Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 28 (có đáp án): Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 28 (có đáp án): Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 28Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 28 (có đáp án): Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

  • 209 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 10 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

07/11/2024

Truyền thuyết nào lí giải nguồn gốc dân tộc Việt?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : C

- Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên,lí giải nguồn gốc dân tộc Việt.

 Trên cơ sở nguồn tư liệu khai thác được, tác giả lý giải một số nội dung, góc độ về cội nguồn dân tộc ta từ câu chuyện kể về vua Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân với Âu Cơ đến các Vua Hùng. Từ đó, đề cập đến vùng đất Tổ ở Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) với tục thờ cúng Thủy Tổ Kinh Dương Vương và các vua Hùng nơi đây.

→ C đúng.A,B,D sai.

* Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

- Văn minh Văn Lang - Âu Lạc (còn gọi là văn minh sông Hồng, văn minh Việt cổ, văn minh Đông Sơn) có nguồn gốc bản địa

- Chủ nhân là các cộng đồng người Việt cổ

- Thời gian: đầu thiên niên kỉ ITCN đến vài thế kỉ đầu Cống nguyên

- Địa bàn: khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay.

a) Cơ sở hình thành

* Điều kiện tự nhiên

- Hình thành trên lưu vực các dòng sông như sông Hồng, sông Mã, sông Cả,...

- Khu vực này đất đai màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặc, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,... thuận lợi cho động vật, thực vật sinh sôi, nảy nở, phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nghề trồng lúa nước

- Khoáng sản có các mỏ đồng, sắt, thiếc, chì,... thuận lợi cho nghề luyện kim phát triển sớm.

* Cơ sở xã hội

- Có cội nguồn từ văn hoá Phùng Nguyên (khoảng 4000 năm trước), phát triển rực rỡ trong thời kì văn hoá Đông Sơn.

- Trong hơn hai thiên niên kỉ, sự phát triển của công cụ lao động, các hoạt động sản xuất đã dẫn đến: sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ, phần hoá xã hội và sự ra đời của nhà nước.

- Cư dân Việt cổ sống thành từng làng, xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp (trị thuỷ, làm thuỷ lợi, khai hoang,...), yêu cầu bảo vệ cuộc sống chung của cộng đồng, các làng đã liên kết với nhau, suy tôn thủ lĩnh chung. Đây chính là cơ sở hình thành nên nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - tiền để cho sự hình thành và phát triển rực rỡ của văn minh.

b) Một số thành tựu tiêu biểu

* Sự ra đời của nhà nước

- Nhà nước Văn Lang xuất hiện cách ngày nay khoảng 2700 năm và tồn tại đến năm 208 TCN; kinh đô là Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ ngày nay). Tổ chức nhà nước Văn Lang còn khá sơ khai.

- Tiếp nối Nhà nước Văn Lang là Nhà nước Âu Lạc (208 - 179 TCN); kinh đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay); đứng đầu nhà nước là Thục Phán - An Dương Vương, giúp việc cho vua cũng là lạc hầu; dưới địa phương vẫn do các lạc tướng cai quản.

* Hoạt động kinh tế

- Nông nghiệp:

+ Cư dân đã khai phá đất đai, mở rộng diện tích trồng lúa nước bằng nhiều hình thức canh tác phù hợp: làm rẫy (vùng đồi núi, địa hình dốc) và làm ruộng (vùng đồng bằng, đất phù sa màu mỡ, thuận lợi tưới tiêu).

+ Có bước tiến lớn về công cụ và kĩ thuật canh tác nông nghiệp.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

Sản xuất nông nghiệp thời Văn Lang – Âu Lạc

- Thủ công nghiệp:

+ Một số nghề thủ công (chế tác đá, làm gốm, mộc, dệt, luyện kim,...) phát triển mạnh mẽ.

+ Nghề luyện kim đồng phát triển vượt bậc, với nhiều sản phẩm được chế tác tinh xảo (công cụ lao động, đồ trang sức, vũ khí, trống đồng, thạp đồng...).

* Đời sống vật chất

- Ẩm thực:

+ Thành phần chính trong bữa ăn hằng ngày là cơm, rau, cá,...

+ Lương thực chính là lúa gạo;

+ Thức ăn gồm các loại rau, củ, quả và các sản phẩm của nghề đánh cá, săn bắt và chăn nuôi.

- Trang phục:

+ Thường ngày, phụ nữ mặc váy và áo yếm, đàn ông đóng khố, ở trần, đi chân đất, tóc để xoã ngang vai hoặc để dài búi tó.

+ Cư dân thích sử dụng đồ trang sức được làm từ sừng, ngà động vật, đá, kim loại (sắt, đồng),...

Nhà ở: Cư dân chủ yếu cư trú trong các nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá (cả miền núi và đồng bằng).

- Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền, bè.

* Đời sống tinh thần

- Tín ngưỡng: cư dân Việt cổ có tục:

+ Thờ cúng tổ tiên và những người có công với cộng đồng

+ Thờ các vị thần tự nhiên

+ Tín ngưỡng phồn thực.

- Nghệ thuật: cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã đạt đến một trình độ thẩm mĩ khá cao. Thể hiện ở: đồ trang sức, các hoa văn trang trí trên công cụ, vũ khí, trống đồng…

- Âm nhạc: khá phát triển với sự xuất hiện của nhiều loại nhạc cụ và hình thức biểu diễn.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

Giải Lịch sử lớp 10 Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

 

 


Câu 2:

31/10/2024

Vị trí của thời kì Văn Lang - Âu Lạc trong lịch sử dân tộc là

Xem đáp án

Đáp án đúng là : B

- Vị trí của thời kì Văn Lang - Âu Lạc trong lịch sử dân tộc là mở đầu thời kì dựng nước, định hình bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam

Thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc được coi là giai đoạn mở đầu của lịch sử dân tộc Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bản sắc và truyền thống dân tộc. Đây là giai đoạn dựng nước đầu tiên, khi nhà nước sơ khai của người Việt được hình thành với sự lãnh đạo của các vua Hùng và An Dương Vương.

Trong thời kỳ này, người Việt bắt đầu phát triển các nền tảng văn hóa, xã hội và kinh tế, bao gồm tổ chức xã hội theo lối bộ lạc, nông nghiệp lúa nước và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Những giá trị văn hóa đó đã tạo nên bản sắc riêng của người Việt và duy trì qua nhiều thời kỳ lịch sử sau này, giúp củng cố ý thức dân tộc và tinh thần đoàn kết để chống lại các thế lực ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập.

Vì vậy, thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc không chỉ là thời điểm khai sinh nền văn hóa Việt mà còn là nền tảng cho các giá trị và truyền thống bền vững của dân tộc Việt Nam.

→ B đúng.A,C,D sai.

* SỰ HÌNH THÀNH CỦA TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC VIỆT NAM

Khái niệm:

- Truyền thống là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình được lưu truyền từ đời này sang đời khác từ xưa đến nay.

- Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam: là nét nổi bật trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, là di sản quý báu của dân tộc được hình thành từ rất sớm, được củng cố và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử.

- Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản, trong một không gian nhỏ hẹp như: tình yêu gia đình, yêu quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh sống gắn bó (đó là những tình cảm gắn với địa phương).

- Từ khi hình thành quốc gia dân tộc Việt: Văn Lang - Âu Lạc những tình cảm gắn bó mang tính địa phương phát triển thành tình cảm rộng lớn - lòng yêu nước.

- Ở thời kỳ Bắc thuộc lòng yêu nước biểu hiện rõ nét hơn.

+ Qua ý thức bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc.

+ Lòng tự hào về những chiến công, tôn kính các vị anh hùng chống đô hộ (Lập đền thờ ở nhiều nơi).

=> Lòng yêu nước được nâng cao và khắc sâu hơn để từ đó hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam.

II. PHÁT TRIỂN VÀ TÔI LUYỆN TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC TRONG CÁC THẾ KỶ PHONG KIẾN ĐỘC LẬP

Bối cảnh lịch sử

- Đất nước trở lại độc lập, tự chủ.

- Nhưng sau 1000 năm Bắc thuộc nền kinh tế trở nên lạc hậu, đói nghèo.

- Các thế lực phương Bắc chưa từ bỏ âm mưu xâm phương Nam.

-> Trong bối cảnh ấy lòng yêu nước ngày càng được phát huy, tôi luyện.

Biểu hiện

- Ý thức vươn lên xây dựng phát triển nền kinh tế tự chủ, nền văn hóa đậm đà bản sắc truyền thống của dân tộc.

- Tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc của mỗi người Việt.

- Ý thức đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, mọi dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Lòng tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên

- Ý thức vì dân, thương dân của giai cấp thống trị tiến bộ - yêu nước gắn với thương dân - mang yếu tố nhân dân.

III. Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến

- Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

- Trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm nhân dân Việt Nam đã đoàn kết nhất trí đồng lòng vượt qua gian khổ, hy sinh, phát huy tài năng, trí tuệ, chiến đấu dũng cảm giành thắng lợi cuối cùng.

- Cũng trong chiến đấu chống ngoại xâm lòng yêu nước trở nên trong sáng chân thành và cao thượng hơn bao giờ hết.

- Đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Mục lục Giải Lịch sử 10 Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

Mục lục Giải Lịch sử 10 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước


Câu 3:

16/07/2024

Việc đánh bại quân xâm lược Tần của nhà nước Âu Lạc đã đánh dấu

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Mục…1….Trang…137...SGK Lịch sử 10 cơ bản


Câu 4:

17/07/2024

Trong tâm thức của dân tộc Việt, vấn đề dân tộc thống nhất thể hiện đầu tiên và cụ thể nhất qua sự kiện nào?

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Mục…1….Trang…137...SGK Lịch sử 10 cơ bản


Câu 5:

17/07/2024

Hai chữ “đồng bào” nói lên truyền thống nào của dân tộc ta?

Xem đáp án

Đáp án: B

Hai chữ “đồng bào” nói lên truyền thống thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của dân tộc ta.


Câu 6:

27/10/2024

Nội dung nào không phản ánh đúng yếu tố hình thành truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : D

- Cuộc chiến đấu chống quân Mông – Nguyên xâm lược,không phản ánh đúng yếu tố hình thành truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Truyền thống yêu nước Việt Nam được hình thành ở thời kì Văn Lang - Âu Lạc và thời kì Bắc thuộc. Còn cuộc chiến đấu chống quân Mông – Nguyên xâm lược nằm ở giai đoạn phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam.

- Các đáp án còn lại là yếu tố hình thành truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.

→ D đúng .A,B,C, sai.

* Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam

Khái niệm:

- Truyền thống là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình được lưu truyền từ đời này sang đời khác từ xưa đến nay.

- Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam: là nét nổi bật trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, là di sản quý báu của dân tộc được hình thành từ rất sớm, được củng cố và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử.

- Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản, trong một không gian nhỏ hẹp như: tình yêu gia đình, yêu quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh sống gắn bó (đó là những tình cảm gắn với địa phương).

- Từ khi hình thành quốc gia dân tộc Việt: Văn Lang - Âu Lạc những tình cảm gắn bó mang tính địa phương phát triển thành tình cảm rộng lớn - lòng yêu nước.

- Ở thời kỳ Bắc thuộc lòng yêu nước biểu hiện rõ nét hơn.

+ Qua ý thức bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc.

+ Lòng tự hào về những chiến công, tôn kính các vị anh hùng chống đô hộ (Lập đền thờ ở nhiều nơi).

=> Lòng yêu nước được nâng cao và khắc sâu hơn để từ đó hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam.

II: Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỷ phong kiến độc lập

Bối cảnh lịch sử

- Đất nước trở lại độc lập, tự chủ.

- Nhưng sau 1000 năm Bắc thuộc nền kinh tế trở nên lạc hậu, đói nghèo.

- Các thế lực phương Bắc chưa từ bỏ âm mưu xâm phương Nam.

-> Trong bối cảnh ấy lòng yêu nước ngày càng được phát huy, tôi luyện.

Biểu hiện

- Ý thức vươn lên xây dựng phát triển nền kinh tế tự chủ, nền văn hóa đậm đà bản sắc truyền thống của dân tộc.

- Tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc của mỗi người Việt.

- Ý thức đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, mọi dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Lòng tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên

- Ý thức vì dân, thương dân của giai cấp thống trị tiến bộ - yêu nước gắn với thương dân - mang yếu tố nhân dân.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Mục lục Giải Lịch sử 10 Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

Mục lục Giải Lịch sử 10 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước


Câu 7:

17/07/2024

Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược trong lịch sử dân tộc là

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục…3….Trang…139...SGK Lịch sử 10 cơ bản


Câu 8:

17/07/2024

Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét nhất trong quá trình

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục…3….Trang…139...SGK Lịch sử 10 cơ bản


Câu 9:

13/07/2024

Nét nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục…3….Trang…139...SGK Lịch sử 10 cơ bản


Câu 10:

17/07/2024

Nội dung nào không phản ánh đúng bài học về thượng sách giữ nước của Trần Hưng Đạo?

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Mục…2….Trang…139...SGK Lịch sử 10 cơ bản


Bắt đầu thi ngay