Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 29 (có đáp án): Đặc điểm các khu vực địa hình
Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 29 (có đáp án): Đặc điểm các khu vực địa hình ( đề số 2)
-
148 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
10 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
27/10/2024Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở vùng nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Dãy Hoàng Liên Sơn được mệnh danh là nóc nhà của Việt Nam, đây là dãy núi cao nhất nước ta nằm ở vùng Tây Bắc.
→ B đúng
- A, C, D sai vì chúng nằm ở các vị trí địa lý khác nhau trong hệ thống địa hình Việt Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn chủ yếu nằm ở miền Tây Bắc, kéo dài từ tỉnh Lào Cai đến tỉnh Lai Châu, trong khi Trường Sơn Bắc và Đông Bắc nằm ở phía Bắc và Tây Bắc của Việt Nam, còn Tây Nam chủ yếu hướng về đồng bằng sông Cửu Long.
*) Vùng núi Tây Bắc
- Vị trí: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Đặc điểm: vùng có địa hình cao nhất cả nước với các dải núi cao, sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài.
- Hướng địa hình: tây bắc - đông nam.
Hoàng Liên Sơn là dãy núi hùng vĩ và cao đồ sộ nhất ở nước ta
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 2:
23/07/2024Vùng núi Đông Bắc là một vùng đồi núi
Giải thích: Vùng núi Đông Bắc là một vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh.
Đáp án: B
Câu 3:
09/10/2024Thềm lục địa nước ta mở rộng tại các vùng biển nào với độ sâu không quá 100m?
Đáp án đúng là : B
- Thềm lục địa nước ta mở rộng tại các vùng biển Vùng biển Bắc Bộ và Vùng biển Nam Bộ,với độ sâu không quá 100m.
- Đáp án A và C không đầy đủ các vùng biển ở thềm lục địa nước ta.
→ A,C sai.
- Vùng biển Trung Bộ, trải dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, có độ sâu thay đổi đáng kể tùy theo vị trí,Khu vực xa bờ, độ sâu có thể đạt từ 200 mét đến 2.000 mét.
→ D sai.
* Khu vực đồng bằng
a) Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn
- Đồng bằng lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 40000 km2, cao khoảng 2-3m so với mực nước biển. Trên bề mặt địa hình không có đê lớn ngăn lũ và còn nhiều vùng đất lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước vào mùa lũ.
- Đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng 15000km2, là đồng bằng lớn thứ 2. Đồng bằng có hệ thống đê bao quanh (các vùng trong đê không được bồi đắp phù sa hàng năm).
b) Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ
- Diện tích khoảng 15000 km2.
- Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. Rộng nhất là đồng bằng Thanh Hóa (3100km2).
3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa
- Bờ biển nước ta kéo dài trên 3260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, chia thành bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn.
- Bờ biển miền Trung thường khúc khuỷu, lồi lõm, nhiều vũng, vịnh và nhiều bãi cát sạch.
- Thềm lục địa địa chất nước ta mở rộng tại vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 8 Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 8 Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình
Câu 4:
19/07/2024Tây Bắc có những đồng bằng nhỏ hẹp, trù phú nào sau đây?
Giải thích: Tây Bắc còn có những đồng bằng nhỏ trù phú, nằm giữa vùng núi cao như Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ,… Còn Mộc Châu là cao nguyên thuộc tỉnh Sơn La; Mường Kim, Mường Lát là địa danh thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Đáp án: A
Câu 5:
23/07/2024Nước ta có những đồng bằng lớn nào?
Giải thích: Nước ta có hai vùng đồng bằng lớn, đồng thời cũng là hai vựa lúa lớn nhất ở nước ta là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
Đáp án: D
Câu 6:
17/07/2024Đỉnh núi cao nhất của Hoàng Liên Sơn là
Giải thích: Đỉnh núi Phan-xi-păng (thuộc địa phận tỉnh Lào Cai) cao 3143m là đỉnh núi cao nhất của dãy Hoàng Liên Sơn và cũng là đỉnh núi cao nhất nước ta.
Đáp án: B
Câu 7:
17/07/2024Nước ta có đường bờ biển kéo dài 3620km, từ
Giải thích: Nước ta có đường bờ biển kéo dài 3 620km, từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), chia thành bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn.
Đáp án: B
Câu 8:
16/11/2024Đặc điểm địa hình nào sau đây không phải của vùng núi Trường Sơn Bắc?
Đáp án đúng là: D
Trường Sơn Bắc là vùng núi thấp, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với hai sường không đối xứng và có nhiều nhánh núi nằm ngang chia cắt đồng bằng duyên hải Trung Bộ => Hướng Đông Bắc - Tây Nam là không đúng.
→ D đúng
- A sai vì do ảnh hưởng của hoạt động nâng trồi địa chất và sự bào mòn khác nhau giữa sườn phía Tây (dốc) và sườn phía Đông (thoải). Trường Sơn Bắc có địa hình thấp, hẹp và tương đối đối xứng hơn.
- B sai vì trường Sơn Bắc chủ yếu có cấu trúc địa hình kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, chứ không phân nhánh nằm ngang. Nhiều nhánh núi nằm ngang là đặc trưng của các dãy núi ở khu vực Tây Bắc Việt Nam.
- C sai vì vùng núi thấp là đặc điểm của Trường Sơn Nam, với độ cao trung bình dưới 1000m và địa hình thoải dần. Trường Sơn Bắc có độ cao trung bình lớn hơn, nhiều đỉnh cao trên 2000m, tiêu biểu như Phu Xai Lai Leng.
*) Khu vực đồi núi
a) Vùng núi Đông Bắc
- Vị trí: nằm ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh.
- Đặc điểm: vùng đồi núi thấp chiếm ưu thế, cao ở tây bắc và thấp dần xuống đông nam.
- Hướng địa hình: vòng cung.
Hà Giang là một trong những tỉnh có địa hình cao nhất vùng Đông Bắc
b) Vùng núi Tây Bắc
- Vị trí: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Đặc điểm: vùng có địa hình cao nhất cả nước với các dải núi cao, sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài.
- Hướng địa hình: tây bắc - đông nam.
Hoàng Liên Sơn là dãy núi hùng vĩ và cao đồ sộ nhất ở nước ta
c) Vùng núi Trường Sơn Bắc
- Vị trí: Nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, dài khoảng 600 km.
- Đặc điểm: Là vùng núi thấp, có hai sườn đối xứng nhau.
- Hướng địa hình: tây bắc - đông nam.
Dãy Bạch Mã ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 9:
17/07/2024Đèo Ngang nằm giữa các tỉnh nào sau đây?
Giải thích: Đèo Ngang nằm giữa địa phận tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đèo Ngang là một thắng cảnh của miền Trung Việt Nam, nổi tiếng qua bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan.
Đáp án: D
Câu 10:
17/07/2024Đặc điểm nổi bật không phải của vùng núi Đông Bắc là
Giải thích: Đông Bắc là vùng địa hình núi thấp với các cành cung lớn nổi tiếng (cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn - Yên Lạc, Bắc Sơn, Đông Triều). Đông Bắc cũng là vùng nổi tiếng với dạng địa hình cácxtơ (Quảng Ninh nhiều nhất) và là vùng có vùng đồi trung du phát triển rộng. Đồng thời, vùng núi Đông Bắc có các đồng bằng nhỏ hẹp không đáng kể ven biển hạ lưu các con sông => Đồng bằng rộng lớn ở hạ lưu sông không phải là đặc điểm vùng núi Đông Bắc.
Đáp án: B
Câu 11:
19/07/2024Hạn chế lớn nhất của vùng núi đá vôi của nước ta là
Giải thích: Vùng núi đá vôi là những nơi dễ xảy ra tình trạng thiếu nước trầm trọng, điển hình như vùng núi Hà Giang.
Đáp án: C
Câu 12:
17/07/2024Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là
Giải thích: Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là Tây Bắc – Đông Nam. Tây Bắc có hướng nghiêng chính là Tây Bắc – Đông Nam còn Đông Bắc mặc dù các dãy núi chạy theo hướng vòng cung nhưng hướng nghiêng chung của địa hình vẫn là Tây Bắc – Đông Nam. Cao trong nội địa và thấp dần ra biển.
Đáp án: C
Câu 13:
18/07/2024Giải thích tại sao đồi núi nước ta lại có sự phân bậc?
Giải thích: Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ trong thời kì tân kiến tạo diễn ra với nhiều đợt liên tiếp mạnh, nhẹ khác nhau nên vùng núi nước ta có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao.
Đáp án: B