Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Sinh học Tuyển tập đề ôn luyện Sinh Học thi THPTQG cực hay có lời giải

Tuyển tập đề ôn luyện Sinh Học thi THPTQG cực hay có lời giải

Tuyển tập đề ôn luyện Sinh Học thi THPTQG cực hay có lời giải ( đề 5)

  • 601 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Trong ống tiêu hóa, chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu chủ yếu ở

Xem đáp án

Đáp án C

Ở ruột non chứa nhiều enzim tiêu hóa → chất dinh dưỡng được biến đổi thành những phân tử nhỏ được hấp thụ vào máu.


Câu 3:

Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là:

Xem đáp án

Đáp án B

Đặc điểm của con đường thoát hơi nước qua khí khổng:

+ Vận tốc lớn

+ Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng

- Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước

Nước thoát ra khỏi lá chủ yếu qua khí khổng vì vậy cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi nước chính là cơ chế điều chỉnh sự đóng- mở khí khổng

 + Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở.

+ Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng →  khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn


Câu 4:

Đặc điểm nào là của cơ thể đa bội?

Xem đáp án

Đáp án C

Đặc điểm của cơ thể đa bội là cơ quan sinh dưỡng lớn, cơ quan sinh sản lớn, sức sống và khả năng kháng sâu bệnh tốt hơn


Câu 5:

Tia tử ngoại( UV) làm cho 2 bazơ timin trên cùng 1 mạch ADN liên kết với nhau dẫn đến phát sinh đột biến gen dạng:

Xem đáp án

Đáp án B

Các tác nhân đột biến tác động lên gen có thể gây nên những đột biến:

- Tác nhân vật lý (Tia UV): làm cho 2 base Thymine liên kết với nhau làm phát sinh đột biến gen mất 1 cặp nuclêôtit.

- Tác nhân hóa học:

+ 5BU (5-Bromuraxin) là đồng đẳng của T có khả năng gây đột biến thay thế cặp A-T thành cặp G-X

+ EMS (Etyl Metyl-Sunfomat) là đồng đẳng của A và G gây đột biến thay thế cặp G-X thành cặp A-T

+ Acridine gây đột biến mất hoặc thêm cặp Nu, nếu được chèn vào mạch khuôn cũ gây đột biến thêm cặp Nu

+ HNO2 gây đột biến thay thế cặp Nu

- Tác nhân sinh học: Một số virus có thể gây đột biến gen. Ví dụ: Virus HPV gây ung thư cổ tử cung


Câu 6:

Đặc diểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của bệnh di truyền do gen lặn liên kết với NST giới tính X ở người?

Xem đáp án

Đáp án C

A,B,D đúng.

Bố bị bệnh có KG là XmY truyền cho con gái Xm => Tất cả con gái đều được nhận gen bệnh từ bố 


Câu 7:

Đặc điểm nổi bật của quần thể ngẫu phối là

Xem đáp án

Đáp án D

Quần thể ngẫu phối là quần thể có các cá thể lựa chọn bạn tình để giao phối 1 cách hoàn toàn ngẫu nhiên với nhau.

Trong quần thể ngẫu phối các cá thể có kiểu gen khác nhau kết đôi với nhau một cách ngẫu nhiên sẽ tạo nên lượng biến dị di truyền rất lớn trong quần thể → nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống


Câu 8:

Phân tử mARN được tổng hợp theo chiều

Xem đáp án

Đáp án A

Phân tử mARN được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’


Câu 9:

Bằng chứng giải phẫu nào sau đây cho thấy sự tiến hoá của các loài trong sinh giới theo hình thức phân li ?

Xem đáp án

Đáp án C

Bằng chứng giải phẫu cơ quan tương đồng cho thấy sự tiến hoá của các loài trong sinh giới theo hình thức phân li

Cơ quan tương đồng là cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể, có nguồn gốc chung trong quá trình phát triển phôi, do sống trong điều kiện khác nhau nên hình thái khác nhau → phản ánh sự tiến hóa phân li


Câu 10:

Thực vật có hoa xuất hiện ở

Xem đáp án

Đáp án D

Thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ krêta (phấn trắng) thuộc đại Trung Sinh


Câu 11:

Kích thước tối đa của quần thể là

Xem đáp án

Đáp án A

Kích thước tối đa của quần thể là số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường


Câu 12:

Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?

Xem đáp án

Đáp án D

Các đặc trưng tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ tử vong, tỉ lệ đực cái là các đặc trưng của quần thể.

Đặc trưng độ đa dạng là đặc trưng của quần xã


Câu 13:

Quang hợp ở thực vật:

Xem đáp án

Đáp án B

- Khái niệm: Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohidrat và giải phóng ôxi từ khí cacbonic và nước.

- Phương trình tổng quát của quang hợp:

            6 CO2 + 12 H2O → C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O


Câu 14:

Hãy sắp xếp các sinh vật tương ứng với dạng tiêu hóa:

Xem đáp án

Đáp án B

Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá

-        Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá là động vật đơn bào. Tiêu hoá thức ăn ở động vật đơn bào diễn ra bên trong tế bào gọi là tiêu hoá nội bào. Các enzim từ lizoxôm vào không bào tiêu hoá để thủy phân thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản để tế bào sử dụng.

Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá

-        Các loài ruột khoang và giun dẹp có túi tiêu hoá

-        Túi tiêu hóa được hình thành từ nhiều tế bào. Trong túi tiêu hóa thức ăn được tiêu hóa nội bào và ngoại bào. Nhờ các tế bào thành túi tiêu hóa tiết ra các enzim để tiêu hóa hóa học thức ăn. Sau đó thức ăn đang tiêu hóa dang dở sẽ được tiếp tục tiêu hóa nội bào trong tế bào của thành túi tiêu hóa.

Chú ý: Bọt biển chưa có cơ quan tiêu hóa nên chúng tiêu hóa nội bào


Câu 15:

Có bao nhiêuphép lai trong số những phép lai dưới đây gắn liền với quá trình đa bội hóa?

(1) 4n x 4n → 4n.                       (2). 4n x 2n → 3n.         (3). 2n x 2n → 4n.          (4). 3n x 3n → 6n.

Xem đáp án

Đáp án B

Đa bội hóa là hiện tượng cơ thể có bộ NST được tăng lên do xảy ra đột biến đa bội trong quá trình giảm phân tạo giao tử hoặc quá trình nguyên phân đầu tiên của hợp tử.

Trong 4 phép lai trên thì chỉ có phép lai 3 và phép lai 4 gắn liền với quá trình đa bội hóa.

Phép lai 1 và phép lai 2 là những phép lai mà cơ thể con được sinh ra do sự kết hợp giữa các giao tử bình thường của cơ thể bố mẹ


Câu 16:

Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng. Lứa thứ nhất thu được toàn cây hoa đỏ. Lứa thứ hai có đa số cây hoa đỏ, trong đó có một cây hoa trắng. Biết không có gen gây chết, bộ NST không thay đổi. Kết luận nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng theo lý thuyết sẽ tạo ra toàn hoa đỏ. Nhưng ở lứa thứ 2 lại xuất hiện 1 cây hoa trắng, chứng tỏ có xảy ra đột biến gen, trong quá trình phát sinh giao tử ở cây hoa đỏ đã hình thành nên một giao tử bị đột biến A thành a


Câu 17:

Một loài thực vật có A – cây cao, a – cây thấp, B – hoa kép, b – hoa đơn. DD – hoa đỏ, Dd – hoa hồng, dd – hoa trắng. Cho giao phấn hai cây bố mẹ thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 6 :6 :3 :3 :3 :3 : 2 :2 :1 :1 :1 :1. Kiểu gen của bố mẹ trong phép lai trên là :

Xem đáp án

Đáp án C

Lời giải chi tiết

A - thân cao; a - thân thấp; B - hoa kép; b - hoa đơn; DD - hoa đỏ; Dd - hoa hồng; dd - hoa trắng.

Cho giao phối giữa 2 cá thể → 6 : 6: 3: 3: 3: 3: 2: 2: 1: 1: 1: 1 → 32 tổ hợp kiểu hình; 12 kiểu hình.

12 kiểu hình = 2.2.3 (mỗi bên phải tạo các loại giao tử đủ để tổ hợp thành 12 kiểu hình - tạo giao tử abd → aabbdd...)

32 tổ hợp giao tử = 8.4

Các phép lai có thể có: 1 bên cho 8 loại giao tử AaBbDd

1 bên cho 4 loại giao tử: AabbDd hoặc aaBbDd.

Vậy có 2 phép lai có thể xảy ra : AaBbDd × AabbDd và AaBbDd × aaBbDd


Câu 18:

Đối với tiến hoá, quá trình giao phối có vai trò

(1) trung hoà tính có hại của đột biến do đưa đột biến vào trạng thái dị hợp.

(2) làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.

(3) làm đột biến được phát tán trong quần thể.

(4) tạo ra các biến dị tổ hợp.

Phương án đúng là

Xem đáp án

Đáp án D

Lời giải chi tiết

- Khái niệm: Giao phối ngẫu nhiên là các cá thể trong quần thể không có sự chọn lựa khi giao phối.

- Đặc điểm: Không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, do đó ngẫu phối không phải là nhân tố tiến hóa.

- Vai trò đối với tiến hóa:

+ Giao phối ngẫu nhiên làm cho đột biến được phát tán trong quần thể, tạo ra vô số biến dị tổ hợp.

+ Giao phối làm trung hòa tính có hại của đột biến: Đa phần các đột biến là có hại cho cơ thể, nhưng chúng thường là những gen lặn cho nên qua giao phối chúng tồn tại ở trạng thái dị hợp và không biểu hiện ở kiểu hình.

+ Giao phối góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi: Có những đột biến khi đứng riêng rẽ thì có hại nhưng khi tổ hợp với những gen khác thì trở nên có lợi cho nên giao phối là quá trình tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa và chọn giống.

Trong các đặc điểm trên, đặc điểm 1, 3, 4 đúng


Câu 19:

Nội dung nào sau đây là không đúng khi nói về quần thể?

Xem đáp án

Đáp án A

A sai vì quần thể là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới


Câu 20:

Sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - vật ăn thịt là

Xem đáp án

Đáp án D

Xét các phát biểu của đề bài:

Phát biểu A sai vì vật kí sinh thường có kích thước nhỏ hơn kích thước cơ thể vật chủ.

Phát biểu B sai vì vật kí sinh thường có số lượng nhiều hơn vật chủ.

Phát biểu C sai vì vật ăn thịt con mồi có vai trò khống chế và kiểm soát số lượng cá thể của các loài.

Phát biểu D đúng


Câu 21:

Điểm phân biệt giữa quá trình photphorin hóa vòng và quá trình photphorin hóa không vòng là

(1) Con đường đi của điện tử vòng và không vòng

(2) Quá trình photphorin hóa vòng chỉ tạo ATP, trong lúc quá trình photphorin hóa không vòng tạo ATP, NADPH và O2.

(3) Hệ sắc tố tham gia PS I có sóng dài, trong khi hệ sắc tố tham gia PS II có sóng ngắn cả sóng dài.

(4) Photphorin hóa vòng là phản ứng photphorin hóa quang hóa còn photphorin hóa không vòng là phản ứng photphorin hóa oxi hóa.

Số phát biểu có nội dung đúng là

Xem đáp án

Đáp án D

 

Photphorin hóa không vòng

Photphỏin hóa vòng

Ý nghĩa

Là con đường chủ yếu mà cây thu được năng lượng ánh sáng cao nhất do dòng electron từ trung tâm phản ứng của hệ thống ánh sáng I và II.

Là con đường sử dụng năng lượng ánh sáng để tạo ra ATP, không dùng để tổng hợp glucozo vì không tạo NADPH để khử cacbon; không có hiệu quả với ánh sáng thu được và chỉ có ý nghĩa với các sinh vật ít phát triển

Diễn biến

Cả 2 hệ thống ánh sáng I và II tham gia. Hệ thống ánh sáng I có trung tâm phản ứng là P700 dẫn năng lượng và nguyên tử hidro tới phản ứng enzim để trạo nên glucozo, tổng hợp NADPHl; hệ thống ánh sáng II trung tâm phản ứng là P680 dẫn electron đến thay thế những electron bị mất đi ở P700, chúng nhận electron từ các phân tử sắc tố khác chuyển đến, trong quá trình này tổng hợp ATP; mặt khác electron bị mất được bù từ electron của nước.

Chỉ có hệ thống ánh sáng I tham gia.

Sản phẩm

2ATP, 1NADPH + H+ , O2

1ATP

Vai trò

Thu nhận năng lượng để tạo thành ATP và NADPH, vận chuyển H trong NADPH cho phản ứng tối.

Thu nhận năng lượng ánh sáng để tạo ATP.

Đường đi của electron

Không khép kín vòng

Đi vòng

Hệ sắc tố

PSI P700

PSII P680 và PSI P700

Trong các phát biểu trên, các phát biểu I, II, III đúng

 IV - Sai. Vì cả photphorin hóa vòng và không vòng đều là phản ứng photphorin hóa quang hóa.


Câu 22:

Lông ruột có đặc điểm cấu tạo nào để nó được gọi là đơn vị hấp thụ chất dinh dưỡng?

I. Lớp tế bào biểu mô xếp ngoài cùng

II. Có dây thần kinh đến

III. Hệ thống mạch máu và mạch bạch huyết.

IV. Chứa nhiều enzim hấp thụ.

Số phương án đúng là

Xem đáp án

Đáp án C

I – Đúng.

II – Đúng. Vì long ruột có dây thần kinh đến dể điều khiển quá trình tiêu hóa.

III – Đúng. Trong lông ruột có hệ thống mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc tạo điều kiện cho sự hấp thụ nhanh chóng

IV – Đúng. Trên lông ruột có chứa nhiều enzim hấp thụ để tiêu hóa thức ăn


Câu 23:

Một tế bào hợp tử mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên tiếp đã tạo ra các tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần phân bào, ở hai tế bào con xảy ra hiện tượng một nhiễm sắc thể kép không phân li; các tế con mang bộ nhiễm sắc thể bất thường và các tế bào con khác nguyên phân bình thường với chu kì như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên đã tạo ra 8064 tế bào mang bộ nhiễm sắc thể bình thường. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai?

(1) Kết thúc quá trình nguyên phân đã tạo ra 32 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể 2n – 1.

(2) Kết thúc quá trình nguyên phân, tỉ lệ tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n + 1 chiếm tỉ lệ 1/254 .

(3) Mỗi tế bào con được tạo ra từ quá trình nguyên phân bất thường bởi hai tế bào trên, nguyên phân liên tiếp 4 lần.

(4) Quá trình nguyên phân bất thường của hai tế bào con xảy ra ở lần nguyên phân thứ bảy.

Xem đáp án

Đáp án C

Gọi x là tổng số lần nguyên phân của hợp tử trên.

Gọi y là số lần nguyên phân bình thường.

Sau y lần nguyên phân bình thường ta tạo được số tế bào con bình thường (2n) là: 2y.

Trong 2y tế bào này có:

+ 2 tế bào có 1 cặp NST không phân li qua 1 lần nguyên phân nữa tạo: 2 tế bào (2n + 1) và 2 tế bào (2n - 1). Mỗi tế bào bất thường tiếp tục nguyên phân ( x - y -  1) lần tạo:

2. 2x - y - 1 tế bào (2n +1) và 2. 2x - y - 1 tế bào (2n - 1)

+ (2y - 2) tế bào 2n giảm phân (x - y) lần nữa tạo: (2y - 2). 2x - y = 8064 x = 13; y = 7.

Xét các phát biểu ta có:

(1) Kết thúc quá trình nguyên phân đã tạo ra số tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể 2n – 1 là: 2. 2x - y - 1 = 2. 213 - 7 - 1 = 64 (1) sai.

(2) Kết thúc 13 lần nguyên phân ta có:

- Số tế bào 2n = 8064.

- Số tế bào 2n - 1 = số tế bào 2n + 1 = 64.

Vậy tỉ lệ tế bào 2n - 1 là: 64/ 213 = 1/128 (2) sai.

(3) Mỗi tế bào con được tạo ra từ quá trình nguyên phân bất thường bởi hai tế bào trên, nguyên phân liên tiếp 5 lần (3) sai.

(4) Quá trình nguyên phân bất thường của hai tế bào con xảy ra ở lần nguyên phân thứ 8 (4) sai.

Vậy cả 4 phát biểu đều sai


Câu 24:

Cho biết mỗi cặp tính trạng do 1 cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Xét các phép lai:

1. AaBb xAaBB.                  2. Aabb x aaBb.            3. AaBb x aaBb.

4. AaBb x aabb.                    5. aaBb x aaBb.            6. AABb x aaBb.

7. AABb x Aabb.                  8. Aabb x Aabb.

Tính theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 3 : 1?

Xem đáp án

Đáp án A

Xét các phép lai của đề bài:

1. AaBb xAaBB = (Aa x Aa).(Bb x BB) = (3 : 1).1 = 3 : 1 → 1 đúng

2. Aabb x aaBb = (Aa x aa).(bb x Bb) = (1:1).(1:1) = 1:1:1:1 → 2 sai

3. AaBb x aaBb = (Aa x aa).(Bb x Bb) = (1:1).(3:1) = 3:3:1:1 → 3 sai.

4. AaBb x aabb = (Aa x aa).(Bb x bb) = (1:1).(1:1) = 1:1:1:1 → 4 sai.

5. aaBb x aaBb = (aa x aa).(Bb x Bb) = 1.(3:1) = 3:1 → 5 đúng.

6. AABb x aaBb = (AA x aa).(Bb x Bb) = 1.(3:1) = 3:1 → 6 đúng.

7. AABb x Aabb = (AA x Aa).(Bb x bb) = 1.(1:1) = 1:1 → 7 sai.

8. Aabb x Aabb = (Aa x Aa).(bb x bb) = (3:1).1 = 3:1 → 8 đúng.

Vậy có 4 phép lai cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 3 : 1 là các phép lai: 1, 5, 6, 8


Câu 25:

Cho các cặp cơ quan sau:

(1) Cánh sâu bọ và cánh dơi.               (2) Mang cá và mang tôm.

(3) Chân chuột chũi và chân dế chũi.   (4) Gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng.

(5) Gai cây hoa hồng và gai cây xương rồng.       (6) Nọc độc của rắn và nọc độc của bọ cạp.

Số cặp cơ quan tương tự là 

Xem đáp án

Đáp án A

Cơ quan tương tự là các cơ quan có chức năng giống nhau nhưng khác nhau về nguồn gốc.

Cả 6 cặp cơ quan trên đều là cơ quan tương tự.


Câu 26:

Có bao nhiêu khẳng định đúng trong số những khẳng định sau:

(1) Lúc đang thực hiện sinh sản, sức chống chịu của động vật thường giảm.

(2) Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của sinh vật thường bị ức chế.

(3) Ở ngoài giới hạn sinh thái về một nhân tố nào đó, sinh vật vẫn có thể tồn tại nếu các nhân tố sinh thái khác đều ở vùng cực thuận.

(4) Sinh vật luôn sinh trưởng phát triển tốt nhất ở khoảng nhiệt độ cực thuận.

(5) Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn sống ở vùng cửa sông.

(6) Cơ thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi không bị bệnh.

Xem đáp án

Đáp án A

Lời giải chi tiết

Xét các phát biểu của đề bài:

Các phát biểu 1, 2, 5, 6 đúng.

Phát biểu 3 sai vì ở ngoài giới hạn sinh thái về một nhân tố nào đó, sinh vật sẽ bị chết và không thể tồn tại được.

Phát biểu 4 sai sinh vật vẫn không thể phát triển tốt ở khoảng nhiệt độ cực thuận, nhưng các nhân tố khác bị giới hạn.

→ Có 4 phát biểu đúng.


Câu 27:

Cho các dữ kiện sau:

1. Một đầm nước mới xây dựng.

2. Các vùng đất quanh đầm bị cói mòn, làm cho đáy đầm bị nông dần. Các loài sinh vật nổi ít dần, các loài động vật chuyển vào sống trong lòng đầm ngày một nhiều.

3. Trong đầm nước có nhiều loại thủy sinh ở các tầng khác nhau, các loài rong rêu và cây cỏ mọc ven bờ đầm.

4. Đầm nước nông biến đổi thành vùng đất trũng. Cỏ và cây bụi dần đân đến sống trong đầm.

5. Hình thành cây bụi và cây gỗ.

Sơ đồ sau đây thể hiện diễn thể ở đầm nước nông?

Xem đáp án

Đáp án C

Diễn thế ở đầm nước nông là diễn thế nguyên sinh.

Quá trình diễn thế diễn ra theo sơ đồ:

1 Một đầm nước mới xây dựng → 3. Trong đầm nước có nhiều loài thủy sinh ở các tầng nước khác nhau, các loài rong rêu và cây cỏ mọc ven bờ đầm → 2. Các vùng đất quanh đầm bị xói mòn, làm cho đáy đầm bị nông dần. Các loài sinh vật nổi ít dần, các loài động vật chuyển vào sống trong lòng đầm ngày một nhiều. → 4. Đầm nước nông biến thành vùng đất trũng. Cỏ và cây bụi dần dần đến sống trong đầm. → 5. Hình thành cây bụi và cây gỗ.


Câu 28:

Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về điểm giống nhau giữa chu trình vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

(1) Luân chuyển trong quần xã thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.

(2) Đi vào quần xã thông qua sinh vật sản xuất.

(3) Trả lại môi truongThông qua các vi khuẩn phân phân hủy các chất thải bả, các xác chết của sinh vật.

(4) Quá trình trao đổi giữa quần xã và môi trường vô cơ tạo thành vòng tuần hoàn hở.

(5) Bậc dinh dưỡng càng cao thì sự tích lũy (vật chất, năng lượng) càng giảm.

Xem đáp án

Đáp án B

Điểm giống nhau về chu trình sinh địa hóa và dòng năng lượng là : (1), (5).

(2) sai vì ví dụ chu trình nước không đi vào quần xã qua sinh vật sản xuất.

(3) chỉ đúng trong chu trình vật chất còn dòng năng lượng trả lại môi trường dưới dạng nhiệt.

(4) năng lượng không tuần hoàn.


Câu 29:

Khi nói về quá trình tự nhân đôi của ADN có các nội dung:

(1) Diễn ra chủ yếu ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào của tế bào nhân thực.

(2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

(3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.

(4) Mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 5'→ 3'.

(5) Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y

Số nội dung nói đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

Xét các phát biểu của đề bài:

Các phát biểu 1, 2, 3, 4 đúng.

(5) sai vì enzim ligaza tác động lên cả 2 mạch mới được tổng hợp. Vì 1 đơn vị tái bản gồm 2 chạc chữ Y ngược chiều nhau. Do đó nó sẽ tác động nối các đoạn okazaki và nối các mạch mới của cả 2 mạch ở 2 chạc chữ Y lại.

→ Có 4 nội dung đúng.


Câu 30:

Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 48. Khi quan sát quá trình giảm phân của 1000 tế bào sinh tinh, người ta thấy trong tất cả các tế bào con được tạo thành sau giảm phân I có 60 tế bào con có nhiễm sắc thể kép số 1 không phân li trong giảm phân II, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên, số giao tử có 25 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án D

Sau giảm phân I có 60 tế bào con có nhiễm sắc thể kép số 1 không phân li trong giảm phân.

→ Vậy ban đầu có 30 tế bào sinh tinh tham gia giảm phân I bình thuòng, giảm phân II bị rối loạn. Kết thúc giảm phân, tạo 60 tế bào (n+1) và 60 tế bào (n-1)

→ Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên, số giao tử có 25 nhiễm sắc thể: 60/(100x4) = 1,5%


Câu 31:

Cho biết F1 có kiểu gen dị hợp hai cặp gen (Aa, Bb), kiểu hình cây cao, chín sớm. Đem giao phối F1 với cá thể khác chưa biết kiểu gen, thu được F2 : 598 cây cao, chín sớm : 603 cây thấp, chín muộn : 202 cây cao, chín muộn : 198 cây thấp, chín muộn. Cho các phát biểu sau :

(1) Cả hai tính trạng chiều cao thân và thời gian chín di truyền theo quy luật phân li độc lập.

(2) Kiểu gen của F1 về 2 tính trạng trên là AB/ab

(3) F2 có tối đa 10 loại kiểu gen.

(4) Loại kiểu gen aaBb xuất hiện ở F2 với tỉ lệ 12,5%.

(5) Tỉ lệ xuất hiện các loại kiểu gen đời F2 là 1 :2 :1 :1 :2 :1.

Xem đáp án

Đáp án B

Giao phối các cá thể chưa biết về kiểu gen thu được F2: 598 cây cao, chín sớm : 603 thấp chín sớm: 202 cao, chín muộn : 198 thấp, muộn → 3 : 3: 1: 1:.

Xét tính trạng thân cao/thấp = 1: 1 → Aa× aa

Xét tính trạng chín sớm/ chín muộn = 3: 1 → Bb × Bb.

Tỷ lệ F2 = (3:1)(1:1) → 3 : 3: 1: 1.

Hai tính trạng chiều coa thân và thời gian chín di truyền theo quy luật phân ly đôc lập với nhau.

(2), (3) sai.

Phép lai AaBb × aaBb → aaBb = 1/4.1/2.2 = 1/4 = 25% → (4) sai.

Tỷ lệ kiểu hình các loại kiểu gen ở đời F2. Aa × aa → 1: 1 ; Bb × Bb → 1 :2 :1.

Tỉ lệ xuất hiện các loại kiểu gen ở đời F2: (1:2:1)(1:1) → 1:2:1:1:2:1 → (5) đúng


Câu 32:

Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen qui định và trội hoàn toàn. Xét các phép lai:

(1) aaBbDd x AaBBdd.    (2) AaBbDd x aabbDd.        (3) AAbbDd x aaBbdd.

(4) aaBbDD x aabbDd.     (5) AaBbDD x aaBbDd.       (6) AABbdd x AabbDd.

Theo lý thuyết, trong 6 phép lai trên có bao nhiêu phép lai mà đời con có 4 loại kiểu hình, trong đó mỗi loại chiếm 25% ?

Xem đáp án

Đáp án D

Đây là phép lai 3 cặp tính trạng mà F1 cho tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1 = (1:1).(1:1).1

Xét các phép lai của đề bài:

(1) aaBbDd x AaBBdd cho tỉ lệ kiểu hình: (1:1).1.(1:1) = 1:1:1:1 → thỏa mãn

(2) AaBbDd x aabbDd cho tỉ lệ kiểu hình: (1:1).(1:1).(3:1 → không thỏa mãn

(3) AAbbDd x aaBbdd cho tỉ lệ kiểu hình: 1.(1:1).(1:1) → thỏa mãn

(4) aaBbDD x aabbDd cho tỉ lệ kiểu hình: 1.(1:1).1 → không thỏa mãn

(5) AaBbDD x aaBbDd cho tỉ lệ kiểu hình: (1:1).(3:1).1 → không thỏa mãn

(6) AABbdd x AabbDd cho tỉ lệ kiểu hình: 1.(1:1).(1:1) → thỏa mãn

Vậy có 3 phép lai thỏa mãn cho tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1 là: 1, 3, 6


Câu 33:

Ở một loài động vật giao phối, hai cặp gen Aa và Bb nằm trên các NST thường khác nhau. Trong phép lai: (♂) AaBb x (♀) Aabb, quá trình giảm phân ở cơ thể đực có 30% số tế bào mang cặp NST chứa cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, cặp NST mang cặp gen Bb giảm phân bình thường. Quá trình giảm phân bên cơ thể cái diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, trong tổng số cá thể mang đột biến số lượng NST ở đời con của phép lai trên, số cá thể mang đột biến thể ba nhiễm chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án D

Lời giải chi tiết

Quá trình giảm phân ở cơ thể đực

+ 30% số tế bào mang cặp NST chứa cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I tạo 15% (Aa), 15% (O)

+ 70% số tế bào mang cặp NST chứa cặp gen Aa giảm phân bình thường tạo 35% (A), 35% (a)

P: : (♂) AaBb x (♀) Aabb

→ Số cá thể mang đột biến thể ba nhiễm (2n+1) = (7,5% AaB + 7,5% Aab).(50%Ab + 50% ab) = 15%.


Câu 34:

Ở một loài lưỡng bội, gen A quy định cây cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thấp; gen B quy định cánh hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Hai cặp gen Aa và Bb cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường di truyền liên kết gen. Nếu không xét đến vai trò của giới tính, thì trong quần thể có thể có bao nhiêu phép lai cho tỷ lệ phân tính kiểu hình là 3 : 1?

Xem đáp án

Đáp án B

Gen A, a và B,b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường di truyền liên kết với nhau.

Không xét đến vai trò của giới tính thì trong quần thể, các phép lai cho kết quả 3:1

AB/ab × ( AB/ab ;AB/aB  ; AB/Ab )

AB/Ab × (Ab/aB  ;aB/ab )

Ab/ab × Ab/ab ; aB/ab ×  aB/ab

AB/aB × (Ab/aB; Ab/ab)

Tổng số có 9 phép lai phù hợp với tỷ lệ 3:1


Câu 35:

 

Ở một loài thực vật, nếu trong kiểu gen có mặt cả hai alen trội A và B thì cho kiểu hình thân cao, nếu thiếu một hoặc cả hai alen trội nói trên thì cho kiểu hình thân thấp. Alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho giao phấn giữa các cây dị hợp về 3 cặp gen trên thu được đời con phân li theo tỉ lệ 9 cây thân cao, hoa đỏ : 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 4 cây thân thấp, hoa trắng. Biết các gen quy định các tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và hoán vị gen. Phép lai nào sau đây là phù hợp với kết quả trên?

 

Xem đáp án

Đáp án D

Giao phấn giữa các cây dị hợp về 3 cặp gen mà đời sau chỉ thu được kiểu hình phân li theo tỷ lệ: 9:3:4 = 16 = 4x4. Chứng tỏ rằng phải có hiện tượng di truyền liên kết.

Tuy nhiên, cặp gen Aa và Bb không thể nằm trên cùng một cặp NST vì chúng cùng tương tác để hình thành nên 1 cặp tính trạng. Do đó: loại đáp án A và C.

Mặt khác, kiểu hình đời con không có cao trắng. Nên không thể có cá thể mang các gen A-B- + dd.

Ta thấy, nếu đáp án B sẽ tạo ra giao tử A Bd. Suy rasẽ tạo ra cơ thể có kiểu gen AA Bd/Bd: Cao, trắng. Vậy, loại đáp án B


Câu 37:

Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 2 cặp gen Aa và Bb quy định. Màu sắc hoa do một cặp gen Dd quy định. Cho giao phấn giữa các cây F1 có kiểu gen giống nhau, thu được đời con F2 phân li theo tỉ lệ 387 cây thân cao, hoa đỏ : 131 cây thân thấp, hoa đỏ : 170 cây thân thấp, hoa trắng. Biết các gen quy định các tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và hoán vị gen. Phép lai nào sau đây là phù hợp với kết quả trên?

Xem đáp án

Đáp án D

Vì đề bài cho giao phấn giữa các cây F1 có kiểu gen giống nhau → Đáp án B và C kiểu gen F1 không giống nhau → Loại đáp án B và C.

Ta có tỉ lệ cao:thấp = 9:7 =16 tổ hợp → Tương tác gen.

→ F1: AaBb × AaBb

Quy ước : A-B- : Cao ; A-bb, aaB-, aabb: thấp

Đỏ:trắng = 3:1 → F1: Dd × Dd.

Vậy F1 (Aa,Bb,Dd) dị hợp về 3 cặp gen→ nếu theo quy luật PLĐL thì sẽ tạo ra =64 tổ hợp, mà F2 ở đây chỉ tạo ra 4 tổ hợp (tỉ lệ 2:1:1)→ Hiện tượng di truyền liên kết

Ở F2 không có kiểu hình cao, trắng (A-B-;dd)→ d liên kết với a hoặc b


Câu 38:

 

Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A – cao > alen a-thấp; B-đỏ > b-vàng. Cho 3 cây cao đỏ tự thụ phấn (P) thu được F1. Tỉ lệ kiểu hình có thể thu được ở F1 là:

(1) 9 cao đỏ : 3cao vàng : 3 thấp đỏ : 1 thấp vàng.

(2) 3 cao đỏ : 1 thấp vàng.

(3) 3 cao đỏ : 1 thấp đỏ.

(4) 100% cao vàng.

(5) 51% cao đỏ : 24% cao vàng : 24% thấp đỏ : 1% thấp vàng.

(6) 9 cao đỏ : 9 cao vàng : 3 thấp đỏ : 1 thấp vàng.

 

Xem đáp án

Đáp án B

P: Cao, đỏ tự thụ phấn thì các cặp gen quy định các tính trạng có thể cùng nằm trên 1 NST hoặc ở các NST khác nhau.

Xét các trường hợp kiểu hình của đề bài:

(1) đúng trong trường hợp cây cao, đỏ có kiểu gen AaBb tự thụ phấn.

(2) đúng trong trường hợp cây cao, đỏ có kiểu gen AB/ab

(3) đúng trong trường hợp cây cao, đỏ có kiểu gen AB/aB x AB/aB hoặc AaBB x AaBB

(4) sai vì đỏ x đỏ không thể ra 100% vàng

(5) đúng nếu cây cao, đỏ có kiểu gen AB/ab x AB/ab, hoán vị gen f = 20% ở cả 2 giới.

(6) sai vì kiểu hình này chỉ có thể tạo ra do phép lai phân tích.

Vậy có 4 phép lai đúng


Câu 40:

Một bệnh di truyền đơn gen xuất hiện trong phả hệ dưới đây:?

Những kết luận từ phả hệ trên:

(1) Gen quy định bệnh trên là gen trội và có thể nằm trên nhiễm sắc thể thường.

(2) Gen quy định bệnh trên là gen lặn và nhiều khả năng gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y.

(3) Gen quy định bệnh trên là gen lặn và có thể nằm ở vùng tương đồng của nhiễm sắc thể X và Y.

(4) Người II.9 có kiểu gen dị hợp.

Số kết luận có thể có nội dung đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

Ở người: XX: giới cái, XY: Giới đực.

Bố mẹ I1, I2 bình thường sinh con trai II1 bị bệnh → Tính trạng bị bệnh là do gen lặn quy định.

Quy ước: A: bình thường, a: bị bệnh.

Ta thấy tính trạng bị bệnh chỉ xuất hiện ở giới đực → Tính trạng phân bố không đồng đều ở 2 giới → Gen quy định tính trạng nhiều khả năng nằm trên NST X (Y không alen).

Gen cũng có thể nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X được vì khi đó con bị bệnh sẽ có kiểu gen XaYa → bố mẹ bình thường có kiểu gen XAXa x XAYa.

Xét các phát biểu của đề bài:

(1) sai.

(2) đúng.

(3) đúng.

(4) đúng. Người II.9 chắc chắn có kiểu gen XAXa (ở cả 2 trường hợp gen trên X, Y không alen và gen trên cả X, Y)

Vậy có 3 phát biểu có nội dung đúng.


Bắt đầu thi ngay