Tổng hợp 30 đề thi thử môn Vật Lí trung học phổ thông quốc gia năm 2019 (Đề số 1)

  • 5283 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

21/07/2024

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng có phụ thuộc vào lực cản của môi trường, lực cản của môi trường càng lớn thì biên độ dao động càng nhỏ.


Câu 3:

21/07/2024

Độ cao là một đặc tính sinh lí phụ thuộc vào

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số âm.


Câu 4:

21/07/2024

Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động cùng tần số, cùng phương và hiệu số pha không đổi theo thời gian.


Câu 5:

22/07/2024

Máy biến áp hoạt động dựa trên hiện tượng

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Máy biến áp hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.


Câu 6:

21/07/2024

Đặt điện áp u=U0cos100πt+π4 (V) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì cường độ dòng điện trong mạch là i=I0cos100πt+φ (A). Giá trị của φ bằng

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Vì trong mạch chỉ có tụ điện nên u chậm pha hơn i một góc π/2 rad.

→ φ = π/4 + π/2 = 3π/4 rad


Câu 7:

21/07/2024

Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Sóng cơ học không truyền được trong chân không còn sóng điện từ thì có thể.


Câu 8:

21/07/2024

Tác dụng nhiệt là tính chất nổi bật nhất của tia nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Tác dụng nhiệt là tính chất nổi bật của tia hồng ngoại.


Câu 9:

21/07/2024

Một chùm ánh sáng đơn sắc màu đỏ truyền từ không khí vào nước thì

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Tần số là đặc trưng riêng của ánh sáng nên khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác tần số của ánh sáng không đổi.

Sóng điện từ truyền trong nước chậm hơn trong không khí. Mà v = λ.f → bước sóng tỉ lệ thuận với tốc độ → Khi chùm ánh sáng đỏ truyền từ không khí vào nước thì tần số không đổi và bước sóng giảm.


Câu 10:

21/07/2024

Chiếu bức xạ đơn sắc có năng lượng phôton bằng ε vào kim loại có công thoát bằng A. Điều kiện để không có hiện tượng quang điện xảy ra là

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Để xảy ra được hiện tượng quang điện thì năng lượng của ánh sáng kích thích phải đủ lớn, ít nhất phải đạt được bằng công thoát e của kim loại. Vậy để không xảy ra hiện tượng quang điện thì năng lượng photon ε < A.


Câu 11:

23/07/2024

Phạm vi tác dụng của lực tương tác mạnh trong hạt nhân là

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Phạm vi tác dụng của lực tương tác mạnh trong hạt nhân là trong phạm vi kích thước hạt nhân, vào cỡ 10-13cm


Câu 12:

21/07/2024

Phản ứng hạt nhân nào sau đây là phản ứng phân hạch?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Phản ứng phân hạch là phản ứng hạt nhân kích thích. Từ một hạt nhân nặng hấp thụ nơtron chậm và biến đổi thành 2 hạt nhân trung bình đồng thời tạo ra các nơtron.

Vậy phản ứng phân hạch trong 4 đáp án là:

 


Câu 14:

21/07/2024

Đặt vật sáng AB trước thấu kính phân kì. Chiều cao vật và ảnh lần lượt là 20 cm và 10 cm. Số phóng đại ảnh là

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Vì thấu kính phân kì nên ảnh và vật cùng chiều.

→k = A’B’/AB = 1/2


Câu 18:

01/12/2024

Dùng một thước có chia độ đến milimét đo 5 lần khoảng cách d giữa hai điểm A và B đều cho cùng một giá trị là 1,345 m. Lấy sai số dụng cụ là một độ chia nhỏ nhất. Kết quả đo được viết

Xem đáp án

Đáp án đúng là A.

Lời giải

Vì sai số dụng cụ là một độ chia nhỏ nhất nên sai số là 1 mm = 0,001 m

Suy ra d = (1,345 ± 0,001) m.

*Phương pháp giải:

Ta có:

- Giá trị trung bình: d = 1,245 m.

- Sai số ngẫu nhiên:

- Sai số hệ thống bằng nửa độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ: Δd′ = 0,0005 m+Δd'= 0 + 0,0005 = 0,0005 m

Kết quả của phép đo: d = (1,245 ± 0,0005) m

*Lý thuyết:

I. Phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp

- Phép đo trực tiếp là phép đo một đại lượng bằng dụng cụ đo, kết quả được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo. Ví dụ: đo trọng lượng, đo chiều dài, đo thể tích,…

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 3. Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Đo trọng lượng của quả nặng bằng lực kế lò xo

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 3. Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Đo chiều dài bằng thước

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 3. Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Các dụng cụ đo độ dài, đo góc

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 3. Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Đo thể tích của vật rắn không thấm nước, bỏ lọt bình chia độ

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 3. Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân

- Phép đo gián tiếp là phép đo một đại lượng thông qua công thức liên hệ với các đại lượng có thể đo trực tiếp. Ví dụ: đo vận tốc,….

Xem thêm

Lý thuyết Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo - Vật lí 10 Kết nối tri thức 


Câu 20:

21/07/2024

Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc trên màn chỉ quan sát được 21 vạch sáng và khoảng cách giữa hai vạch sáng ngoài cùng là 40 mm. Tại hai điểm M, N là vị trí của hai vân sáng trên màn. Biết MN = 24 mm và vuông góc với hệ vân. Số vân sáng trên đoạn MN là

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Vì chỉ quan sát được 21 vạch sáng và khoảng cách giữa hai vạch sáng ngoài cùng là 40 mm nên ta có: i = 40/(21-1) = 2mm

Mà MN = 24 mm nên suy ra số vân sáng trên đoạn MN là 24/2 + 1 = 13 vân sáng.


Câu 24:

21/07/2024

Để đo gia tốc trọng trường dựa vào dao động của con lắc đơn, ta cần dùng dụng cụ đo là

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Để đo gia tốc trọng trường ta cần đo chu kì và độ dài của con lắc đơn do T=2πlg. Suy ra cần thước và đồng hồ.


Câu 39:

21/07/2024

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng trắng bằng Y-âng, người ta dùng kính lọc sắc để chỉ cho ánh sáng từ màu lam đến màu cam đi qua hai khe (có bước sóng từ 0,45 μm đến 0,65 μm). Biết khoảng cách hai khe a = 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn D = 2 m. Khoảng có bề rộng nhỏ nhất mà không có vân sáng nào quan sát được trên màn bằng

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

i = λD/a = λ.2000

Suy ra các khoảng quang phổ được thể hiện như hình bên.

Vì vân sáng bậc 4 của ánh sáng màu lam bé hơn vân sáng bậc 3 của ánh sáng màu cam nên quang phổ bậc 3 và quang phổ bậc 4 giao nhau.

Nên suy ra khoảng có bề rộng nhỏ nhất mà không có vân sáng nào là khoảng giữa quang phổ bậc 2 và bậc 3 là 0,1 mm.


Bắt đầu thi ngay