Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân có đáp án (Mới nhất)
Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân có đáp án (Mới nhất)
-
349 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
19/07/2024Chu kì tế bào là
Đáp án đúng là: A
Chu kì tế bào là một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới.
Câu 2:
21/07/2024Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về thời gian chu kì tế bào?
Đáp án đúng là: A
Thời gian chu kì tế bào và tốc độ phân chia tế bào ở các loại tế bào khác nhau của một cơ thể sinh vật là rất khác nhau.
Câu 3:
17/07/2024Trình tự các pha trong chu kì tế bào là
Đáp án đúng là: C
Trình tự các pha trong chu kì tế bào là: Pha G1 → Pha S → Pha G2 → Pha M.
Câu 4:
22/07/2024Đáp án đúng là: B
Tại pha S của chu kì tế bào, DNA và nhiễm sắc thể nhân đôi, mỗi nhiễm sắc thể gồm 2 chromatid dính ở tâm động, tế bào tiếp tục tăng trưởng.
Câu 5:
23/07/2024Trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể tồn tại ở trạng thái kép gồm có 2 chromatid dính ở tâm động xuất hiện ở
Đáp án đúng là: A
Trong chu kì tế bào, sự nhân đôi nhiễm sắc thể diễn ra ở pha S của kì trung gian, sự phân chia nhiễm sắc thể diễn ra ở kì sau của pha M. Do đó, trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể tồn tại ở trạng thái kép gồm có 2 chromatid dính ở tâm động xuất hiện ở pha S, pha G2, pha M (kì đầu, kì giữa).
Câu 6:
06/07/2024Chu kì tế bào được kiểm soát chặt chẽ bởi những điểm kiểm soát là
Đáp án đúng là: B
Chu kì tế bào được kiểm soát chặt chẽ bởi những điểm kiểm soát là: điểm kiểm soát G1, điểm kiểm soát G2, điểm kiểm soát M.
Câu 7:
06/08/2024Khi tế bào tăng kích thước, nếu nhận được tín hiệu đủ điều kiện nhân đôi DNA tại điểm kiểm soát G1 thì tế bào sẽ chuyển sang
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Khi tế bào tăng kích thước, nếu nhận được tín hiệu đủ điều kiện nhân đôi DNA tại điểm kiểm soát G1 thì tế bào sẽ chuyển sang pha S.
Tìm hiểu thêm: Diễn biến của chu kì tế bào
- Chu kì tế bào gồm: Kì trung gian và quá trình nguyên phân.
- Kì trung gian:
+ Chiếm phần lớn chu kì tế bào (khoảng 90% thời gian chu kì tế bào).
+ Là thời kì diễn ra các quá trình tổng hợp vật chất cần thiết chuẩn bị cho sự phân chia tế bào; trong đó sự kiện quan trọng nhất là sự nhân đôi của ADN, NST.
+ Được chia thành 3 pha: Pha G1, pha S và pha G2.
* Pha G1: Là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; diễn ra sự tổng prôtêin, gia tăng tế bào chất,... làm tăng kích thước và khối lượng tế bào.
* Pha S: Ở pha này diễn ra sự nhân đôi ADN, từ đó nhân đôi NST làm NST từ trạng thái đơn chuyển sang trạng thái kép. Ở tế bào động vật, sự nhân đôi trung tử cũng diễn ra ở pha này.
* Pha G2: Diễn ra trong thời gian ngắn, tiến hành tổng hợp các chất còn lại cần cho quá trình phân bào.
Xem thêm các bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên nhân
Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân
Câu 8:
18/07/2024Vai trò của các điểm kiểm soát trong trong chu kì tế bào là
Đáp án đúng là: C
Các điểm kiểm soát có vai trò giúp đảm bảo sự chính xác của chu kì tế bào. Nếu cơ chế kiểm soát phát hiện ra các sai sót (bên trong tế bào hoặc ngoài tế bào) thì chúng sẽ chặn chu kì tế bào tại điểm kiểm soát và ngăn không cho tế bào tiến vào giai đoạn tiếp theo của chu kì tế bào đến khi các sai sót được sửa chữa xong.
Câu 9:
23/07/2024Trong nguyên phân, hai chromatid của nhiễm sắc thể phân li đồng đều thành hai nhiễm sắc thể đơn và di chuyển về hai cực của tế bào xảy ra ở
Đáp án đúng là: C
Tại kì sau của nguyên phân, hai chromatid của nhiễm sắc thể phân li đồng đều thành hai nhiễm sắc thể đơn và di chuyển về hai cực của tế bào.
Câu 10:
23/07/2024Tại sao có thể quan sát nhiễm sắc thể rõ nhất tại kì giữa của nguyên phân?
Đáp án đúng là: B
Tại kì giữa, các nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại nên có hình dạng đặc trưng.
Câu 11:
22/07/2024Hai tế bào mới sinh ra sau nguyên phân có bộ nhiễm sắc thể giống nhau là nhờ
Nguyên phân tạo ra các tế bào con có vật chất di truyền giống hệt nhau chủ yếu là nhờ sự nhân đôi chính xác DNA và sự phân li đồng đều của các NST: Sự nhân đôi chính xác DNA ở pha S của kì trung gian giúp tăng gấp đôi lượng vật chất di truyền trong nhân. Sau đó, nhờ sự phân li đồng đều của các NST ở kì sau của nguyên phân giúp chia đều vật chất di truyền cho các tế bào.
Câu 12:
15/07/2024Tại sao có sự khác nhau trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật?
Đáp án đúng là: D
Vì tế bào thực vật có thành tế bào cứng chắc nên sự phân chia tế bào chất ở thực vật diễn ra theo hình thức hình thành vách ngăn chứ không thể diễn ra theo hình thức hình thành eo thắt như ở tế bào động vật.
Câu 13:
20/07/2024Cho các vai trò sau:
(1) Làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể đa bào sinh trưởng và phát triển.
(2) Giúp cơ thể đa bào tái sinh những mô hoặc cơ quan bị tổn thương.
(3) Là cơ chế sinh sản của nhiều sinh vật đơn bào.
(4) Là cơ chế sinh sản của nhiều loài sinh sản vô tính.
Số vai trò của quá trình nguyên phân là
Đáp án đúng là: D
Đối với sinh vật đa bào, nguyên phân giúp làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển, đồng thời, đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể tái sinh những mô hoặc cơ quan bị tổn thương, thay thế các tế bào bị chết. Đối với cơ thể đơn bào và đa bào sinh sản vô tính, nguyên phân là cơ chế sinh sản.
Câu 14:
17/07/2024Khối u ác tính là hiện tượng?
Đáp án đúng là: B.
Khối u ác tính là hiện tượng tế bào có khả năng lây lan sang các mô lân cận và các cơ quan ở xa.
Câu 15:
18/07/2024Bệnh ung thư xảy ra là do
Đáp án đúng là: A
Bệnh ung thư là ví dụ về hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể dẫn đến sự phân chia tế bào mất kiểm soát.
Câu 16:
17/07/2024Cho các biện pháp sau:
(1) Khám sức khoẻ định kì.
(2) Giữ môi trường sống trong lành.
(3) Không sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích,…
(4) Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng, tập luyện hợp lí.
Số biện pháp có tác dụng phòng tránh ung thư là
Đáp án đúng là: D
Cả 4 biện pháp trên đều có tác dụng tích cực để phòng tránh ung thư.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân có đáp án (Mới nhất) (348 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 12: Thông tin giữa các tế bào có đáp án (Mới nhất) (354 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 14: Giảm phân có đáp án (Mới nhất) (301 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 15: Thực hành làm tiêu bản nhiễm sắc thể để quan sát quá trình nguyên phân, giảm phân ở tế bào thực vật, động vật có đáp án (Mới nhất) (271 lượt thi)