Chương 4 Hiến pháp 1959: Quốc hội
Số hiệu: | 1/SL | Loại văn bản: | Hiến pháp |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Tôn Đức Thắng |
Ngày ban hành: | 31/12/1959 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1960 |
Ngày công báo: | 01/01/1960 | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
19/12/1980 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là bốn năm.
Hai tháng trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ thì phải bầu xong Quốc hội mới.
Thể lệ bầu cử và số đại biểu Quốc hội do luật định.
Trong trường hợp xảy ra chiến tranh hoặc các trường hợp bất thường khác, Quốc hội có thể quyết định kéo dài nhiệm kỳ của mình và những biện pháp cần thiết để bảo đảm sự hoạt động của Quốc hội và của đại biểu Quốc hội.
Quốc hội mỗi năm họp hai lần, do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể triệu tập Quốc hội họp bất thường theo quyết định của mình hoặc theo yêu cầu của Hội đồng Chính phủ hay của ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải triệu tập Quốc hội mới chậm nhất là hai tháng sau khi tuyển cử.
Quốc hội có những quyền hạn sau đây:
1- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.
2- Làm pháp luật.
3- Giám sát việc thi hành Hiến pháp.
4- Bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
5- Theo đề nghị của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà quyết định cử Thủ tướng Chính phủ; theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ quyết định cử Phó Thủ tướng và các thành viên khác của Hội đồng Chính phủ.
6- Theo đề nghị của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà quyết định cử Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quốc phòng.
7- Bầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
8- Bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
9- Bãi miễn Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Thủ tướng, Phó Thủ tướng và những thành viên khác của Hội đồng Chính phủ, Phó Chủ tịch và những thành viên khác của Hội đồng quốc phòng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
10- Quyết định kế hoạch kinh tế Nhà nước.
11- Xét duyệt và phê chuẩn dự toán và quyết toán ngân sách của Nhà nước.
12- ấn định các thứ thuế.
13- Phê chuẩn việc thành lập và bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ.
14- Phê chuẩn việc phân vạch địa giới tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc trung ương.
15- Quyết định đại xá.
16- Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình.
17- Những quyền hạn cần thiết khác do Quốc hội định.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những quyền hạn sau đây:
1- Tuyên bố và chủ trì việc tuyển cử đại biểu Quốc hội.
2- Triệu tập Quốc hội.
3- Giải thích pháp luật.
4- Ra pháp luật.
5- Quyết định việc trưng cầu ý kiến nhân dân.
6- Giám sát công tác của Hội đồng Chính phủ, của Toà án nhân dân tối cao và của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
7- Sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị định, nghị quyết, chỉ thị của Hội đồng Chính phủ trái với Hiến pháp, pháp luật, pháp lệnh; sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết không thích đáng của Hội đồng nhân dân tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương, và giải tán các Hội đồng nhân dân nói trên trong trường hợp các Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân một cách nghiêm trọng.
8- Trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định việc bổ nhiệm hoặc bãi miễn Phó Thủ tướng và những thành viên khác của Hội đồng Chính phủ.
9- Bổ nhiệm hoặc bãi miễn Phó Chánh án, thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
10- Bổ nhiệm hoặc bãi miễn Phó Viện trưởng, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
11- Quyết định việc bổ nhiệm hoặc bãi miễn các đại diện toàn quyền ngoại giao của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ở nước ngoài.
12- Quyết định việc phê chuẩn hoặc bãi bỏ những hiệp ước ký với nước ngoài, trừ trường hợp mà Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét cần phải trình Quốc hội quyết định.
13- Quy định hàm và cấp quân sự, ngoại giao và những hàm và cấp khác.
14- Quyết định đặc xá.
15- Quy định và quyết định việc tặng thưởng huân chương và danh hiệu vinh dự của Nhà nước.
16- Trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh trong trường hợp nước nhà bị xâm lược.
17- Quyết định việc tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
18- Quyết định việc giới nghiêm trong toàn quốc hoặc từng địa phương.
Ngoài những quyền hạn trên, Quốc hội có thể trao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội những quyền hạn khác khi xét thấy cần thiết.
Nếu Quốc hội nhận thấy cần thiết, và trong thời gian Quốc hội không họp, nếu Uỷ ban thường vụ Quốc hội nhận thấy cần thiết, thì có thể tổ chức các Uỷ ban điều tra về những vấn đề nhất định. Trong khi Uỷ ban điều tra làm việc, các cơ quan Nhà nước, đoàn thể nhân dân và công dân có nhiệm vụ cung cấp tài liệu cần thiết cho Uỷ ban điều tra.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực