiện ghi trong giấy phép thì phải xin phép cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí.
Cơ sở in có trách nhiệm thực hiện hợp đồng, bảo đảm thời gian phát hành của báo chí ; không được in báo chí không có giấy phép, không được in lại tác phẩm báo chí đã có lệnh cấm lưu hành của cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí.
Cơ sở kỹ thuật phát sóng cho đài phát thanh, đài truyền hình có trách nhiệm bảo đảm phạm vi toả sóng quy định.
Đài phát thanh, đài truyền hình, cơ sở thực hiện chương trình nghe - nhìn thời sự không được phát nội dung tác phẩm báo chí đã có lệnh cấm lưu hành hoặc tịch thu.
Cơ quan báo chí được tổ chức phát hành hoặc uỷ thác cho tổ chức, cá nhân có đăng ký phát hành.
Không ai được cản trở việc phát hành báo chí tới người đọc, nếu không có lệnh cấm lưu hành.
Không một tổ chức, cá nhân nào được lưu hành ấn phẩm báo chí không có giấy phép xuất bản hoặc đã có lệnh cấm.
Article 17. State management over the press
State management over the press shall include:
1. Elaborating press legislation, master planning, plans; policies of press development, press financing, and policies for journalist;
2. Promulgating regulations on press activities and granting press activity permits;
3. Guiding and inspecting the implementation of orientations and tasks of the press and regulations of press legislation; handling violations according to law;
Within the scope of duties and powers, the Council of Ministers exercise State management over the press in the country, the People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government or equivalent level exercise State management of local newspapers upon the decentralization stipulated by the Council of Ministers.
Article 18. Conditions of the press operations
Organizations wishing for establishing press body must have the following conditions:
1 – Having qualified personnel to be head of the press body as stipulated in Article 13 of this Law;
2 – Clearly defining the name, guiding principles, the objectives, the objects of their service and the main scope of distribution; the broadcasting capacity, time, frequencies and range, and the languages used by the press bodies;
3 – Having head office and other necessary conditions to ensure the operation of the press body.
Article 19. Granting of permits for press activities
Press bodies must have press permits granted by the State management agencies in charge of the press for their activities. In case of refusal to grant the permit, the involved State management agency in charge of the press shall, within 30 days after receiving the dossier of application for press activity permit, have to reply, clearly stating the reasons therefore. The organization rejected to grant permit may lodge a complaint to the President of the Council of Ministers.
Article 20. Validity of press permit
Press bodies must comply with the provisions in the permit; the press bodies must re-apply for the press permit if they want to change the name, guiding principles, the objectives, the objects of their service and the main scope of issuance.
The determination, changing of broadcasting capacity, time, frequencies and range must be permitted by the State management agencies on radio frequency.
It is not allowed to transfer the press permits to other agencies or organizations
Article 21. Publishing other press publications, broadcasting special programs or additional programs
Press bodies and other organizations wishing for publishing special issues, supplements; radio and television stations wishing to broadcast special program, additional programs which are different from guiding principles, the objectives, and language stated in the press permit must apply for permit to the State management agencies in charge of the press.
Article 22. Printing the press, broadcasting radio and television programs
Printing establishments are responsible for executing the contracts, ensuring the distribution time of the press; it is not allowed to print publications without permits or re-print press works which have been banned from circulation by order of the State management agencies in charge of the press.
Technical establishments broadcasting for radio and television station are responsible for ensuring the broadcasting range as prescribed.
Radio stations, television stations and establishments making audio-visual news programs are not allowed to broadcast the contents of those press works which, by issued orders that have been banned from circulation or confiscated.
Printed press must deposit before the release; audio press and visual press must be kept manuscripts, films, tapes, disks, audio recordings, video recordings in accordance with the regulations of the Council of Ministers.
Press bodies can issue the press or mandate to registered organizations, individuals to issue the press.
No one shall obstruct the press issuance to the reader, if it is not banned, by orders, from circulation.
No organization or individual is allowed to circulate press publications without press permit or banned by orders.
The press is allowed to publish, broadcast advertisement and collect advertising fees. Advertising content must be separated from propagation content and not violated the provisions of Article 10 of this Law.
Organizations and citizens wish for the press conference must notify to the State management agencies in charge of the press. The press conferences, which have the contents violated the provisions of Article 10 of this Law, are strictly prohibited.