Trang chủ Lớp 12 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 1 (có đáp án): Trật tự thế giới sau chiến tranh (phần 1)

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 1 (có đáp án): Trật tự thế giới sau chiến tranh (phần 1)

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 1 (có đáp án): Trật tự thế giới sau chiến tranh (phần 1) (Mức độ thông hiểu)

  • 540 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024

Vấn đề không được đặt ra trước các cường quốc đồng minh để giải quyết trong Hội nghị Ianta là

Xem đáp án

Đáp án A

Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945, Hội nghị Ianta đã diễn ra với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh. Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng:

- Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản;

- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới;

- Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.


Câu 2:

23/08/2024

Hội nghị Ianta quyết định nhiều vấn đề quan trọng, ngoại trừ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Hội nghị chủ yếu tập trung vào việc phân chia quyền lực, định hình trật tự thế giới và thiết lập các cơ chế quốc tế, trong đó có việc thành lập Liên Hợp Quốc, hơn là khôi phục cụ thể các quốc gia.

A đúng 

- B sai vì hội nghị tập trung vào việc phân chia quyền lực và định hình trật tự thế giới sau chiến tranh, chứ không phải là quyết định các chiến lược quân sự để tiêu diệt phe Phát xít.

- C sai vì chính những thỏa thuận này là trọng tâm của hội nghị, quyết định cách phân chia quyền lực sau chiến tranh và định hình trật tự thế giới mới.

- D sai vì đây là một trong những quyết định quan trọng nhất của hội nghị, góp phần định hình trật tự thế giới sau chiến tranh.

*) Nội dung hội nghị

1 - Mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản; trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.

2 - Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

3 - Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít , phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

- Ở châu Âu:

+ Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu; Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liêm xô.

+ Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Beclin và các nước Tây Âu; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ.

+ Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.

- Ở châu Á:

+ Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật: 1. Giữ nguyên trạng Mông Cổ; 2. Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1904: trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.

+ Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

 

Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38

+ Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ.

+ Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)

Giải Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)


Câu 3:

20/07/2024

Hội nghị Ianta chấp nhận các điều kiện để đáp ứng yêu cầu của Liên Xô khi tham gia chống quân phiệt Nhật Bản ở châu Á, ngoại trừ việc

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Hội nghị Yalta (Ianta) năm 1945 nhằm đạt được sự thỏa thuận với Liên Xô để duy trì sự đồng lòng trong việc chống lại quân phiệt Nhật Bản ở châu Á. Việc giữ nguyên hiện trạng của Trung Quốc và Mông Cổ là một phần của những thỏa thuận đó, nhằm đảm bảo sự ổn định và sự hợp tác trong chiến dịch chống Nhật.

D đúng 

- A sai vì hội nghị Yalta (Ianta) năm 1945 không liên quan đến việc khôi phục quyền lợi của Nga sau Chiến tranh Nga-Nhật năm 1904-1905. Thỏa thuận tại hội nghị tập trung vào việc chấm dứt Chiến tranh Thế giới II và tái thiết châu Âu, không phải là để giải quyết các vấn đề lịch sử khác như vụ việc Nga-Nhật.

- B sai vì hội nghị Yalta (Ianta) năm 1945 không xét đến việc Liên Xô chiếm đảo Curin hay bất kỳ vùng lãnh thổ nào khác. Hội nghị tập trung vào các vấn đề chính trị và chiến lược châu Âu sau chiến tranh, không phải là để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ khác.

- C sai vì hội nghị Yalta (Ianta) năm 1945 không bàn thảo về việc trả lại miền Nam đảo Xakhalin cho Liên Xô. Hội nghị tập trung vào các vấn đề chấm dứt chiến tranh châu Âu và tái thiết châu Âu, không liên quan đến các vấn đề lãnh thổ khác ngoài châu Âu.

*) Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta.

- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

- Thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm giữ gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh.

- Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước phát xít chiến bại và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước chiến thắng.

* Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông nước Đức và phía Đông châu Âu (Đông Âu); vùng Tây nước Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ, Anh.

* Ở châu Á:

- Duy trì nguyên trạng Mông Cổ, trả lại cho Liên Xô vùng đất phía nam đảo Xa-kha-lin; trao trả cho Trung Quốc những đất đai đã bị Nhật chiếm đóng trước đây (Đài Loan, Mãn Châu...); thành lập Chính phủ liên hiệp dân tộc gồm Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

- Triều Tiên được công nhận là một quốc gia độc lập nhưng tạm thời quân đội Liên Xô và Mĩ chia nhau kiểm soát và đóng quân ở Bắc và Nam vĩ tuyến 38. 

- Các vùng còn lại của châu Á (như Đông Nam Á, Nam Á...) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)

Giải Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)


Câu 4:

17/07/2024

Hội nghị Ianta (2-1945) nêu quyết định: tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật nhằm

Xem đáp án

Đáp án B

Mục tiêu của Hội nghị Ianta là làm sao để đánh bại chủ nghĩa phát xít để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Để làm được điều này, khối Đồng minh chống phát xít cần tăng cường hoạt động hơn nữa. trong thời gian 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, :Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật ở châu Á


Câu 5:

18/07/2024

Liên Xô là một trong 5 nước ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có vai trò quốc tế như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ là đứng đầu hai phe là Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. Liên Xô và Mĩ là hai cường quốc đứng đầu hai cực, chỉ cần một bên suy yếu thì bên kia sẽ thao túng nhiều vấn đề chính trị.

Trong khi đó, thành viên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc bao gồm 5 quốc gia: Trung Quốc, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc. Nếu không có Liên Xô thì chắc chắn Mĩ sẽ thao túng tổ chức này. Bằng chứng ở việc, sau năm 1991 khi Liên Xô tan rã thì Mĩ đã hướng tới trật tự thế giới “đơn cực” nhằm chi phối và lãnh đạo toàn thế giới


Câu 6:

18/07/2024

Liên hợp quốc quyết đinh lấy ngày 24-10 hằng năm làm “Ngày Liên hợp quốc” vì đó là ngày

Xem đáp án

Đáp án C

Ngày 24-10-1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản hiế chương chính thức có hiệu lực. Từ đó, Liên hợp quốc quyết đinh lấy ngày 24-10 hàng năm làm ngày Liên hợp quốc.

=> Ngày 24-10 được lấy làm “Ngày Liên hợp quốc” vì đó là ngày Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực


Câu 7:

20/07/2024

Tại sao khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai chưa kết thúc, hội nghị Ianta đã được triệu tập?

Xem đáp án

Đáp án D

Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:

+ Nhanh chóng đánh bại phát xít.

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

+ Việc phân chia thành quả chiến thắng.

=> Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Mỹ( Ru dơ ven), Anh (Sớc sin), Liên Xô (Xtalin) họp hội nghị quốc tế ở I-an-ta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và hình thành một trật tự thế giới mới


Câu 8:

09/11/2024

Tại sao gọi là ‘Trật tự hai cực Ianta”?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Với Hội nghị Ianta phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc đã hình thành nên trật tự thế giới mới do Mĩ và Liên Xô đứng đầu đại diện cho hai phe: đế quốc chủ nghĩa (tư bản chủ nghĩa) và xã hội chủ nghĩa. Đó chính là trật tự hai cực Ianta

*Tìm hiểu thêm: "SỰ HÌNH THÀNH HAI HỆ THỐNG ĐỐI LẬP"

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, diễn ra nhiều sự kiện quan trọng với xu hướng hình thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa:

- Thứ nhất: Sự hình thành của hai nhà nước ở Đức với hai chế độ chính trị khác nhau vào năm 1949.

+ Tháng 9/1949, Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập – đi theo con đường TBCN.

+ Tháng 10/1949, Cộng hòa dân chủ Đức ra đời – đi theo con đường XHCN.

- Thứ hai: Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu và mối quan hệ giữa Liên Xô – các nước Đông Âu ngày càng được củng cố

→ Hệ thống XHCN được hình thành.

- Thứ ba: Mĩ thực hiện kế hoạch Mác-san nhằm mục đích lôi kéo, khống chế các nước Tây Âu vào khối liên minh chống Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới.

⇒ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ở châu Âu đã xuất hiện sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa hai khối nước: Tây Âu TBCN và Đông Âu XHCN.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)

 


Câu 9:

17/07/2024

Trật tự hai cực Ianta hoàn toàn tan rã khi

Xem đáp án

Đáp án C

Trật tự hai cực Ianta tan rã vào năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô chính thức sụp đổ.

Đáp án A: biểu hiện sự sụp đổ của Liên Xô.

Đáp án B: là dấu hiệu tích cực trong quan hệ quốc tế, tạo điều kiện cho sự  phát triển của Liên Xô chứ không đưa đến sự sụp đổ của Liên Xô.

-   Đáp án D: biểu hiện sự sụp đổ của Liên Xô


Câu 10:

23/07/2024

Nội dụng nào sau đây không có trong “Trật tự hai cực Ianta”

Xem đáp án

Đáp án D

- Đáp án A: Trật tự thế giới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai. (1945-1947)

- Đáp án B: Trật tự thế giới mới hình thành sau Hội nghị Ianta (từ những quyết định của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta.

- Đáp án C: Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế (Liên Xô và Mĩ đại diện cho hai phe đối lập là Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa)

- Đáp án D: Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác. (đến sau khi Liên Xô sụp đổ và xuất hiện xu thế hòa bình hợp tác cùng phát triển mới chuyển sang đối thoại hợp tác)


Câu 11:

03/10/2024

Hội nghị Ianta có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình quan hệ quốc tế sau chiến tranh?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Hội nghị Ianta đã thiết lập các khu vực ảnh hưởng cho các cường quốc, dẫn đến sự bất bình đẳng và cạnh tranh giữa các nước đế quốc, đặc biệt là giữa Liên Xô và các nước phương Tây. Điều này tạo ra những mâu thuẫn mới trong quan hệ quốc tế, hình thành nên cuộc Chiến tranh Lạnh và các cuộc xung đột kéo dài sau Thế chiến II.

A đúng 

- B sai vì một cuộc thảo luận về phân chia quyền lực giữa các cường quốc đồng minh sau khi Thế chiến II kết thúc.

- C sai vì nó chỉ đề ra các thỏa thuận tạm thời giữa các cường quốc đồng minh mà chưa giải quyết triệt để các vấn đề toàn cầu.

- D sai vì tại thời điểm đó, sự ảnh hưởng của Liên Xô cũng rất mạnh mẽ và chưa có sự phân chia rõ ràng quyền lực toàn cầu.

Hội nghị Ianta đã có quyết định phân chia ảnh hưởng giữa các nước đế quốc với nhau:

–  Ở châu Âu có sự phân chia hai cực rõ ràng, phân định chặt chẽ – Đông Âu: ảnh hưởng của Liên Xô – xã hội chủ nghĩa, Tây Âu ảnh hưởng của Mỹ – tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên ở châu Á: tình hình không hẳn như thế, nó đã bị “vi phạm” ngay từ đầu và tình hình trong khu vực diễn ra ngày càng có chiều hướng khác với sự đối đầu của hai phe (thí dụ : tình hình ở Trung Quốc, bán đảo Đông Dương,…).

– Các dân tộc châu Á đã không cam chịu chấp nhận cái khu vực “phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước tư bản phương Tây” như một thiết chế của Trật tự hai cực. Phong trào giải phóng dân tộc đã trực tiếp làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc thực dân phương Tây – một cực trong Trật tự Ianta và thực tế đã là một nhân tố làm rạn nứt, xói mòn quyền lực đưa tới sự sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta.

Mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai vẫn là mâu thuẫn về quyền lợi. Tuy nhiên, mâu thuẫn này không được giải quyết bằng một cuộc chiến tranh thế giới như Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai mà nó là cuộc Chiến tranh lạnh. Sự mâu thuẫn đó chia thành hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa tiêu biểu là Liên Xô và Mĩ

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)

Giải Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)


Câu 12:

17/07/2024

Mục đich nào của Liên hợp quốc làm cho các nước xích lại gần nhau?

Xem đáp án

Đáp án D

Mục đích hoạt động của Liên hợp quốc bao gồm:

- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trong nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

Trong đó nguyên tắc thứ hai tạo ra mối quan hệ giữa các quốc gia thêm xích lại gần nhau hơn, đó là việc đảm bảo lợi ích cho tất cả các quốc gia.

Chọn đáp án: D

Chú ý:

Hiện nay, Liên hợp quốc vẫn đống vai trò quan trong trọng việc phát triển mối quan hệ hữu nghị này


Câu 13:

23/07/2024

Một trong những Nghị quyết của Hội nghị Ianta về kết thúc nhanh chóng chiến tranh ở châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương, ba cường quốc đã thống nhất

Xem đáp án

Đáp án C

Hội nghị Ianta được họp để giải quyết các vấn đề cấp bách:

  - Việc nhanh chóng đánh bại phát xít.

- Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

- Việc phân chia thành quả chiến thắng.

Muôn nhanh chóng kết thúc chiến tranh thì trước tiên các nước Đồng minh phải tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít trước. Để thực hiện mục tiêu này, ba cường quốc (Liên Xô, Mĩ, Anh) đã thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật


Câu 14:

09/11/2024

Tại sao Hiến chương Liên hợp quốc là văn kiện quan trọng nhất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Hiến chương Liên hợp quốc là văn kiện quan trọng nhất vì Nêu rõ mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc

*Tìm hiểu thêm: "Sự thành lập"

- Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc → nhân dân thế giới có nguyện vọng chung sống, giữ gìn hòa bình.

- Tại Hội nghị Ianta, các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã thống nhất thành lập 1 tổ chức quốc tế mang tên Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới.

- Hội nghị Xan Phranxico (tháng 4 đến tháng 6/1945) đã thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)

 


Câu 15:

21/07/2024

Một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là

Xem đáp án

Đáp án D

Những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là:

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.

- Không can thiệp vào nội bộ các nước.

- Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình.

- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc


Câu 16:

22/07/2024

Trật tự hai cực Ianta được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai khẳng định vị thế hàng đâug của hai cường uốc nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Trật tự hai cực Ianta đứng đầu là hai cường quốc Liên Xô và Mỹ, khẳng đinh vị thế của hai cường quốc này trong quan hệ quốc tế


Câu 17:

18/07/2024

Liên Hợp quốc hoạt động không dựa trên nguyên tắc nào sau đây

Xem đáp án

Đáp án A

Những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc bao gồm:

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.

- Không can thiệp vào nội bộ các nước.

- Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình.

- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc


Câu 18:

19/07/2024

Trật tự hai cực Ianta sụp đổ vì

Xem đáp án

Đáp án D

Trật tự hai cực Ianta bao gồm sự đối đầu giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Mĩ và Liên Xô. Trật tư này sụp đổ khi một cực bị tan rã. Năm 1991, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đồng nghĩa với việc một cực đã bị tan rã, trật tự hai Ianta sụp đổ


Câu 19:

17/07/2024

Những quyết định của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới vì

Xem đáp án

Đáp án C

Trật tự thế giới mới là trật tự hai cực Ianta với đặc trưng là chia thành hai phe TBCN và XHCN, đứng đầu là Liên Xô và Mĩ. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến sự phân chia nay là quyết định của Hội nghị Ianta đặc biệt là phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận


Câu 20:

26/09/2024

Thực chất Ianta là Hội nghị Ianta (2-1945) là hội nghị

Xem đáp án

Đáp án đúng là : D

- Thực chất Ianta là Hội nghị Ianta (2-1945) là hội nghị phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận

Khi chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, Hội nghị Ianta đã được triệu tập, một trong ba mục tiêu của Hội nghị là phân chia thành quả giữa các nước thắng trận. Trong nội dung cụ thể của Hội nghị Ianta, nội dung này cũng là nội dung quan trọng nhất và được tranh luận sôi nổi. Mục tiêu của mối quốc gia bản chất cho cùng vẫn là quyền lợi của mỗi quốc gia, dân tộc.

=> Bản chất của Hội nghị Ianta (2-1945) là Hội nghị phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

→ D đúng.A,B,C sai.

* HỘI NGHỊ IANTA VÀ NHỮNG THỎA THUẬN CỦA BA CƯỜNG QUỐC

a. Bối cảnh:

- Đầu năm 1945 , Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:

+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

+ Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

⇒ Một hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Ianta ( Liên Xô) từ ngày 4 đến ngày 11 - 2 – 1945, với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là I. Xtalin (Liên Xô) , Ph. Rudove (Mĩ) và U. Sơcxin (Anh).

b. Nội dung hội nghị:

1 - Mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản; trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.

2 - Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

3 - Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít , phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

- Ở châu Âu:

+ Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu; Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liêm xô.

+ Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Beclin và các nước Tây Âu; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ.

+ Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.

- Ở châu Á:

+ Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật: 1. Giữ nguyên trạng Mông Cổ; 2. Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1904: trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.

+ Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.

+ Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ.

+ Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

c. Hệ quả:

- Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai  (1945 – 1949)

 

 


Bắt đầu thi ngay