Soạn văn 8 KNTT Thực hành tiếng Việt trang 101
Soạn văn 8 KNTT Thực hành tiếng Việt trang 101
-
45 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Trong các câu sau, theo em, câu nào là câu khẳng định, câu nào là câu phủ định? Vì sao em xác định như vậy?
a. Ngập lụt đã tạo nên ít nhất là ba kết nối quan trọng cho hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm dòng nước, phù sa và dòng sinh vật.
(Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ)
b. Thật ra, điều này không mới, ít nhất vài trăm năm trước, các cư dân đầu tiên đến vùng haong địa châu thổ, họ đã quen với cách sống với mùa nước nổi hàng năm.
(Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ)
c. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này.
(Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn)
a. Câu khẳng định => câu khẳng định vấn đề, không có từ phủ định
b. Câu phủ định => có từ phủ định “không”
c. Câu phủ định => có từ phủ định “chẳng thể”
Câu 2:
22/07/2024Chỉ ra trong các câu sau, câu nào là câu phủ định bác bỏ, câu nào là câu phủ định miêu tả và câu nào không phải là câu phủ định:
a. Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống của chúng tôi.
(Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn)
b. Ở thành phố của người da trắng, chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào là nghe được tiếng lá cây lay động vào mùa xuân hay tiếng vỗ cánh của côn trùng.
(Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn)
c. Mùa nước nổi xưa kia hay mùa lũ theo cách gọi hiện nay, không là mối lo ngại cho nông dân vùng châu thổ Cửu Long, một mùa nước lũ lớn, như một niềm tin tâm linh, sẽ đem lại sự giàu có, sung túc cho vùng đất.
(Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ)
a. Câu phủ định bác bỏ: sử dụng từ phủ định “không”, phản bác ý kiến người da trắng hiểu cách sống của người da đỏ.
b. Câu phủ định miêu tả: sử dụng từ phủ định “chẳng có”, diễn tả rằng ở thành phố của người da trắng không có nơi nào yên tĩnh.
c. Không phải câu phủ định
Câu 3:
22/07/2024Giới thiệu hiện tượng tự nhiên (địa điểm hay tọa độ không gian.
Từ thành phố Tuy Hòa, Phú yên, xuôi theo quốc lộ 1 A về hướng bắc khoảng 30km, sau đó đến thị trấn Chi Thanh rẽ phải về hướng đông khoảng 12km, du khách sẽ đến ghènh Đá Đĩa
Câu 4:
23/07/2024Chiều rộng 50m, chiều dài khoảng 200m
Ghềnh Đá Đĩa như một tổ ong khổng lồ ánh lên màu đen huyền bí nổi bật ở giữa vùng biển trong xanh
Câu 5:
17/07/2024Giải thích đặc điểm đặc biệt của hiện tượng của hiện tượng tự nhiên bằng lập luận khoa học
Theo các nhà khoa học, đá ở ghềnh Đá Đĩa là loại đá badan hình thành trong quá trình hoạt động của núi lửa ở vùng cao nguyên Vân Hòa.
Nham thạch phun từ miẹng núi lửa, gặp nước lạnh đông cứng lại và rạn nứt đa chiều một cách tự nhiên
Câu 6:
22/07/2024Nêu thái độ, hành động của con người trước hiện tượng tự nhiên.
Thái độ, hành động của con người trước hiện tượng tự nhiên là vẻ đẹp hoang sơ và tạo hình tượng ghềnh Đá Đĩa ngày càng được nhiều du khách biết đến, trở thành điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách đến với Phú Yên.
Câu 7:
14/07/2024Kiến nghị về việc lắp đặt bể bơi di động thông minh trong nhà trường.
Thông tin người viết kiến nghị.
Học sinh lớp 7A do cô giáo Hoàng Thu Th. làm chủ nhiệm.
Câu 8:
22/07/2024Khái quát về bối cảnh viết kiến nghị.
Nhiều học sinh bị đuối nước xảy ra rất phổ biến, khiến nhiều người trong đó có chúng em , hết sức buồn đau và đáng lo ngại. Đây là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết.
Câu 9:
17/07/2024Trình bày cô đọng về các vấn đề liên quan đến nội dung kiến nghị.
- Trường chưa có bể bơi phục vụ cho học bơi lội.
- Nhu cầu học bơi tăng cao.
Câu 10:
19/07/2024Bày tỏ mong muốn kiến nghị được xem xét, giải quyết.
Mong muốn nhà trường khẩn trương nghiên cứu kế oach lặp đặt bể bơi di động thông minh.
Câu 11:
20/07/20241. Trước khi viết
a. Lựa chọn vấn đề
Lựa chọn vấn đề thực sự có ý nghĩa. Ví dụ:
- Vấn đề chấn chỉnh hoạt động của thư viện trường nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đọc sách, tìm hiểu, nghiên cứu của học sinh.
- Vấn đề xây dựng "góc sáng tạo” trong lớp - nơi học sinh có thể triển lãm những sản phẩm học tập có chất lượng của mình
- Vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm sao cho hiệu quả.
- Vấn đề ngăn chặn các sự cố về an ninh xảy ra trong trường học.
- Vấn đề nâng cấp nhà vệ sinh để đảm bảo các yêu cầu về y tế, môi trường. - Vấn đề thiết lập trật tự giao thông ở không gian trước cổng trường học
b. Tìm ý
Ý cần có cho bài viết có thể được hình thành trên cơ sở trả lời một số câu hỏi chính thuộc 3 nhóm như sau:
- Bối cảnh viết kiến nghị: Em viết kiến nghị trong hoàn cảnh cụ thể nào? Điều gì đã thúc đẩy em viết?
- Vấn đề được kiến nghị: Thực chất của vấn đề kiến nghị là gi? Vấn đề này có những biểu hiện cụ thể như thế nào? Đâu là những điều cần khắc phục? Vì sao cần quan tâm giải quyết vấn đề được nêu lên?
- Giải pháp giải quyết vấn đề: Các cấp có thẩm quyền cần phải làm gì? Việc nào nên. làm ngay, việc nào có thể được thực hiện theo kế hoạch dài hạn? Cá nhân người kiến nghị và từng thành viên của cộng đồng có thể góp phần giải quyết vấn đề như thế nào?
c. Lập dàn ý
- Phần mở đầu: Nêu rõ tư cách người kiến nghị (cá nhân hay tập thể), góc độ kiến nghị (người chịu tác động trực tiếp của vấn đề kiến nghị hay chỉ là người quan sát khách quan); nêu vấn đề kiến nghị.
- Phần nội dung:
+ Trình bày các biểu hiện cụ thể của vấn đề kiến nghị
+ Nêu tác động của vấn đề kiến nghị lên đời sống của từng cá nhân hay tập thể, cộng đồng.
+ Gợi ý một số giải pháp cụ thể nhằm giải quyết vấn đề được nêu lên (nếu có).
+ Triển khai các kiến nghị theo tầng bậc hợp lí (Ví dụ: đối với các cấp lãnh đạo và các tổ chức; đối với từng cá nhân trong cộng đồng;...).
- Phần kết thúc. Bày tỏ mong muốn những kiến nghị đã nêu sẽ được thực hiện.
2. Viết bài
- Nếu nội dung kiến nghị là những vấn đề cụ thể của đời sống, liên quan đến những cá nhân, tổ chức mà người viết có giao tiếp gần gũi, thưởng xuyên, văn bản kiến nghị có thể được viết theo hình thức của một lá đơn (như bài viết tham khảo). Với hình thức này, phần đầu văn bản cần có quốc hiệu, tiêu ngữ và đề rõ địa điểm, ngày, tháng, năm viết kiến nghịTiếp đóphải để rõ đối tượng nhận kiến nghị. Trước phần nội dung kiến nghị, người viết cần ghi cụ thể danh tính, cương vị của người làm đơn. Cuối văn bản là câu bày tỏ mong muốn kiến nghị được quan tâmgiải quyết; sau đó người viết kí tên (với tư cách cá nhân hay tư cách đại diện).
- Nếu vấn đề kiến nghị có tầm bao quát hơn, gắn với việc đánh thức dư luận hoặc định hướng dư luận, văn bản kiến nghị có thể được triển khai theo hình thức của một văn bản nghị luận, không nhất thiết phải đế quốc hiệu, tiêu ngữ và ghi danh tính cụ thể của người kiến nghị.
- Các kiến nghị có thể được viết theo kiểu gạch đầu dòng, câu văn đảm bảo tính khách quantên các đối tượng mà kiến nghị hướng tới phải được ghi chính xác.
- Kèm theo bản kiến nghị, người viết có thể đính bộ 6 sơ cung cấp đầy đủ thông tin về vấn đề kiến nghị
Bài viết tham khảo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày…, tháng…, năm…
KIẾN NGHỊ
Về việc tổ chức đi xem phim cho tập thể lớp 10A
Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp …, Trường ……
Tập thể lớp 10A chúng em xin trình bày với cô giáo một việc như sau: Hiện nay tại các rạp chiếu phim có chiếu một bộ phim rất hay liên quan đến tác phẩm văn học, tập thể lớp 10A rất mong có thể cùng nhau đi xem bộ phim này để trao đổi học hỏi những kiến thức bổ ích.
Em thay mặt tập thể lớp viết một văn bản đề nghị cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm và nhà trường tổ chức cho các bạn đi xem phim.
Chúng em kính mong cô xem xét và đồng ý cho cả lớp đi xem phim để hiểu thêm về tác phẩm đang học.
Thay mặt cả lớp
Lớp trưởng
(đã ký)
3. Chỉnh sửa bài viết
Đối chiếu bài viết với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để tiến hành chỉnh sửa