Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 9 (có đáp án): Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng
Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 9: (có đáp án) Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng (phần 2)
-
223 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
12 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
19/07/2024Có thể gối vụ, xen canh nhiều loại cây trồng quanh năm ở môi trường xích đạo ẩm là nhờ
Đáp án B
Giải thích: Môi trường xích đạo ẩm có nhiệt độ và độ ẩm cao nên cây cối sinh trưởng phát triển quanh năm -> tạo điều kiện để gối vụ, xen canh nhiều loại cây trồng.
Câu 2:
23/07/2024Hạn chế của khí hậu nóng ẩm đối với sản xuất nông nghiệp là
Đáp án A
Giải thích: Môi trường xích đạo ẩm có khí hậu nóng ẩm, tạo điều kiện cho sâu bệnh dễ phát triển, gây hại cho cây trồng, vật nuôi.
Câu 3:
19/07/2024Cây lương thực quan trọng nhất ở các đồng bằng của vùng nhiệt đới gió mùa là
Đáp án D
Giải thích: Cây lương thực quan trọng nhất ở các đồng bằng của vùng nhiệt đới gió mùa là cây lúa nước.
Câu 4:
19/07/2024Loại cây lương thực được trồng chủ yếu ở vùng đồi núi là
Đáp án C
Giải thích: Vùng đồi núi khu vực đới nóng thích hợp để trồng cây sắn.
Câu 5:
19/07/2024Cây cao su được trồng phổ biến ở khu vực nào sau đây?
Đáp án C
Giải thích: Cây cao su được trồng phổ biến ở khu vực Đông Nam Á.
Câu 6:
22/07/2024Chăn nuôi gia súc ở đới nóng chủ yếu phổ biến hình thức
Đáp án A
Giải thích: Chăn nuôi gia súc ở đới nóng chủ yếu phổ biến hình thức chăn thả.
Câu 7:
21/07/2024Quốc gia châu Á có đàn bò và đàn trâu lớn nhất thế giới là
Đáp án B
Giải thích: Ấn Độ là quốc gia châu Á có đàn bò và đàn trâu lớn nhất thế giới.
Câu 8:
21/07/2024Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xói mòn đất ở môi trường xích đạo ẩm là do
Đáp án A
Giải thích: Môi trường xích đạo ẩm có nhiệt độ và độ ẩm cao nên các chất hữu cơ bị phân hủy nhanh, do vậy tầng mùn mỏng. Trong điều kiện mất lợp phủ thực vật, mưa lớn dễ dàng rửa trôi đất, nhất là trên các sườn dốc làm đất bị xói mòn, trơ sỏi đá.
Câu 9:
19/07/2024Nhận định nào sau đây không đúng về sản xuất nông nghiệp ở đới nóng?
Đáp án C
Giải thích: Đới nóng thuận lợi cho canh tác cây lương thực (đặc biệt cây lúa nước) và cây công nghiệp; các cây công nghiệp nhiệt đới rất phong phú (cà phê, cao su, mía,...), hình thành nhiều vùng chuyên canh quy mô lớn.
Chăn nuôi ở đới nóng phổ biến hình thức chăn thả dê, cừu, trâu, bò trên các đồng cỏ. Nhìn chung chăn nuôi chưa phát triển bằng trồng trọt.
=> Nhận xét C: chăn nuôi phát triển hơn trồng trọt và mang lại hiệu quả kinh tế cao là không đúng.
Câu 10:
19/07/2024Biện pháp quan trọng góp phần khắc phục trực tiếp những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra trong sản xuất nông nghiệp không phải là
Đáp án D
Giải thích: Để trực tiếp khắc phục những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra trong sản xuất nông nghiệp, các biện pháp quan trọng nhất là làm thủy lợi để điều tiết lượng nước tưới vào mùa lũ – cạn, trồng rừng che phủ tránh xói mòn sạt lở đất, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi -> mỗi loại cây trồng vật nuôi khác nhau sẽ thích nghi tốt với sự thay đổi phân hóa của khí hậu.
=> Như vậy biện pháp A, B, D có nhiều khả thi.
- Phát triển công nghiệp chế biến có vai trò chủ yếu trong nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, tạo đầu ra thuận lợi cho nông nghiệp; nhưng biện pháp này không góp phần khắc phục trực tiếp những khó khăn về điều kiện khí hậu, thời tiết.
Câu 11:
19/07/2024Việc bố trí và lựa chọn các loại cây trồng ở môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa bị chi phối bởi lượng mưa và chế độ mưa trong năm. Nguyên nhân sâu xa là do
Đáp án A
Giải thích:
- Môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa có sự phân hóa lượng mưa theo mùa rõ rệt. Môi trường nhiệt đới có lượng mưa trung bình từ 500 – 1500mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa. Môi trường nhiệt đới gió mùa có mùa mưa từ tháng 5 – 10 với trên 70% lượng nước cả năm.
- Bên cạnh sự phân hóa theo mùa, lượng mưa cũng thay đổi theo không gian, khu vực mưa ít có khu vực mưa nhiều tùy thuộc vào vị trí gần hay xa biển, địa hình đón gió hay khuất gió.
=> Sự phân hóa chế độ mưa theo mùa và theo không gian đã quy định việc bố trị lựa chọn các loại cây khác nhau, có loài cây ưa khô hạn, cần ít nước, có loài cây cần nhiều nước,...
Câu 12:
19/07/2024Vùng trồng lúa nước thường trùng với những vùng đông dân bậc nhất thế giới. Nguyên nhân không phải vì
Đáp án D
Giải thích:
- Cây lúa nước phát triển mạnh ở các quốc gia đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á => những khu vực có đồng bằng châu thổ rộng lớn bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi nào -> thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (trồng cây lương thực) và cư trú.
Đây cũng là những quốc gia đang phát triển, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, trong đó có sản xuất lúa nước -> do vậy đòi hỏi nguồn lao động dồi dào.
=> Nhận xét A, B, C đúng.
- Cây lúa nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và một phần xuất khẩu, tuy nhiên giá trị xuất khẩu không lớn. Do vậy nhận xét, cây lúa nước mang lại giá trị kinh tế rất lớn nên thu hút nhiều lao động là không đúng.
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 9 (có đáp án): Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng
-
10 câu hỏi
-
10 phút
-
Có thể bạn quan tâm
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 5 (có đáp án): Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm (266 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 10 (có đáp án): Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường (231 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 11 (có đáp án): Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng (211 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 6 (có đáp án): Môi trường nhiệt đới (202 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 8 (có đáp án): Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng (131 lượt thi)