Tổng hợp chuyên đề đề thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 6)

  • 1662 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ở cây xương rồng, nước chủ yếu được thoát qua cơ quan nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Vì lá bị tiêu giảm và biến thành gai cho nên ở xương rồng, nước chủ yếu được thoát qua thân.


Câu 2:

Loài động vật nào sau đây trao đổi khí qua bề mặt cơ thể?

Xem đáp án

Chọn đáp án C


Câu 4:

Gen là một đoạn phân tử ADN có chức năng:

Xem đáp án

Chọn đáp án C


Câu 5:

Khi nói về NST, nhận định nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

NST được cấu tạo từ ADN và Prôtêin loại histon.

ADN và Prôtêin histonnucleoxomcuộn xoắnsợi cơ bản 11 nmsợi nhiễm sắc 30 nmsiêu xoắn 300 nm

chromatide 700 nm.

NST có vai trò lưu giữ bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

NST của các loài khác nhau không chỉ khác nhau về số lượng hình thái mà cả các gen trên đó.


Câu 6:

Loại đột biến nào sau đây làm tăng độ dài của nhiễm sắc thể?

Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 12:

Tiến hành tách phôi bò có kiểu gen AaBbDD thành 10 phôi và 10 phôi này phát triển thành 10 bò con. Nếu không xảy ra đột biến thì bò con có kiểu gen:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Vì các phôi đều có kiểu gen giống với phôi ban đầuKiểu gen là AaBbDD


Câu 13:

Giao phối không ngẫu nhiên có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án C


Câu 14:

Khi nói về đại Tân sinh, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Loài người xuất hiện ở kỉ thứ Tư của đại Tân sinh chứ không phải ở kỉ thứ Ba.


Câu 15:

Quan sát số lượng cây cỏ mực ở trong một quần xã sinh vật, người ta thấy được trên bờ mương, mật độ đo được 28 cây  Trong khi đó, ở giữa ruộng mật độ đo được là 8 cây  Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Sự phân bố cá thể của quần thể. Ở đây các cá thể phân bố tập trung nhiều ở bờ mương nơi có điều kiện thuận lợi và ít tập trung trong khu vực giữa ruộng.


Câu 16:

Sinh quyển là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.

Phạm vi của sinh quyển:

+ Gồm tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển.

+ Ranh giới phía trên là tiếp xúc với tầng ôzôn; phía dưới đến đáy đại dương nơi sâu nhất trên 11 km, trên lục địa đáy của lớp vỏ phong hóa.


Câu 18:

Khi nói về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(I). Tất cả các loài có hệ tuần hoàn kép đều có trao đổi khí qua phế nang của phổi.

(II). Tất cả các loài hô hấp bằng ống khí đều có hệ tuần hoàn hở.

(III). Tất cả các loài động vật đa bào đều có hệ tuần hoàn.

(IV). Tất cả các loài có ống tiêu hóa đều có hệ tuần hoàn kín

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Có 1 phát biểu đúng, đó là II.

ý I sai vì phổi của các loài chim không có phế nang.

þ II đúng vì chỉ có côn trùng mới có hô hấp bằng ống khí và côn trùng có tuần hoàn hở.

ý III sai vì các loài thuộc nhóm ruột khoang (ví dụ thủy tức) chưa có hệ tuần hoàn.

ý IV sai vì các loài thân mềm, côn trùng đều có ống tiêu hóa nhưng hệ tuần hoàn hở.


Câu 20:

Cà độc dược có  Một thể đột biến có 25 nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(I). Thể đột biến này là thể tam bội.

(II). Thể đột biến này có thể được phát sinh do rối loạn nguyên phân.

(III). Thể đột biến này thường sinh trưởng nhanh hơn dạng lưỡng bội.

(IV). Thể đột biến này có thể trở thành loài mới.

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV.

ý I sai vì có 25 NST nên sẽ là  Thể ba.

þ II đúng vì đây là thể lệch bội nên có thể được phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.

ý III sai vì đột biến lệch bội thường sinh trưởng kém và nhiều trường hợp bị chết.

þ IV đúng vì tất cả các thể đột biến đều có thể trở thành loài mới.


Câu 22:

Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

ý Phát biểu A sai vì giao phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

ý Phát biểu C sai vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình chứ không tác động trực tiếp lên kiểu gen của cơ thể.

ý Phát biểu D sai vì có 4 nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể (đột biến, chọn lọc tự nhiên, di - nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên).


Câu 23:

Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

þ D đúng vì các điều kiện môi trường thay đổi theo chu kì mùa nên vào thời điểm có điều kiện môi trường thuận lợi thì trong quần thể có số lượng cá thể trước và sau sinh sản nhiều, khi điều kiện môi trường không thuận lợi thì trong quần thể chủ yếu là nhóm tuổi đang sinh sản, nhóm tuổi trước và sau sinh sản chiếm tỉ lệ ít. Ngoài ra loài có vùng phân bố càng rộng thì cấu trúc tuổi càng phức tạp do số lượng cá thể lớn và các cá thể trong quần thể có giới hạn sinh thái rộng về các nhân tố sinh thái.

ý B sai vì đối với quần thể ổn định hay suy thoái thì nhóm tuổi sau sinh sản cũng ít hơn nhóm tuổi trước sinh sản.

ý C sai vì các cá thể đang sinh sản sẽ tiếp tục sinh ra các cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản. Ngoài ra quần thể này có thể đang bị biến động số lượng cá thể theo chu kì.

ý A sai vì có nhiều loài biến động số lượng cá thể theo chu kì ngày đêm. Ví dụ: các loài giáp xác vào ban đêm số lượng cá thể đang sinh sản nhiều, vào ban ngày số lượng cá thể sau sinh sản nhiều.


Câu 24:

Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn ở hệ sinh thái trên cạn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(I). Tất cả các loài động vật ăn thực vật đều được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1.

(II). Bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất.

(III). Các loài ăn sinh vật sản xuất đều được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc 1.

(IV). Mỗi bậc dinh dưỡng thường có nhiều loài sinh vật.

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phát biểu II, III, IV đúng.

ý I sai vì động vật ăn thực vật thì được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 2.

þ II đúng vì ở hệ sinh thái trên cạn thì tổng sinh khối của thực vật luôn lớn hơn tổng sinh khối của các bậc còn lại (Vì hiệu suất sinh thái thường chỉ chiếm 10%).

þ III đúng vì sinh vật sản xuất thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1. Cho nên loài ăn sinh vật sản xuất là sinh vật bậc 2 nhưng thuộc sinh vật tiêu thụ bậc 1.

þ IV đúng vì trong một lưới thức ăn có rất nhiều loài cho nên mỗi bậc dinh dưỡng thường có nhiều loài.


Câu 25:

Ở vi khuẩn E.coli, xét một đoạn phân tử ADN có 5 gen A, B, D, E, G. Trong đó có 4 gen A, B, D, E thuộc cùng một operon. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(I). Nếu gen A nhân đôi 3 lần thì gen D cũng nhân đôi 3 lần.

(II). Nếu gen B tạo ra được 20 phân tử mARN thì gen E cũng tạo ra được 20 phân tử mARN.

(III). Nếu gen G tổng hợp ra 15 phân tử ARN thì gen D cũng tạo ra 15 phân tử ARN.

(IV). Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở gen A thì có thể sẽ làm thay đổi cấu trúc của mARN ở tất cả các gen.

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Có 2 phát biểu đúng, đó là I, II.

þ I đúng vì các gen trên một phân tử ADN thì có số lần nhân đôi bằng nhau.

þ II đúng vì các gen trong một operon thì có số lần phiên mã bằng nhau.

ý III sai vì các gen không thuộc 1 operon thì thường có số lần phiên mã khác nhau. Số lần phiên mã khác nhau thì số phân tử ARN cũng khác nhau.

ý IV sai vì đột biến ở gen A thì không ảnh hưởng đến cấu trúc của phân tử mARN ở các gen khác.


Câu 26:

Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(I). Đột biến chuyển đoạn không bao giờ làm thay đổi số lượng gen có trong tế bào.

(II). Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

(III). Đột biến thể ba làm tăng số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào.

(IV). Ở các đột biến đa bội chẵn, số lượng nhiễm sắc thể luôn là số chẵn.

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV.

ý I sai vì chuyển đoạn không tương hỗ sẽ làm thay đổi số lượng gen trên NST. Qua thụ tinh thì sẽ tạo ra hợp tử bị thay đổi số lượng gen.

þ II đúng vì đảo đoạn chỉ làm thay đổi vị trí sắp xếp của gen.

þ III đúng vì đột biến thể ba sẽ làm tăng số lượng NST có trong tế bào.

þ IV đúng vì đa bội chẵn  luôn có số lượng NST là số chẵn.


Câu 29:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(I). Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

(II). Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.

(III). Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt quần thể.

(IV). Khi không có tác động của các nhân tố: Đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể s không thay đổi.

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Chỉ có phát biểu II đúng.

ý I sai vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

ý III sai. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nhưng không dẫn tới tiêu diệt quần thể.

ý IV sai. Khi không có tác động của các nhân tố: đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể vẫn có thể bị thay đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên.


Câu 31:

Một lưới thức gồm có 9 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(I). Có 15 chuỗi thức ăn.

(II). Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích.

(III). Nếu loài K bị tuyệt diệt thì lưới thức ăn này có tối đa 7 loài.

(IV). Nếu loài E bị con người đánh bắt làm giảm số lượng thì loài M sẽ tăng số lượng.

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV.

ý II sai vì chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích, đó là  

þ III đúng vì nếu K bị tuyệt diệt thì M sẽ bị tuyệt diệt (vì K là nguồn thức ăn duy nhất của M). Do đó, chỉ còn lại 7 loài.

þ IV đúng vì E khống chế sinh học đối với D và M nên khi E bị giảm số lượng thì D và M sẽ tăng số lượng.


Câu 34:

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể  và hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh dưỡng là 4pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến được kí hiệu là A, B, C và D. Số lượng nhiễm sắc thể và hàm lượng ADN có trong nhân của tế bào sinh dưng ở 4 thể đột biến này là:

Thể đột biến

A

B

C

D

Số lượng NST

24

24

36

24

Hàm lượng ADN

3,8 pg

4,3 pg

6pg

4pg

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(I). Thể đột biến A là đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

(II). Thể đột biến B là đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

(III). Thể đột biến C là đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến tam bội.

(IV). Thể đột biến D có thể là đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV.

þ I đúng vì ở thể đột biến A làm giảm hàm lượng ADN nhưng không làm thay đổi số lượng NST  Mất đoạn hoặc chuyển đoạn.

ý II sai vì thể đột biến B có thay đổi hàm lượng ADN cho nên không thể là đảo đoạn.

ý III sai vì C là đột biến tam bội chứ không thể là lặp đoạn.

þ IV đúng vì đột biển D không làm thay đổi hàm lượng ADN, không làm thay đổi số lượng NST. Do đó, đây là đảo đoạn hoặc chuyển đoạn trên 1 NST hoặc đột biến gen.


Bắt đầu thi ngay