Hãy điền kiến thức vào bảng để so sánh giữa chiến lược chiến tranh đặc biệt và chiến tranh

Với giải bài tập 1 trang 109 vbt Lịch sử lớp 9 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Lịch sử 9. Mời các bạn đón xem:

1 425 11/01/2022


Giải VBT Lịch sử 9 Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965 – 1973)

Bài tập 1 trang 109 Vở bài tập Lịch sử 9:

Phần a. Hãy điền kiến thức vào bảng để so sánh giữa chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam.

Giống nhau

Khác nhau

 

 

Phần b. Hãy điền kiến thức vào bảng về thành tích của ta trong chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ “1965 - 1968”.

Đấu tranh quân sự

Đấu tranh chính trị

 

 

Phần c. Hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của các chiến thắng quân sự:

- Trận Vạn Tường (8/1965):

- Hai mùa khô (1965 - 1966; 1966 - 1967):

- Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân (1968):

Lời giải:

Phần a.

Giống nhau

Khác nhau

- Bản chất: là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ.

- Dựa vào lực lượng cố vấn và phương tiện chiến tranh của Mĩ.

- Âm mưu chiến lược:

+ Chia cắt lâu dài Việt Nam, biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.

+ Dùng miền Nam Việt Nam là bàn đạp tấn công phe xã hội chủ nghĩa từ Đông Nam Á.

- Kết quả: thất bại.

- Âm mưu cơ bản:

+ “Chiến tranh đặc biệt”: dùng người Việt đánh người Việt.

+ “Chiến tranh cục bộ”: giành lại thế chủ động trên chiến trường miền Nam.

- Lực lượng:

+ “Chiến tranh đặc biệt”: quân Sài Gòn.

+ “Chiến tranh cục bộ”: quân Mĩ, quân một đồng minh của Mĩ và quân Sài Gòn.

- Quy mô:

+ “Chiến tranh đặc biệt”: ở miền Nam Việt Nam.

+ “Chiến tranh cục bộ”: chủ yếu ở miền Nam Việt Nam, chống phá miền Bắc.

Phần b.

Đấu tranh quân sự

Đấu tranh chính trị

- 1965, chiến thắng ở Núi Thành (Quảng Nam) và Vạn Tường (Quảng Ngãi).

- Thắng lợi trong hai mùa khô:

+ Mùa khô thứ nhất (1965 - 1966)

+ Mùa khô thứ hai (1966 - 1967)

- 1968, Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân.

- Nông dân ở các vùng nông thôn nổi dậy phá thế kìm kẹp của địch.

- Ở thành thị: đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ.

- Uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

Phần c.

- Trận Vạn Tường (8/1965):

+ Mở ra cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt”;

+ Mở ra khả năng ta có thể đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ.

- Hai mùa khô (1965 - 1966; 1966 - 1967):

+ Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch;

+ Tiếp tục là khẳng định khả năng chiến thắng Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”.

- Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân (1968):

+ Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ;

+ Buộc Mĩ phải “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược;

+ Chấm dứt chiến tranh phá hoại Miền Bắc và chấm nhận đàm phán ở Pa-ri để bàn về chấm dứt chiến tranh.

Tài liệu VietJack

Quân Giải phóng tấn công sân bay Tân Sơn Nhất trong chiến dịch Mậu Thân 1968

Xem thêm lời giải vở bài tập Lịch sử lớp 9 hay, chi tiết khác:

Bài tập 2 trang 110 VBT Lịch sử 9: Phần a. Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về âm mưu đánh phá miền Bắc nước ta...

Bài tập 3 trang 111 VBT Lịch sử 9: Phần a. Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về âm mưu và thủ đoạn của Đế quốc Mĩ...

Bài tập 4 trang 112 VBT Lịch sử 9: Phần a. Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về lý do Mĩ kí kết hiệp định Pa-ri (27-1-1973)...

Bài tập 5 trang 114 VBT Lịch sử 9: Phần a. Lập bảng thống kê thắng lợi chung về các mặt của nhân dân ba nước Việt Nam - Lào...

1 425 11/01/2022


Xem thêm các chương trình khác: