Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 38 (có đáp án): Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
-
245 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
13/07/2024Quá trình bài tiết không thải chất nào dưới đây?
Đáp án: C
Bài tiết là quá trình lọc và thải các chất cặn bã, chất độc hại và chất thừa ra môi trường ngoài cơ thể.
Câu 2:
13/07/2024Ý nghĩa của sự bài tiết là gì?
Đáp án: D
- Vai trò của hệ bài tiết:
+ Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài.
+ Nhờ hoạt động hệ bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định → hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
Câu 3:
17/07/2024Các sản phẩm thải được lấy từ?
Đáp án: D
Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ chính các hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể (CO2, nước tiểu, mồ hôi,...), hoặc từ hoạt động tiêu hoá đưa vào cơ thể một số chất quá liều lượng (các chất thuốc, các ion, colesteron,..)
Câu 4:
13/07/2024Chọn số liệu thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau : Ở người, thận thải khoảng … các sản phẩm bài tiết hoà tan trong máu (trừ khí CO2).
Đáp án: C
Ở người, thận thải khoảng 90% các sản phẩm bài tiết hoà tan trong máu
Câu 5:
22/07/2024Quá trình trao đổi chất của tế bào tạo ra sản phẩm nào dưới đây?
Đáp án: C
Quá trình trao đổi chất của tế bào tạo ra các sản phẩm cần thiết cho tế bào, đồng thời tạo ra các chất cạn bã và dư thừa để loại bỏ ra ngoài môi trường.
Câu 6:
22/07/2024Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu bao gồm?
Đáp án: C
Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bong đái và ống đái.
Câu 7:
18/07/2024Đơn vị chức năng của thận bao gồm?
Đáp án: D
Mỗi đơn vị chức năng gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận.
Câu 8:
22/07/2024Người nào thường có nguy cơ chạy thận nhân tạo cao nhất?
Đáp án: C
Người bị suy thận thì chức năng thận kém nên không thể lọc chất độc trong cơ thể dẫn đến tồn đọng độc chất gây bệnh, buộc phải chạy thận nhân tạo
Câu 9:
18/07/2024Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận?
Đáp án: D
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu xuất phát từ những thói quen ăn uống, thói quen sinh hoạt hàng ngày của ta.
Câu 10:
22/07/2024Ở người bị suy thận, phải lọc máu khi nào?
Đáp án: D
Khi một người ở trạng thái suy thận giai đoạn cuối, thận chỉ hoạt động 10 – 15% bình thường => không thể loại bỏ chất thải hoặc dịch dư thừa từ máu nên cần phải lọc máu.
Câu 11:
22/07/2024Cơ quan giữ vai trò quan trọng nhất trong hệ bài tiết nước tiểu là?
Đáp án: B
Thận giữ vai trò quan trọng nhất trong hệ bài tiết nước tiểu.
Câu 12:
22/07/2024Cơ quan nào dưới đây không tham gia vào hoạt động bài tiết?
Đáp án: A
Ruột già không tham gia vào hoạt động bài tiết.
Câu 13:
05/11/2024Vai trò chính của quá trình bài tiết?
Đáp án đúng là : A
- Vai trò chính của quá trình bài tiết là làm cho môi trường trong cơ thể ổn định.
- Hệ bạch huyết đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, là nơi sản sinh hầu hết các loại kháng thể. Nó làm sạch các chất dịch trong cơ thể, rút bớt dịch thừa và độc tố ra khỏi các mô.
→ B sai.
- Hệ tiêu hóa là hệ thống các cơ quan quan trọng trong cơ thể, thực hiện chức năng tiêu hóa, phân giải và hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn tiêu thụ. Tuy nhiên, hệ thống tiêu hóa vẫn có nguy cơ mắc phải nhiều tình trạng rối loạn và bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm túi thừa…
→ C sai.
- Giảm cân hay giảm béo đề cập đến việc giảm tổng khối lượng cơ thể, bằng cách giảm chất béo. Chất béo (lipid) được chuyển hóa bởi các enzyme, lipid được hấp thụ trong ruột non và vận chuyển qua hệ thống bạch huyết vào máu.
→ D sai.
* Bài tiết
- Khái niệm bài tiết: Bài tiết là một hoạt động của cơ thể lọc thải các chất dư thừa và các chất độc hại khác ra môi trường ngoài.
- Hoạt động bài tiết do phổi, thận, da đảm nhiệm. Trong đó:
+ Phổi bài tiết CO2.
+ Thận bài tiết nước tiểu, giúp bài tiết khoảng 90% các sản phẩm bài tiết hòa tan trong máu trừ CO2.
+ Da bài tiết mồ hôi, giúp bài tiết khoảng 10% các sản phẩm bài tiết hòa tan trong máu trừ CO2.
- Vai trò của hoạt động bài tiết:
+ Bài tiết giúp duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho cơ thể có thể hoạt động bình thường, khỏe mạnh.
+ Khi sự bài tiết bị ngưng trệ → các sản phẩm thải sẽ bị tích tụ trong máu, làm biến đổi tính chất của môi trường trong cơ thể → cơ thể bị nhiễm độc với các biểu hiện như mệt mỏi, nhức đầu, thậm chí tới mức hôn mê và chết.
II. CẤU TẠO CỦA HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: 2 quả thận (thận trái và thận phải), ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
- Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận. Thận gồm phần vỏ, phần tủy và bể thận. Mỗi quả thận có khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm: cầu thận, nang cầu thận, các ống thận.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 8 Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
Mục lục Giải VBT Sinh học 8 Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
Câu 14:
22/07/2024Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan nào?
Đáp án: C
Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
Câu 15:
22/07/2024Trong thận, bộ phận nào dưới đây nằm chủ yếu ở phần tuỷ?
Đáp án: B
Ống góp nằm chủ yếu ở phần tuỷ.
Câu 16:
13/07/2024Sự bài tiết nước tiểu có tác dụng gì?
Đáp án: A
Sự bài tiết nước tiểu có tác dụng loại bỏ các chất độc và những chất đưa vào cơ thể quá liều lượng.
Câu 17:
22/07/2024Ở người bình thường, mỗi quả thận chứa khoảng bao nhiêu đơn vị chức năng?
Đáp án: C
Ở người bình thường, mỗi quả thận chứa khoảng một triệu đơn vị chức năng.
Câu 18:
14/07/2024Đơn vị chức năng của thận không bao gồm thành phần nào sau đây?
Đáp án: A
Đơn vị chức năng của thận không bao gồm ống góp.
Câu 19:
22/07/2024Cầu thận được tạo thành bởi những thành phần nào?
Đáp án: C
Cầu thận được tạo thành bởi một búi mao mạch dày đặc..
Câu 20:
22/07/2024Cấu tạo của thận gồm?
Đáp án: B
Cấu tạo của thận gồm: phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp và bể thận.