Số hiệu: | 1/SL | Loại văn bản: | Hiến pháp |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Tôn Đức Thắng |
Ngày ban hành: | 31/12/1959 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1960 |
Ngày công báo: | 01/01/1960 | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
19/12/1980 |
Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, và là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Hội đồng Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Hội đồng Chính phủ có những quyền hạn sau đây:
1- Trình dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác ra trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
2- Thống nhất lãnh đạo công tác của các Bộ và các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ.
3- Thống nhất lãnh đạo công tác của Uỷ ban hành chính các cấp.
4- Sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của các Bộ, các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ; sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của Uỷ ban hành chính các cấp.
5- Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của Hội đồng nhân dân tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương và đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết ấy.
6- Chấp hành kế hoạch kinh tế và ngân sách Nhà nước.
7- Quản lý nội thương và ngoại thương.
8- Quản lý công tác văn hoá, xã hội.
9- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, duy trì trật tự công cộng, bảo hộ quyền lợi của công dân.
10- Lãnh đạo việc xây dựng lực lượng vũ trang của Nhà nước.
11- Quản lý công tác đối ngoại.
12- Quản lý công tác dân tộc.
13- Phê chuẩn sự phân vạch địa giới của các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh.
14- Thi hành lệnh động viên, lệnh giới nghiêm và mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ đất nước.
15- Bổ nhiệm và bãi miễn các nhân viên cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Ngoài những quyền hạn trên, Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể trao cho Hội đồng Chính phủ những quyền hạn khác khi xét thấy cần thiết.
Các Bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ lãnh đạo công tác của ngành mình dưới sự lãnh đạo thống nhất của Hội đồng Chính phủ.
Trong phạm vi quyền hạn của mình, trên cơ sở và để thi hành pháp luật và các nghị định, nghị quyết, chỉ thị của Hội đồng Chính phủ, các Bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ ra những thông tư, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành các thông tư, chỉ thị ấy.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực