Tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám
Tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám
-
473 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội những nước nào dưới danh nghĩa quân Đồng minh kéo vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Anh, Trung Hoa Dân Quốc dưới danh nghĩa nghĩa quân Đồng Minh kéo vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật. Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, nhiệm vụ giải giáp sẽ giao cho quân Trung Hoa Dân Quốc. Còn từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam sẽ giao cho quân Anh giải giáp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2:
20/07/2024Thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là
Thuận lợi cơ bản nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là nền độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng đã được xác lập.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3:
18/07/2024Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc có sự hiện diện của quân đội nước nào?
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc bên cạnh quân đội Nhật Bản đã đóng quân ở đây từ trước, còn có sự hiện diện của quân Trung Hoa Dân Quốc
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4:
18/07/2024Khó khăn lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là
Khó khăn lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là ngoại xâm và nội phản. Vì cùng một lúc Việt Nam phải đối mặt với nhiều thế lực thù địch đe dọa đến nền độc lập dân tộc. Hơn nữa, đối với những khó khăn trong nước Đảng ta có thể giải quyết nhanh chóng nhưng nạn ngoại xâm là khó khăn lâu dài không thể thanh toán một sớm một chiều. Khi đất nước càng khó khăn thì việc có giặc ngoại xâm đến là một vấn đề nghiêm trọng, thực lực của đất nước lúc này chưa đủ mạnh về nhiều mặt để đánh chính diện với kẻ thù.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5:
23/07/2024Tại sao sau cách mạng tháng Tám, Việt Nam lại đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” do cùng một lúc gặp phải rất nhiều khó khăn như: chính quyền cách mạng non trẻ; kinh tế- tài chính kiệt quệ; văn hóa lạc hậu; các thế lực ngoại xâm và nội phản âm mưu thủ tiêu nền độc lập dân tộc…
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6:
23/07/2024Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng rối loạn tài chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Cách mạng tháng Tám thành công?
Do chính quyền cách mạng chưa nắm được quyền quản lí ngân hàng Đông Dương (chưa chủ động được về tài chính), cùng với việc Trung Hoa Dân Quốc tung ra thị trường các loại tiền Trung Quốc đã mất giá khiến cho nền tài chính nước ta bị rối loạn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7:
12/07/2024Đâu là điều kiện khách quan thuận lợi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào cách mạng thế giới có phát triển mạnh mẽ: hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành; phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc; phong trào đấu tranh vì hòa bình dân chủ phát triển ở nhiều nước tư bản. Đây chính là điều kiện khách quan thuận lợi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8:
15/07/2024Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam sau khi cách mạng tháng Tám thành công là
Thành quả lớn nhất mà cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 mang lại cho Việt Nam là độc lập dân tộc và chính quyền nhà nước. Do đó, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam sau khi cách mạng tháng Tám là xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Tình hình này cũng chứng tỏ cho luận điểm: “Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền lại càng khó hơn”.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9:
22/07/2024Cơ sở nào để quân đội các nước đế quốc dưới danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân Nhật có thể kéo vào Việt Nam?
Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam được tổ chức ở Đức từ ngày 17-7 đến ngày 2-8-1945, việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân Quốc vào phía Bắc.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10:
20/07/2024Điểm giống nhau trong âm mưu của các thế lực ngoại xâm ở Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam là một trong những nước giành được chính quyền sớm trên thế giới. Do đó, các nước đế quốc mặc dù có mâu thuẫn với nhau nhưng lại thống nhất trong âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, thủ tiêu nền độc lập của Việt Nam. Vì sự e ngại phong trào cách mạng ở Việt Nam sẽ cổ vũ cho phong trào đấu tranh ở các nước thuộc địa.
=>Âm mưu chung của các thế lực ngoại xâm ở Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là chống phá, đàn áp cách mạng Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11:
13/07/2024Tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 và tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 chứng tỏ
Sau cách mạng tháng Mười (1917) và Cách mạng tháng Tám (1945), nước Nga và Việt Nam đều bước vào công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế vào bảo vệ độc dân tộc:
- Đối với nước Nga: Nền kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị không ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở khắp mọi nơi. Nga đã phải thực hiện chính sách kinh tế mới bắt đầu từ năm 1921.
- Đồi với Việt Nam: rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” trước những khó khăn về nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, đặc biệt là ngoại xâm và nội phản. Trong khi đó chính quyền mới thành lập còn non trẻ, vừa bước ra khỏi cách mạng nên suy giảm về lực lượng. Trong năm đầu sau 1945 Đảng và Chính phủ đã phải thực hiện linh hoạt sách lược: khi hòa THDQ để đánh Pháp ở miền Nam, khi lại hòa với Pháp để đuổi THDQ về nước.
=>Như vậy, tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Mưởi (1917) và Cách mạng tháng Tám (1945) chứng tỏ: giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền càng khó hơn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12:
17/07/2024Đặc điểm lớn nhất về tình hình của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 là
Sau cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách từ bên trong và bên ngoài. Trong đó, bên trong là những khó khăn cấp bách cần giải quyết ngay như: củng cố chính quyền cách mạng, giặc đói, giặc dốt, khó khăn về tài chính và bọn nội phản. Bên ngoài là khó khăn mang tính nguy hiểm khi phải đối mặt với ngoại xâm. =>Đặc điểm lớn nhất về tình hình của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 là tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc”
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13:
08/07/2024Kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm đầu sau ngày Cách mạng tháng Tám (1945) thành công là
Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” của Trung ương Đảng (25-11-1945) đã chỉ rõ: thực dân Pháp là kẻ thù nguy hiểm hơn, là kẻ thù chính, cần phải tập trung mũi nhọn vào chúng. Xác đinh thực dân Pháp là kẻ thù chính, bởi vì chúng đã và đang trắng trợn vũ trang xâm lược nước ta ở Nam Bộ. Thực dân Pháp rắp tâm đặt lại ách thống trị của chúng ở Đông Dương. Âm mưu đó được thể hiện trong Tuyên ngôn của chính phủ Đờ Gôn ngày 24-3-1945. Nhận rõ âm mưu của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng ta cho rằng, các thế lực đế quốc sẽ đi đến dàn xếp với nhau để cho thực dân Pháp trở lại Đông Dương. Trước sau chính quyền Tưởng Giới Thạch cũng “sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp, miễn là Pháp nhượng cho Tưởng nhiều quyền lợi quan trọng”.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14:
19/07/2024Đề thi THPTQG-2021-mã đề 301
Một trong những biện pháp về giáo dục nhằm xây dựng chế độ mới ở Việt Nam những năm 1945-1946 là
Một trong những biện pháp về giáo dục nhằm xây dựng chế độ mới ở Việt Nam những năm 1945-1946 là kêu gọi nhân dân tham gia xoá nạn mù chữ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15:
11/07/2024Đề thi THPTQG-2021-mã đề 301
Trong khoảng thời gian từ đầu tháng 9-1945 đến cuối tháng 12-1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp trở ngại nào sau đây?
A loại vì giai đoạn này Mỹ chưa can thiệp vào Việt Nam.
B loại vì giai đoạn này chưa có quốc gia nào đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
C chọn vì quân Trung Hoa dân quốc và quân Anh vào Việt Nam làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật nhưng mục tiêu của chúng là lật đổ chính quyền cách mạng còn non trẻ và dẫn đường cho Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần nữa.
D loại vì cuối năm 1949 Mỹ mới viện trợ cho Pháp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16:
19/07/2024Đề thi THPTQG-2021-mã đề 304
Trong khoảng thời gian từ đầu 9-1945 đến cuối 12-1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp trở ngại nào sau đây?
Trong khoảng thời gian từ đầu 9-1945 đến cuối 12-1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp trở ngại chưa nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17:
21/07/2024Đề thi THPTQG-2021-mã đề 302
Trong khoảng thời gian từ đầu 9-1945 đến cuối 12-1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp trở ngại nào sau đây?
Trong khoảng thời gian từ đầu 9-1945 đến cuối 12-1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp trở ngại quân Đồng minh ở Việt Nam có mục tiêu chống phá cách mạng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18:
06/12/2024Một trong những biện pháp về giáo dục nhằm xây dựng chế độ mới ở Việt Nam trong những năm 1945-1946 là
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Một trong những biện pháp về giáo dục nhằm xây dựng chế độ mới ở Việt Nam trong những năm 1945-1946 là thành lập Nha bình dân học vụ.
*Tìm hiểu thêm: "Giải quyết nạn dốt"
* Biện pháp giải quyết: - Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp Bình dân học vụ - Xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học theo hướng dân tộc và dân chủ.
* Kết quả thực hiện: - Từ tháng 9/1945 - tháng 9/1946, trên toàn quốc có 76000 lớp học, xóa mù chữ cho 2.5 triệu người. - Trường học các cấp phổ thông và đại học sớm được khai giảng trở lại để đào tạo những công dân và cán bộ có năng lực phụng sự Tổ quốc.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Có thể bạn quan tâm
- Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (34110 lượt thi)
- Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947-Chiến dịch Biên giới năm 1950 (759 lượt thi)
- Bài tập phân tích sự kiện lịch sử Việt Nam (477 lượt thi)
- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (442 lượt thi)
- Phong trào cách mạng 1930 - 1935 (505 lượt thi)
- Phong trào cách mạng 1936 - 1939 (691 lượt thi)
- Phong trào cách mạng 1939 - 1945 (579 lượt thi)
- Cách mạng tháng Tám năm 1945 (2061 lượt thi)
- Tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám (472 lượt thi)
- Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 (6350 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 (3970 lượt thi)
- Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (521 lượt thi)
- Liên minh châu Âu (EU) (515 lượt thi)
- Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến (496 lượt thi)
- Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (472 lượt thi)
- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) (437 lượt thi)
- Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh (434 lượt thi)
- Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh (421 lượt thi)
- Nước Mĩ (416 lượt thi)
- Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991 – 2000) (411 lượt thi)