Trang chủ Lớp 8 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 7 (có đáp án): Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước Châu Á

Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 7 (có đáp án): Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước Châu Á

Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước Châu Á

  • 231 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Các quốc gia châu Á có trình độ phát triển nhất thời Cổ đại là

Xem đáp án

Đáp án D

Các quốc gia châu Á có trình độ phát triển nhất thời Cổ đại là Trung Quốc, Ấn Độ.


Câu 2:

Các quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời ở châu Á là

Xem đáp án

Đáp án A

Trung Quốc, Ấn Độ là các quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời ở châu Á.


Câu 3:

Mặt hàng xuất khẩu nào không phải là chủ đạo của các nước châu Á thời Cổ đại?

Xem đáp án

Đáp án C

Thời Cổ đại và Trung đại, nhiều dân tộc châu Á đã trao đổi với nhau nhiều mặt hàng có giá trị như vải lụa,tơ lụa, đồ gốm sứ, đồ thủy tinh, công cụ sản xuất bằng kim loại, vũ khí, la bàn, thuốc súng….

Máy móc, thiết bị điện tử không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của các nước thời kì này.


Câu 4:

Mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của khu vực Đông Nam Á thời cổ đại là

Xem đáp án

Đáp án C

Mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của khu vực Đông Nam Á thời cổ đại là các gia vị và hương liệu.


Câu 5:

Quốc gia nào sớm thực hiện việc cải cách đất nước, đưa nền kinh tế phát triển nhanh chóng?

Xem đáp án

Đáp án A

Từ thế kỉ XVI và đặc biệt trong thế kỉ XIX, Nhật Bản đã sớm thoát khỏi chế độ phong kiến lỗi thời và mở rộng quan hệ với các nước phương Tây, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển nhanh chóng.


Câu 6:

Nhật Bản tiến hành cuộc cải cách Minh Trị vào thời gian nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Nửa cuối thế kỉ XIX Nhật Bản tiến hành cải cách Minh Trị đưa đất nước thoát khỏi chế độ phong kiến lỗi thời và mở rộng quan hệ với các nước phương Tây, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển nhanh chóng.


Câu 7:

Sự phát triển nền kinh tế các nước Cô-oét, Ả-rập Xê –út chủ yếu dựa vào

Xem đáp án

Đáp án A

Sự phát triển nền kinh tế các nước Cô-oét, Ả-rập Xê –út chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên giàu có (dầu khí). Tuy nhiên do chủ yếu phát triển nhờ sự đầu tư của các nước phương Tây nên trình độ kinh tế - xã hội chưa cao.


Câu 8:

Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan là những quốc gia

Xem đáp án

Đáp án D

Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan là những quốc gia nông - công nghiệp nhưng có các ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ.


Câu 9:

Đặc điểm kinh tế - xã hội nào không đúng với các nước châu Á?

Xem đáp án

Đáp án D

Đặc điểm kinh tế - xã hội nổi bật của các nước châu Á là

- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng  lãnh thổ không đều.

- Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất châu Á.

- Trong khu vực có một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh gọi là nhóm các nước công nghiệp mới (Nics).

=> nhận xét A, B, C đúng

- Số lượng các quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ còn cao (đa số các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ.

=> Nhận xét D. Số lượng các quốc gia nghèo khổ rất ít là không đúng.


Câu 10:

Đặc điểm kinh tế - xã hội của châu Á là

Xem đáp án

Đáp án D

Đặc điểm kinh tế - xã hội nổi bật của các nước châu Á là

- Số lượng các quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ còn cao

- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng  lãnh thổ không đều.

- Chủ yếu các quốc gia thuộc nhóm nước có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ.

- Trong khu vực có một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh gọi là nhóm các nước công nghiệp mới (Nics).

=> nhận xét A, B, C sai. D đúng


Câu 11:

Khu vực nào sau đây tập trung các nước có nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào khai thác khoáng sản dầu khí ?

Xem đáp án

Đáp án A

Khu vực Tây Nam Á và Trung Á tập trung nguồn dầu mỏ giàu có bậc nhất thế giới. Các quốc gia thuộc khu vực này có nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào hoạt động khai thác, chế biến dầu mỏ. Đây là những nước thuộc nhóm nước đang phát triển ở châu Á.


Câu 12:

Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm nước

Xem đáp án

Đáp án C

Việt Nam là một nước đi lên từ nông nghiệp, đến nay trong cơ cấu nền kinh tế nước ta ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn và giữ vai trò quan trọng (mặc dù tỉ trọng nông nghiệp đang có xu hướng  giảm).

=> Như vậy, Việt Nam thuộc nhóm nước đang phát triển.


Câu 13:

Con đường tơ lụa là con đường nối

Xem đáp án

Đáp án A

Trong thời cổ đại con người vận chuyển các loại hàng hóa như vải lụa, gấm vóc, gốm, sứ… từ phương Đông nơi có các nền văn minh cổ (Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á) sang phương Tây tạo nên “con đường tơ lụa” đây là con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại.


Câu 14:

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh và đưa nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Nguyên nhân chủ yếu là nhờ

Xem đáp án

Đáp án D

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh và đưa nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Nguyên nhân chủ yếu là nhờ Nhật Bản đã thực hiện chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, cụ thể là

- Nhật Bản đã chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm tăng giá trị sản phẩm. Từ đó phát huy các lợi thế về nguồn lao động có trình độ kĩ thuật cao.

- Tập trung cao độ vào các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.

- Duy trì kinh tế hai tầng: xí nghiệp lớn - xí nghiệp nhỏ, thủ công.

=> Nhờ những chính sách phát triển đúng đắn nên kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục và đạt được thành tựu to lớn.


Câu 15:

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nhờ thực hiện chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, Nhật Bản đã

Xem đáp án

Đáp án A

Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Nhật Bản thất bại nặng nề nhưng đã biết phát huy các lợi thế về khoa học kĩ thuật, nguồn lao động cũng như tập trung phát triển các ngành kinh tế then chốt => Nhờ những chính sách phát triển đúng đắn, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục và đạt được thành tựu to lớn.


Bắt đầu thi ngay