Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 17 (có đáp án): Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
-
763 lượt thi
-
28 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Đầu những năm 30 của thế kỷ XX, các nước phát xít Đức, Italia và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít, được gọi là
Đáp án đúng là: C
Đầu những năm 30 của thế kỷ XX, các nước phát xít Đức, Italia và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít, được gọi là trục Beclin - Rôma - Tôkiô.
Câu 2:
22/07/2024Năm 1937 diễn ra sự kiện lịch sử gì có liên quan đến Đức, Italia và Nhật Bản?
Đáp án đúng là: A
Trục Beclin - Rôma - Tôkiô được thành lập vào năm 1937.
Câu 3:
20/07/2024Sau khi Đức đánh Ba Lan, những nước nào tuyên chiến với Đức?
Đáp án đúng là: A
Sau khi Đức đánh Ba Lan, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức.
Câu 4:
21/07/2024Hội nghị Muy-ních được triệu tập vào thời gian nào?
Đáp án đúng là: A
Hội nghị Muy-ních được triệu tập vào ngày 29/9/1938.
Câu 5:
23/07/2024Nước nào dưới đây không tham gia Hội nghị Muy-ních?
Đáp án đúng là: C
Hội nghị Muy-ních không có sự tham gia của Liên Xô.
Câu 6:
23/07/2024Hít-le gây ra vụ Xuy-đét để thôn tính nước nào?
Đáp án đúng là: B
Hít-le gây ra vụ Xuy-đét để thôn tính nước Tiệp Khắc
Câu 7:
20/07/2024Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước
Đáp án đúng là: B
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước Đức, Italia, Nhật Bản.
Câu 8:
21/07/2024Ngày 15/8/1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử nào trong tiến trình cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án đúng là: C
Ngày 15/8/1945, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
Câu 9:
23/07/2024Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), những quốc gia đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là
Đáp án đúng là: D
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), những quốc gia đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là Liên Xô, Mĩ, Anh.
Câu 10:
17/07/2024Ngày 6 và ngày 9/8/1945, Mĩ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố nào của Nhật Bản?
Đáp án đúng là: B
Ngày 6 và ngày 9/8/1945, Mĩ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hi-rô-si-ma, Na-ga-xa-ki của Nhật Bản
Câu 11:
17/07/2024Tháng 8/1945, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của
Đáp án đúng là: C
Tháng 8/1945, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe phát xít.
Câu 12:
23/07/2024Ngày 1/9/1939, diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?
Đáp án đúng là: A
Ngày 1/9/1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan.
Câu 13:
22/07/2024Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu?
Đáp án đúng là: A
Sự kiện Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện đã đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu
Câu 14:
23/07/2024Chiến tranh thế giới lần thứ hai chính thức bùng nổ gắn với sự kiện nào?
Đáp án đúng là: C
Chiến tranh thế giới lần thứ hai chính thức bùng nổ gắn với sự kiện Đức đánh chiếm Ba Lan.
Câu 15:
19/07/2024Chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức bị thất bại bởi chiến thắng nào của Liên Xô?
Đáp án đúng là: B
Từ tháng 12-1940, Hít-le đã thông qua kế hoạch tấn công Liên Xô với chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng”, đánh nhanh thắng nhanh, tận dụng ưu thế về trang thiết bị kĩ thuật và yếu tố bất ngờ. Rạng sáng ngày 22-6-1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô. Quốc đội và nhân dân Liên Xô đã kiên quyết chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Tháng 12-1941, Hồng quân Liên Xô do tuớng Giu-cốp chỉ huy đã phản công quyết liệt, đẩy lùi quân Đức khỏi cửa ngõ Thủ đô. Chiến thắng Mát-xcơ-va đã làm phá sản chiến lược “Chiên tranh chớp nhoáng” của Hít-le.
Cuộc chiến tại Moskva đã đánh dấu lần đầu tiên quân đội Đức bị đánh bại hoàn toàn và buộc phải rút lui sau một cuộc tấn công lớn. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, bởi vì nó chứng tỏ rằng quân Đức không thể đạt được mục tiêu của họ một cách nhanh chóng và dễ dàng như kế hoạch ban đầu. Sự thất bại này đã phá vỡ chiến lược Blitzkrieg của Đức và tạo cơ hội cho Liên Xô tổ chức các cuộc phản công sau này.
B đúng.
- A sai vì trận Stalingrad là một trong những trận chiến quyết định của Chiến tranh Thế giới thứ hai và đánh dấu sự sụp đổ của một phần lớn quân Đức. Tuy nhiên, Stalingrad không phải là điểm mà chiến lược "chiến tranh chớp nhoáng" của Đức bị thất bại hoàn toàn. Chiến lược Blitzkrieg của Đức đã bắt đầu gặp khó khăn từ trước đó tại Moskva, khi quân Đức không thể tiến công nhanh chóng và dễ dàng như kế hoạch ban đầu.
- C sai vì trận Leningrad (Lê-nin-grat) là một cuộc vây hãm kéo dài từ tháng 9 năm 1941 đến tháng 1 năm 1944. Cuộc vây hãm này là một thử thách lớn cho cả hai bên nhưng không phải là điểm mấu chốt đánh dấu sự thất bại của chiến lược "chiến tranh chớp nhoáng" của Đức.
- D sai vì trận Kursk diễn ra từ tháng 7 đến tháng 8 năm 1943, nổi tiếng với trận đánh xe tăng lớn nhất trong lịch sử. Mặc dù đây là một thất bại chiến lược quan trọng của Đức và đánh dấu sự suy yếu rõ rệt của quân đội Đức, chiến lược "chiến tranh chớp nhoáng" đã thực sự bị thất bại từ trước đó. Cuộc chiến tại Kursk diễn ra sau khi Đức đã chuyển sang một thế trận phòng ngự thay vì tấn công nhanh chóng.
* Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi.
- Ở mặt trận Xô – Đức:
+ Ngày 22/6/1941, Đức tấn công Liên Xô. Với ưu thế về vũ khí và kinh nghiệm tác chiến => quân Đức tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.
+ Mùa hè năm 1942, Đức tấn công phía Nam Liên Xô, với mục tiêu chủ yếu là đánh chiếm Xta-lin-grat. Tuy nhiên, Đức không đạt được mục đích này.
- Ở mặt trận Bắc Phi:
+ Tháng 10/1941, liên quân Mĩ – Anh giành lại ưu thế trên mặt trận Bắc Phi.
Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
Giải Lịch sử 11 Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
Câu 16:
22/07/2024Lý do khách quan làm cho nước Đức không thể thực hiện được kế hoạch đổ bộ vào Anh năm 1940 là
Đáp án đúng là: D
Lý do khách quan làm cho nước Đức không thể thực hiện được kế hoạch đổ bộ vào Anh năm 1940 là Hoa Kì bắt đầu viện trợ cho Anh.
Câu 17:
22/07/2024Trận đánh có ý nghĩa bước ngoặt của Hồng quân Liên Xô chuyển từ phòng thủ sang tấn công là
Đáp án đúng là: C
Trận đánh có ý nghĩa bước ngoặt của Hồng quân Liên Xô chuyển từ phòng thủ sang tấn công là trận X-ta-lin-grát.
Câu 18:
17/07/2024Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (tháng 9/1939), các nước đế quốc Anh, Pháp, thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm
Đáp án đúng là: A
Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (tháng 9/1939), các nước đế quốc Anh, Pháp, thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.
Câu 19:
19/07/2024Sự kiện buộc Mĩ phải chấm dứt chính sách trung lập và tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai là
Đáp án đúng là: A
Sự kiện buộc Mĩ phải chấm dứt chính sách trung lập và tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai là Nhật Bản bất ngờ tập kích căn cứ của Mĩ ở Trân Châu Cảng.
Câu 20:
20/07/2024Liên minh chống phát xít hình thành năm 1942 thường được gọi là gì?
Đáp án đúng là: B
Liên minh chống phát xít hình thành năm 1942 thường được gọi là phe Đồng minh.
Câu 21:
19/07/2024Văn kiện quốc tế đánh dấu sự cam kết của 26 quốc gia cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít vào năm 1942 tại Oasinhtơn là
Đáp án đúng là: D
Văn kiện quốc tế đánh dấu sự cam kết của 26 quốc gia cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít vào năm 1942 tại Oasinhtơn là Tuyên ngôn Liên hợp quốc.
Câu 22:
22/07/2024Sự kiện nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện ngày 9-5-1945 có ý nghĩa gì?
Đáp án đúng là: B
Sự kiện nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện ngày 9-5-1945 có ý nghĩa: Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn ở châu Âu
Câu 23:
28/08/2024Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là gì?
Đáp án đúng là: B
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là: mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.
B đúng
- A sai vì nguyên nhân chính là mâu thuẫn sâu sắc về thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc. Thỏa hiệp và nhượng bộ chỉ là biểu hiện của căng thẳng đã có sẵn, không phải là nguyên nhân gốc rễ của xung đột toàn cầu.
- C sai vì nguyên nhân chính là mâu thuẫn sâu sắc về thị trường và thuộc địa giữa các đế quốc. Mặc dù khủng hoảng kinh tế làm gia tăng căng thẳng, nhưng xung đột về quyền lực và tài nguyên giữa các cường quốc mới là yếu tố quyết định gây ra chiến tranh.
- D sai vì nguyên nhân chính là mâu thuẫn sâu sắc về thị trường và thuộc địa giữa các đế quốc. Mặc dù sự thù ghét cộng sản góp phần vào căng thẳng quốc tế, nhưng sự cạnh tranh về quyền lực và tài nguyên giữa các cường quốc mới là yếu tố chính dẫn đến chiến tranh.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các cường quốc đế quốc không thể giải quyết được các tranh chấp và xung đột lợi ích liên quan đến các thuộc địa và thị trường. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các quốc gia lớn như Đức, Anh, Pháp và Nhật Bản về việc mở rộng lãnh thổ và kiểm soát tài nguyên đã dẫn đến căng thẳng quốc tế. Các quốc gia này đều theo đuổi các chính sách đối ngoại quyết liệt nhằm gia tăng sức mạnh và ảnh hưởng của mình, dẫn đến xung đột toàn cầu. Sự không thể hòa giải các mâu thuẫn này đã kích thích sự bùng nổ chiến tranh, làm gia tăng khát vọng mở rộng quyền lực và tài nguyên của các đế quốc.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
Giải Lịch sử 11 Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
Câu 24:
18/09/2024Việc Nhật Bản đầu hàng không điều kiện có ý nghĩa như thế nào?
Đáp án đúng là: B
- Việc Nhật Bản đầu hàng không điều kiện có ý nghĩa Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn thế giới
Việc Nhật Bản đầu hàng không điều kiện mang ý nghĩa lớn lao, chấm dứt chiến tranh thế giới thứ hai trên mọi mặt trận. Ngày 6 và 9 tháng 8, Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, xóa sổ hai thành phố này và cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn dân vô tội. Số liệu thống kê của Nhật Bản ghi nhận 247.000 người thiệt mạng ở Hiroshima và 200.000 người ở Nagasaki, không kể những người sau này mất vì hậu quả của phóng xạ.
Trước sức mạnh tấn công không khoan nhượng từ lực lượng Đồng minh, đặc biệt là Hồng quân Liên Xô tại Triều Tiên, Mông Cổ, và Trung Quốc cùng với quân đội Mỹ trên mặt trận Thái Bình Dương, Nhật Bản không còn lựa chọn nào khác. Vào ngày 14 tháng 8 năm 1945, Nhật hoàng đã phải công bố đầu hàng không điều kiện trước các nước Đồng minh, kết thúc hết mọi khía cạnh của chiến tranh thế giới thứ hai.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Quân Đồng minh chuyển sang phản công. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (từ tháng 11/1942 đến tháng 9/1945)
1. Quân đồng minh phản công (từ tháng 11/1942 đến tháng 6/1944)
- Ở mặt trận Xô – Đức:
+ Tháng 11/1942 đến tháng 2/1943: Hồng quân Liên Xô giành thắng lợi trong trận Xta-lin-grat => tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh.
+ Tháng 8/1943, Hồng quân bẻ gãy cuộc phản công của Đức tại vòng cung Cuôcxcơ.
+ Tháng 6/1944, phần lớn lãnh thổ Liên Xô được giải phóng.
- Mặt trận Bắc Phi: tháng 3 đến tháng 5/1943, Liên quân Mỹ - Anh phản công quét sạch Đức - Italia khỏi Châu phi. Chiến sự ở Châu phi chấm dứt.
- Mặt trận châu Á – Thái Bình Dương: tháng 1/1943, Mĩ giành được thắng lợi trong trận Guađancanan, sau đó chuyển sang phản công đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương.
2. Phát xít Đức bị tiêu diệt, Nhật Bản đầu hàng, chiến tranh kết thúc
a. Phát xít Đức bị tiêu diệt
- Tháng 1/1945, Hồng quân Liên Xô mở cuộc tấn công Đức ở mặt trận phía Đông.
- Tháng 2/1945, Mỹ - Anh mở cuộc tấn công quân Đức ở mặt trận phía Tây.
- Ngày 16/4 đến 30/4/1945, Liên Xô tấn công đánh bại hơn 1 triệu quân Đức tại Beclin.
- Tháng 5/1945, Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở Châu Âu.
b. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc
- Từ năm 1944, liên quân Mỹ - Anh tấn công quân Nhật ở Miến Diện, Philipin, các đảo ở Thái Bình Dương.
- Ngày 6/8/1945 và 9/8/1945 Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hirosima và Nagaxaki của Nhật Bản.
- Ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công đạo quân Quan Đông gồm 70 vạn quân chủ lực của Nhật ở Mãn Châu.
- Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng không điều kiện .Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch Sử 11 Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
Câu 25:
22/07/2024Chính sách nhượng bộ của Anh và Pháp tại Hội nghị Muy-ních đã có tác động đến Chiến tranh thế giới thứ hai là
Đáp án đúng là: D
Chính sách nhượng bộ của Anh và Pháp tại Hội nghị Muy-ních đã có tác động đến Chiến tranh thế giới thứ hai là khuyến khích các nước phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.
Câu 26:
22/07/2024Điểm chung cơ bản giữa hai khối đế quốc: khối Anh, Pháp, Mĩ và khối phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là gì?
Đáp án đúng là: A
Điểm chung cơ bản giữa hai khối đế quốc: khối Anh, Pháp, Mĩ và khối phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là coi Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt.
Câu 27:
19/07/2024Điểm tương đồng về nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của hai cuộc chiến tranh thế giới là gì?
Đáp án đúng là: B
Điểm tương đồng về nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của hai cuộc chiến tranh thế giới là: mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.
Câu 28:
01/09/2024Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?
Đáp án đúng là: D
Chiến tranh thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe phát xít.
D đúng
- A sai vì chiến tranh thế giới thứ hai không chỉ mở ra thời kỳ phát triển mới mà còn dẫn đến sự hình thành các cường quốc mới và những thay đổi sâu rộng trong trật tự thế giới. Nội dung này phản ánh đúng hơn về tác động dài hạn của chiến tranh, không chỉ kết thúc.
- B sai vì Liên Xô đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, nhưng sự phản ánh đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai cần phải xem xét vai trò của tất cả các bên liên quan, không chỉ riêng Liên Xô, để hiểu rõ sự phối hợp và tác động của các lực lượng Đồng minh.
- C sai vì cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất và khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại, do tính chất toàn cầu và quy mô xung đột. Do đó, mô tả nó như vậy là chính xác, và nội dung này phản ánh đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chiến tranh thế giới thứ hai không kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đồng minh. Thực tế, chiến tranh kết thúc vào năm 1945 với chiến thắng quyết định của phe Đồng minh, bao gồm các nước chính như Mỹ, Liên Xô, Vương quốc Anh, và Pháp. Phe Đồng minh đã đánh bại các quốc gia phe Trục, gồm Đức, Ý và Nhật Bản. Sự thất bại của phe Trục dẫn đến việc các quốc gia này bị chiếm đóng và chịu sự kiểm soát của phe Đồng minh, dẫn đến việc tái cấu trúc lại chính trị và kinh tế toàn cầu, cũng như thiết lập các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc để duy trì hòa bình và hợp tác quốc tế.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
Giải Lịch sử 11 Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 17 (có đáp án): Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) (762 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 17 (có đáp án): Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) (716 lượt thi)