Trang chủ Lớp 8 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 19 (có đáp án): Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 19 (có đáp án): Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

  • 167 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản trong 5 năm (1914 - 1919)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong vòng 5 năm (1914 – 1919), sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng gấp 5 lần (SGK – Trang 96).


Câu 2:

Trước khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, Nhật Bản đã rơi vào cuộc khủng hoảng về

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Năm 1927, Nhật Bản lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính làm 30 ngân hàng phải đóng cửa (SGK – Trang 97).


Câu 3:

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1927 ở Nhật đã

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1927 đã chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của nên kinh tế Nhật Bản (SGK – Trang 97).


Câu 4:

“So với năm 1929, sản lượng công nghiệp năm 1931 giảm 32,5% ngoại thương giảm 80%. số người thất nghiệp lên tới 3 triệu...” (SGK – Trang 97). Đây là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đây là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở nước Nhật (SGK – Trang 97).


Câu 5:

Trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 số người thất nghiệp ở Nhật Bản lên tới

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 số người thất nghiệp ở Nhật Bản lên tới 3 triệu người (SGK – Trang 97).


Câu 6:

Khởi đầu kế hoạch xâm lược và thống trị thế giới Nhật đã đánh

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Năm 1927, Nhật Bản đã đề ra kế hoạch xâm lược và thống trị thế giới khởi đầu là chiếm Trung Quốc (SGK – Trang 97).


Câu 7:

Nhật Bản đã mở đầu cuộc xâm lược Trung Quốc bằng việc tiến đánh vùng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Nhật Bản đã mở đầu cuộc xâm lược Trung Quốc bằng việc tiến đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc (SGK – Trang 97).


Câu 8:

Lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Tháng 7/1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân (SGK – Trang 96).


Câu 9:

Tác động của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với kinh tế Nhật Bản là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật Bản là nước thứ hai (sau Mĩ) thu được nhiều lợi và không mất mát gì vì vậy chiến tranh đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.


Câu 10:

Ý nào không phải biểu hiện của sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong vòng 5 năm (1914 – 1919), sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng gấp 5 lần. Nhiều công ti mới xuất hiện, mở rộng sản xuất, xuất khẩu hàng hoá ra các thị trường châu Á (SGK – Trang 96).


Câu 11:

Nội dung nào không đúng khi nói về tình hình kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Nền kinh tế Nhật Bản chỉ phát triển trong một vài năm sau chiến tranh, sản xuất công nghiệp có tăng song bấp bênh, nền nông nghiệp lạc hậu (SGK – Trang 96).


Câu 12:

Ý nào không đúng khi nói về tình hình xã hội Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, do nền nông nghiệp lạc hậu nên giá sinh hoạt đắt đỏ, giá gạo tăng cao dẫn đến các cuộc đấu tranh bùng nổ, “bạo động lúa gạo” và phong trào bãi công của công nhân diễn ra sôi nổi (SGK – Trang 96).


Câu 13:

Nền công nghiệp chủ yếu dựa vào xuất khẩu của Nhật gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các nước

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Mỹ và các nước Tây Âu là hai đối tượng cạnh tranh quyết liệt với Nhật Bản về các sản phẩm công nghiệp.


Câu 14:

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Nhật Bản diễn ra nghiêm trọng nhất trong ngành

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Nhật Bản diễn ra nghiêm trọng nhất trong ngành nông nghiệp.


Câu 15:

Để đưa Nhật ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933, giới cầm quyền Nhật Bản đã

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Để đưa Nhật ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933, giời cầm quyền Nhật Bản đã tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh, bành trướng ra bên ngoài (SGK – Trang 97).


Câu 16:

Cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật Bản có tác dụng làm

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật Bản góp phần làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa.


Câu 17:

Khó khăn lớn nhất của Nhật Bản trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Do Nhật Bản là một đất nước nghèo tài nguyên, nguồn thuộc địa lại ít ỏi nên trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) Nhật Bản ngày càng thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa.


Câu 18:

Nội dung nào không phản ánh đúng đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ở Đức quá trình phát xít hoá diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít. Còn ở Nhật Bản, do đã có sẵn chế độ chuyên chế của Thiên hoàng nên quá trình này diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.


Câu 19:

Sự kiện Nhật Bản tiến đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc (9/1931) đánh dấu việc

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Với sự kiện này, lò lửa chiến tranh ở châu Á – Thái Bình Dương đã được hình thành.


Câu 20:

Nhật Bản tiến hành xâm lược, bành trướng ra bên ngoài vì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Nhật Bản tiến hành xâm lược, bành trướng ra bên ngoài vì Nhật thiếu nhiên liệu, thiếu thị trường nên muốn có thêm thuộc địa.


Bắt đầu thi ngay