Trang chủ Lớp 10 Sinh học Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất có đáp án (Mới nhất)

Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất có đáp án (Mới nhất)

Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất có đáp án (Mới nhất)

  • 215 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024

Trao đổi chất ở tế bào là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trao đổi chất ở tế bào là tập hợp các phản ứng hoá học diễn ra trong tế bào và sự trao đổi các chất giữa tế bào và môi trường.


Câu 2:

23/07/2024

Các hình thức trao đổi chất qua màng gồm

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Có hai hình trao đổi chất qua màng gồm vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.


Câu 3:

23/07/2024

Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về sự khuếch tán các chất qua màng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Sự khuếch tán các chất qua màng diễn ra theo chiều gradient nồng độ, không tiêu tốn năng lượng ATP, có thể diễn ra khi nồng độ hai bên màng chênh lệch hoặc cân bằng. Đây là hình thức vận chuyển các chất có thể đi qua lớp lipid kép.


Câu 4:

22/07/2024

Các chất thường được vận chuyển thụ động theo hình thức khuếch tán tăng cường là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Các phân tử ưa nước như đường, amino acid đi qua lớp lipid với tốc độ rất thấp, còn các ion khoáng thì hầu như không đi qua được nên chúng thường được vận chuyển thụ động theo hình thức khuếch tán tăng cường.


Câu 5:

22/07/2024

Khuếch tán tăng cường khác khuếch tán đơn giản ở điểm là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Khuếch tán tăng cường cần có protein vận chuyển còn khuếch tán đơn giản là hình thức khuếch tán trực tiếp qua lớp lipid kép.


Câu 6:

22/12/2024

Sự thẩm thấu là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Sự thẩm thấu là sự di chuyển của các phân tử nước qua màng bán thấm ngăn cách giữa hai vùng có nồng độ chất tan khác nhau.

*Tìm hiểu thêm: "Sự thẩm thấu"

- Khái niệm: Sự thẩm thấu chỉ sự di chuyển của các phân tử nước qua màng bán thấm (màng có tính thấm với nước nhưng không thấm với một số phân tử chất tan nhất định) ngăn cách giữa hai vùng có nồng độ chất tan khác nhau.

a – rút tấm chắn ra

b – đặt màng bán thấm vào chỗ tấm chắn và rút tấm chắn ra

- Cơ chế thẩm thấu: Nước di chuyển từ vùng có nhiều phân tử nước (còn gọi là vùng có nồng độ chất tan thấp hoặc vùng có thế nước cao) sang vùng có ít phân tử nước hơn (còn gọi là vùng có nồng độ chất tan cao hoặc vùng có thế nước thấp).

- Khi tế bào ở trong các dung dịch có nồng độ khác nhau, các phân tử nước sẽ di chuyển qua màng theo 3 trường hợp:

+ Trong dung dịch đẳng trương (dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào), các phân tử nước di chuyển ở trạng thái cân bằng.

+ Trong dung dịch nhược trương (dung dịch có nồng độ chất tan nhỏ hơn bên trong tế bào), các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào.

+ Trong dung dịch ưu trương (dung dịch có nồng độ chất tan lớn hơn bên trong tế bào), nước thẩm thấu ra ngoài tế bào.

- Do tế bào thực vật có thành tế bào cứng chắc còn tế bào động vật thì không nên giữa tế bào thực vật và tế bào động vật có sự thay đổi khác nhau khi cho vào các loại dung dịch có nồng độ khác nhau:

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất

 


Câu 7:

23/07/2024

Nguyên lí của sự thẩm thấu là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Nước di chuyển từ nơi có nhiều phân tử nước (nồng độ chất tan thấp, thế nước cao, áp suất thẩm thấu thấp) sang nơi có ít phân tử nước (nồng độ chất tan cao, thế nước thấp, áp suất thẩm thấu cao).


Câu 8:

21/07/2024

Dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào thì được gọi là dung dịch

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Khi dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào thì được gọi là dung dịch đẳng trương.


Câu 9:

22/07/2024

Cho tế bào hồng cầu ếch vào môi trường A thấy tế bào hồng cầu bị teo lại. Môi trường A là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Môi trường ưu trương là môi trường có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào → Khi cho tế bào động vật vào môi trường ưu trương, nước từ tế bào bào đi ra ngoài môi trường dẫn đến hiện tượng teo bào.


Câu 10:

23/07/2024

Cho tế bào biểu bì của thài lài tía vào môi trường NaCl 10 % sẽ xuất hiện hiện tượng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Môi trường NaCl 10 % là môi trường ưu trương đối với tế bào thực vật → Khi cho tế bào thực vật vào môi trường NaCl 10 %, tế bào thực vật bị mất nước nhưng do có thành tế bào cứng chắc nên chỉ có khối nguyên sinh chất của tế bào co lại, tách khỏi thành tế bào (hiện tượng co nguyên sinh).


Câu 11:

17/07/2024

Trong môi trường nhược trương, tế bào động vật bị trương lên rồi vỡ còn tế bào thực vật thì chỉ bị trương lên mà không bị vỡ ra là do

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Tế bào thực vật có thành tế bào cứng chắc nên khi nhiều phân tử nước đi vào trong tế bào sẽ làm tế bào trương lên và gây áp lực lên thành tế bào dẫn đến sự ngăn cản các phân tử nước khác đi vào. Nhờ đó, dù đặt tế bào thực vật trong môi trường nhược trương thì tế bào cũng không bị vỡ.


Câu 12:

20/07/2024

Điểm khác nhau cơ bản của vận chuyển chủ động so với vận chuyển thụ động là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Vận chuyển chủ động là sự vận chuyển các chất ngược chiều gradient nồng độ và tiêu tốn năng lượng. Vận chuyển thụ động là sự vận chuyển các chất cùng chiều gradient nồng độ và không tiêu tốn năng lượng.


Câu 13:

17/07/2024

Các hình thức trao đổi chất qua màng sinh chất tiêu tốn năng lượng gồm

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Các hình thức trao đổi chất qua màng sinh chất tiêu tốn năng lượng gồm: vận chuyển chủ động, xuất bào, nhập bào.


Câu 14:

22/07/2024

Điểm khác nhau giữa hình thức xuất nhập bào với các hình thức vận chuyển chủ động khác là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Hình thức xuất nhập bào không có sự tham gia của các kênh protein vận chuyển mà các chất được vận chuyển nhờ sự biến dạng của màng sinh chất.


Bắt đầu thi ngay