Trang chủ Lớp 8 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 28 (có đáp án): Đặc điểm địa hình Việt Nam

Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 28 (có đáp án): Đặc điểm địa hình Việt Nam

Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam

  • 628 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024

Đặc điểm nào không phải của địa hình đồi núi của nước ta?

Xem đáp án

Đáp án D

Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ, còn lại 99% là dạng địa hình dưới 2000m.


Câu 2:

28/09/2024

Địa hình chủ yếu trong cấu trúc địa hình của phần đất liền Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trên đất liền, đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

B đúng 

- A sai vì diện tích đồi núi chỉ chiếm khoảng 40% tổng diện tích cả nước, trong khi đồng bằng chiếm ưu thế và là vùng đất chính để phát triển nông nghiệp. Mặc dù đồi núi đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và cung cấp tài nguyên, nhưng đồng bằng lại quyết định hơn cho sự phát triển kinh tế và đời sống của người dân.

- C sai vì diện tích của nó nhỏ hơn nhiều so với các đồng bằng và đồi núi. Mặc dù bán bình nguyên có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và định cư, nhưng không thể so sánh với sự chiếm ưu thế của đồng bằng và địa hình đồi núi trong tổng thể cấu trúc địa hình của đất nước.

- D sai vì diện tích của nó tương đối nhỏ và không chiếm ưu thế so với các đồng bằng và vùng đồi núi. Mặc dù đồi trung du đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp và sinh thái, nhưng sự phát triển kinh tế và dân cư chủ yếu vẫn tập trung ở các đồng bằng lớn và vùng núi cao hơn.

Địa hình chủ yếu trong cấu trúc địa hình của phần đất liền Việt Nam là đồng bằng, vì đất nước này sở hữu hai đồng bằng lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Những đồng bằng này được hình thành từ sự bồi đắp phù sa của các hệ thống sông lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước.

Đồng bằng sông Hồng nằm ở miền Bắc, có đất phù sa màu mỡ, là vùng sản xuất lương thực chủ yếu của cả nước. Trong khi đó, đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam không chỉ nổi tiếng với sản phẩm lúa gạo mà còn phát triển mạnh về cây ăn trái và thủy sản.

Ngoài đồng bằng, Việt Nam còn có các địa hình đồi núi, nhưng diện tích đồi núi chiếm phần nhỏ hơn so với diện tích đồng bằng. Địa hình đồng bằng có ảnh hưởng lớn đến khí hậu, thủy văn, và đời sống kinh tế, xã hội của người dân, từ đó đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của đất nước. Sự hiện diện của đồng bằng cũng là yếu tố quyết định trong việc quy hoạch và phát triển các khu đô thị, công nghiệp và hệ thống giao thông.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam

Giải Địa lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam


Câu 3:

24/10/2024

Dãy núi cao nhất nước ta là

Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

- Dãy núi cao nhất nước ta là Hoàng Liên Sơn

Dãy Hoàng Liên Sơn là một dãy núi hùng vĩ và đẹp nhất Việt Nam kéo dài hơn 180km từ Tây Bắc đến Đông Nam. Dãy núi này có nhiều ngọn núi cao trên 2800 m, trong đó có Fansipan – đỉnh núi cao nhất Đông Dương với độ cao 3143m.

→ A đúng.B,C,D sai.

* Khu vực đồi núi

a) Vùng núi Đông Bắc

- Vị trí: nằm ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh.

- Đặc điểm: vùng đồi núi thấp chiếm ưu thế, cao ở tây bắc và thấp dần xuống đông nam.

- Hướng địa hình: vòng cung.

b) Vùng núi Tây Bắc

- Vị trí: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

- Đặc điểm: vùng có địa hình cao nhất cả nước với các dải núi cao, sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài.

 Hướng địa hình: tây bắc - đông nam.

Lý thuyết Đặc điểm các khu vực địa hình | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

 

Hoàng Liên Sơn là dãy núi hùng vĩ và cao đồ sộ nhất ở nước ta

c) Vùng núi Trường Sơn Bắc

- Vị trí: Nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, dài khoảng 600 km.

- Đặc điểm: Là vùng núi thấp, có hai sườn đối xứng nhau.

- Hướng địa hình: tây bắc - đông nam.

d) Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam

- Vị trí: Nằm từ phía nam dãy Bạch Mã

- Đặc điểm: vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ. Đặc trưng là các cao nguyên badan xếp tầng. Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ phần lớn là những bậc thềm phù sa, mang tính chất chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

- Hướng địa hình: vòng cung.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 8 Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình


Câu 4:

22/07/2024

Địa hình nước ta đa dạng, phổ biến và quan trọng nhất là

Xem đáp án

Đáp án D

Địa hình nước ta đa dạng, phổ biến và quan trọng nhất là địa hình đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp (địa hình dưới 1000m chiếm tới 85%).


Câu 5:

23/07/2024

Địa hình nước ta có hướng chủ yếu

Xem đáp án

Đáp án A

Địa hình nước ta có hướng chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam một số dãy núi tiêu biểu như Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc,… và vòng cung có các dãy núi tiêu biểu ở vùng Đông Bắc (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều).


Câu 6:

28/09/2024

Địa hình thấp dưới 1000m chiếm khoảng bao nhiêu % của phần đất liền Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D
Trên đất liền, đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm tới 85%, núi cao trên 2000m chiếm 1%.

D đúng

- A, B, C sai vì không phản ánh đúng tỷ lệ diện tích địa hình thấp dưới 1000m của phần đất liền Việt Nam, tỷ lệ thực tế là khoảng 85%.

*) Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

- Trên đất liền, đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm tới 85%, núi cao trên 2000m chiếm 1%.

- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực.

Địa hình thấp dưới 1000m chiếm khoảng bao nhiêu % của phần đất liền Việt Nam (ảnh 1)

Đỉnh núi Phan-xi-păng (3143m) cao nhất ở nước ta trên dãy Hoàng Liên Sơn

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam

Giải Địa lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam


Câu 7:

25/09/2024

Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a không làm cho địa hình nước ta

Xem đáp án

Đáp án đúng là : C

- Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a không làm cho địa hình nước ta động thực vật phong phú và đa dạng

Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a làm cho địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, thấp dần từ nội địa ra biển trùng với hướng Tây Bắc – Đông Nam và núi non, sông ngòi như trẻ lại.

→ C đúng.A,B,D sai.

* Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau

- Sau giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc và bị ngoại lực bào mòn, phá hủy tạo nên những bề mặt cổ, thấp và thoải.

- Giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, địa hình thấp dần theo hướng tây bắc - đông nam.

- Địa hình nước ta có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.

2. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người

 - Các hoạt động ngoại lực của khí hậu, của dòng nước và của con người là những nhân tố ảnh hưởng đến hình thành địa hình hiện tại của nước ta.

- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có tác động lớn trong việc phong hóa, bào mòn,… tạo nên nhưng dạng địa hình độc đáo.

- Các dạng địa hình nhân tạo ở nước ta xuất hiện ngày càng nhiều: giao thông, hầm mỏ, đô thị, đê, đập, kênh rạch,…

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam


Câu 8:

19/07/2024

Đồi núi nào sót nhô cao trên mặt các đồng bằng?

Xem đáp án

Đáp án B

Các vùng đồi núi sót nhô cao trên mặt các đồng bằng là Bà Đen, Bảy núi, Đồ Sơn, Con Voi, Tam Điệp, Sầm Sơn.


Câu 9:

22/07/2024

Các sông không chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là

Xem đáp án

Đáp án B

Các sông chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Cả, sông Mã, sông Đà,… còn sông Lục Nam và sông Thương chạy theo hướng vòng cung.


Câu 10:

23/07/2024

Khối núi cao nhất ở Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án C

Khối núi cao nhất ở Việt Nam là Phan-xi-păng cao 3143m thuộc tỉnh Lào Cai, năm nào khối núi này cũng có tuyết rơi và được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương.


Câu 11:

22/07/2024

Do địa hình bị chia cắt, nên khu vực đồi núi nước ta

Xem đáp án

Đáp án A

Do địa hình bị chia cắt, nên khu vực đồi núi nước ta có trở ngại rất lớn về giao thông vận tải. Muốn phát triển vùng núi thì giao thông phải đi trước một bước.


Câu 12:

19/07/2024

Biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ địa hình núi Việt Nam đa dạng?

Xem đáp án

Đáp án B

Địa hình núi Việt Nam rất đa dạng và phong phú, từ núi cao, núi thấp và các cao sơn nguyên đến đồng bằng, thềm lục địa,...


Câu 13:

22/07/2024

Địa hình miền núi đã gây trở ngại gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?

Xem đáp án

Đáp án A

Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông là một trong những trở ngại lớn nhất để phát triển kinh tế - xã hội ở của nước ta, đặc biệt là vùng núi.


Câu 14:

18/07/2024

Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa đa dạng, nguyên nhân cơ bản do

Xem đáp án

Đáp án A

Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá đa dạng nguyên nhân do sự kết hợp giữa địa hình và gió mùa. Vùng đồi núi nước ta chiếm phần lớn với nhiều dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, vòng cung và một số dãy đâm ngang ra biển (Hoành Sơn, Bạch Mã,…), kết hợp với hướng gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ tạo nên sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên. 

Ví dụ:

+ Gió mùa Đông Bắc kết hợp với dãy Bạch Mã tạo nên sự  phân hóa 2 miền khí hậu Bắc - Nam.

+ Theo chiều đông tây: gió mùa tây nam kết hợp với dãy Trường Sơn đem lại lượng mưa lớn ở Tây Nguyên và Nam Bộ và mùa hè với gió phơn khô nóng ở sườn đông Bắc Trung Bộ.

+ Dãy Hoàng Liên sơn làm giảm ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lấn mạnh sang Tây Bắc làm cho Tây Bắc có mùa đông bớt lạnh hơn.


Câu 15:

24/09/2024

Tại sao giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi gặp nhiều khó khăn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

- Giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi gặp nhiều khó khăn vì địa hình bị chia cắt mạnh

Do địa hình miền núi bị chia cắt mạnh nên việc giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi thường xuyên gặp khó khăn. Để hạn chế những khó khăn đó thì các cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm) phải đi trước một bước.

→ A đúng.B,C,D sai.

* Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau

- Sau giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc và bị ngoại lực bào mòn, phá hủy tạo nên những bề mặt cổ, thấp và thoải.

- Giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, địa hình thấp dần theo hướng tây bắc - đông nam.

- Địa hình nước ta có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.

2. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người

 - Các hoạt động ngoại lực của khí hậu, của dòng nước và của con người là những nhân tố ảnh hưởng đến hình thành địa hình hiện tại của nước ta.

- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có tác động lớn trong việc phong hóa, bào mòn,… tạo nên nhưng dạng địa hình độc đáo.

- Các dạng địa hình nhân tạo ở nước ta xuất hiện ngày càng nhiều: giao thông, hầm mỏ, đô thị, đê, đập, kênh rạch,…

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam

 


Bắt đầu thi ngay