Soạn văn 8 Cánh Diều Tri thức ngữ văn trang 103
Soạn văn 8 Cánh Diều Tri thức ngữ văn trang 103
-
69 lượt thi
-
2 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Văn bản thông tin: giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim
– Văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim là loại văn bản thông tin có mục đích trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản, nổi bật về nội dung, hình thức, giá trị,... của cuốn sách hoặc bộ phim đó.
– Thông tin trong văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim thường được
trình bày theo trình tự: từ thông tin khái quát về tác giả, tác phẩm đến thông tin cụ thể về nội dung, hình thức của cuốn sách, bộ phim; từ thông tin khách quan về cuốn sách, bộ phim đến những ý kiến chủ quan của người đọc, người xem hoặc người giới thiệu về giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của cuốn sách, bộ phim đó. Chính vì thế, bài giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim có nhiều nội dung giống bài phân tích tác phẩm văn học. Điểm khác biệt là bài giới thiệu sách, phim chú trọng hơn các thông tin khách quan (nếu thông tin về tác giả, nhan đề, nhà xuất bản, tóm tắt tác phẩm,...). Để tăng hiệu quả của việc cung cấp thông tin, người viết có thể sử dụng kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ,... trong bài giới thiệu.
Câu 2:
18/07/2024Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể
- Câu hỏi là câu dùng để hỏi thông tin. Về hình thức, câu hỏi thường có các từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, đầu, bao giờ, mấy, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, có... không, đã... chưa, hoặc từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn). Khi viết, câu hỏi được kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Trong một số trường hợp, câu có đặc điểm hình thức của câu hỏi không được dùng để hỏi mà để cầu khiến, cảm thán hay khẳng định, phủ định. Ví dụ, câu “San chả làm nội trợ mãi rồi đấy ư?" (Nam Cao) không được dùng để hỏi mà được dùng để khẳng định. Câu “Các bạn có thể nói nhỏ hơn một chút được không?" được dùng với mục đích cầu khiến.
Câu khiến là câu dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, ngăn cấm. Ví dụ: “Đừng có đi đâu đấy." (Kim Lân), “Con nín đi!" (Nguyên Hồng). Khi viết, câu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than nhưng cũng có thể kết thúc bằng dấu chấm (nêu ý cầu khiến không được nhấn mạnh).
– Câu cảm là cầu dùng để biểu lộ trực tiếp cảm xúc của người nói. Câu cảm thường có các từ ngữ cảm thán như: a, ôi, than ôi, hỡi ơi, trời ơi, chao ôi, thay, biết bao, biết chừng nào,... Khi viết, câu cảm thường kết thúc bằng dấu chấm than. Ví dụ: “Lo thay! Nguy thay! Khúc đề này hỏng mất." (Phạm Duy Tốn).
– Câu kể là câu được dùng để trình bày (trần thuật, miêu tả, nhận định,...) về sự vật, sự việc. Câu kể không có đặc điểm hình thức của câu hỏi, câu khiến, câu cảm. Khi viết, câu kể thường được kết thúc bằng dấu chấm hoặc đôi khi bằng dấu chấm than, dấu chấm lửng. Trong một số trường hợp, câu có đặc điểm hình thức của câu kể không được dùng để kể mà chủ yếu để cầu khiến. Ví dụ, câu “Trời sắp mưa đấy!" được dùng để nhắc nhở, yêu cầu (cất quần áo hoặc các thứ phơi bên ngoài vào nhà).