Soạn văn 8 Cánh Diều Lão Hạc
-
67 lượt thi
-
23 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Yêu cầu (trang 4 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2 – Cánh diều):
Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc hiểu truyện ngắn, các em cần lưu ý:
+ Tóm tắt được nội dung văn bản (cốt truyện).
+ Nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật trong truyện.
+ Đề tài của truyện, ý nghĩa nhan đề của tác phẩm.
+ Liên hệ với bối cảnh xã hội và những hiểu biết của bản thân để hiểu sâu hơn tác phẩm truyện.
– Đọc trước truyện ngắn Lão Hạc; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nam Cao và một số bài viết xung quanh tác phẩm Lão Hạc.
- Khi đọc truyện:
+ Tóm tắt: Vợ đã mất, con trai vì nghèo mà không lấy được vợ nên phẫn chí xin đi mộ phu đồn điền cao su, một mình lão Hạc thui thủi bầu bạn cùng cậu Vàng, vốn là con chó mà con trai từng nuôi. Thế nhưng cuối cùng lão cũng phải tính toán bán cậu Vàng đi vì tình cảnh ngặt nghèo khó lòng nuôi nổi nó. Sau khi bán chó, lão Hạc tính trước tương lai khi gửi gắm ông giáo tiền bạc và nhờ ông trông nom giúp cửa nhà. Những ngày khốn khó bất ngờ ập đến, lão Hạc dần xa cách mọi người đặc biệt là ông giáo. Điều ấy khiến cho họ hiểu nhầm lão. Cuối cùng, lão tự tử bằng bả chó, gây bất ngờ cho mọi người và để lại nhiều xót xa, ngậm ngùi cho ông giáo.
+ Nhân vật: lão Hạc và ông giáo (mối quan hệ - hàng xóm).
+ Đề tài: người nông dân trong xã hội cũ
+ Ý nghĩa nhan đề: gợi sự đồng cảm của người đọc với thân phận người nông dân đồng thời gợi sự căm phẫn đối với ách thống trị của chế độ thực dân – phong kiến.
- Tác giả, tác phẩm:
+ Nam Cao (tên khai sinh là Trần Hữu Tri, 29 tháng 10, năm 1915 hoặc 1917 – 30 tháng 11 năm 1951) là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo và cũng là một chiến sĩ, liệt sỹ người Việt Nam.
+ Ông là nhà văn hiện thực lớn (trước Cách mạng Tháng Tám), một nhà báo kháng chiến (sau Cách mạng), một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20.
+ Lão Hạc là một truyện ngắn của nhà văn Nam Cao được viết vào năm 1943. Tác phẩm được đánh giá là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của dòng văn học hiện thực, nội dung truyện đã phần nào phản ánh được hiện trạng xã hội Việt Nam trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám.
Câu 2:
22/07/2024Truyện kể về lão Hạc - một người nông dân nghèo, sống cô độc chỉ có con chó vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo không lấy được vợ đã phẫn chí bỏ làng đi làm ăn xa. Lão Hạc ở nhà chờ con về, làm thuê để sống. Dù đói lão vẫn quyết không bán mảnh vườn và không ăn vào số tiền dành dụm được do thu hoạch từ mảnh vườn; lão giữ cả cho con trai.
Câu 3:
23/07/2024Đoạn văn “Tôi cũng ngồi lặng lẽ […] tôi quý năm quyển sách của tôi…” thuật lại những sự kiện liên quan đến nhân vật nào?
- Đoạn văn liên quan đến nhân vật ông giáo.
Câu 4:
22/07/2024Đoạn văn này giúp em hiểu thêm được gì về hoàn cảnh của nhân vật lão Hạc?
- Đoạn văn này giúp hiểu thêm về hoàn cảnh của nhân vật lão Hạc: nhà nghèo, vợ mất sớm, chỉ còn đứa con trai; con trai bỏ đi làm đồn điền cao su biền biệt không về. Chỉ có con chó vàng mà con trai để lại làm bạn.
Câu 5:
22/07/2024Những lời nói của lão Hạc với “cậu Vàng” thể hiện điều gì?
Câu 6:
22/07/2024Chú ý cách Nam Cao miêu tả nhân vật Lão Hạc qua ngoại hình, ngôn ngữ, tâm lí.
- Ngoại hình: Mặt lão đột nhiên co rúm lại, những nếp nhăn xôi lại, cái đầu lão ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít,…
- Ngôn ngữ: Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!, Khốn nạn,… Ông giáo ơi!,…
- Tâm lí: Đau đớn, xót xa
Câu 7:
22/07/2024Câu nói của lão Hạc “chua chát” ở chỗ nào?
- Câu nói của lão Hạc chua chát ở chỗ: lão rất yêu quý cậu Vàng nhưng vì hoàn cảnh lão buộc phải bán nó đi và để che đậy cho nỗi xót xa vì mất đi người bạn trung thành lão đành tìm một lí do là “hoá kiếp” cho cậu Vàng được làm người.
Câu 8:
22/07/2024Thái độ an ủi, đồng cảm, sẻ chia.
Câu 9:
22/07/2024Qua những việc nhờ ông giáo, nhân vật lão Hạc đã thể hiện được đặc điểm nào?
Qua những việc nhờ ông giáo, nhân vật lão Hạc đã thể hiện được đặc điểm:
- Yêu thương con trai, luôn mong ngóng con trở về
- Lo lắng chu toàn cho con
- Có lòng tự trọng (không muốn làm ảnh hưởng đến người khác)
- Là người hay suy nghĩ và tỉnh táo nhận ra tình cảnh của mình lúc này
Câu 10:
22/07/2024Những từ ngữ nào thể hiện sự nhún nhường hết mức của lão Hạc?
- Những từ ngữ thể hiện sự nhún nhường hết mức của lão Hạc: cắn rơm cắn cỏ, lạy, ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương…
Câu 11:
23/07/2024Chú ý tình cảnh của Lão Hạc.
Khó khăn, không còn gì để ăn. Phải ăn khoai, ăn củ chuối, rau má,…
Câu 12:
22/07/2024- Lời tâm sự của ông giáo ở đây là nói với người đọc, cũng là một lời độc thoại để người đọc hiểu hơn về vợ của ông giáo.
Câu 13:
23/07/2024Điều gì khiến ông giáo thấy “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…”?
- Vì ông giáo nghĩ lão Hạc - một người lương thiện nhưng cũng bị tha hoá, xấu xa giống như Binh Tư.
Câu 14:
22/07/2024Chú ý các chi tiết miêu tả cái chết của Lão Hạc.
- Chi tiết: Lão Hạc đang vật vã ở trên giường …. Cái chết thật là dữ dội”.
Câu 15:
22/07/2024Tóm tắt truyện Lão Hạc trong khoảng 10 – 15 dòng.
Tham khảo
Lão Hạc là một lão nông dân cùng khổ. Tuy vô cùng khó khăn vất vả nhưng lúc nào lão cũng hiền lành, thật thà và giàu lòng tự trọng. lão chưa bao giờ than vãn về hoàn cảnh của mình hay làm phiền một ai. Vợ lão mất sớm, con trai lão vì không có đủ tiền cưới vợ, quẫn trí, nó bỏ đi làm phu đồn điền. Điều đó khiến lão buồn lắm. Lão chỉ có mình nó, giờ nó bỏ đi, sống chết chưa biết thế nào. Ngày ngày, lão thui thủi một mình. Nhiều lúc, lão tâm sự với cậu vàng, con chó của con trai lão mua nuôi định khi cưới vợ sẽ giết thịt. Cuộc sống ngày càng khó khăn, ốm đau bệnh tật đẩy lão Hạc vào bước đường cùng. Dù khó khăn hay đau ốm thế nào thì lão vẫn kiên quyết giữ mảnh vườn cho con trai. Sau trận ốm nặng, lão trở nên kiệt quệ, túng quẫn, khốn khó nên lão đành bán đi cậu Vàng và đem số tiền và mảnh vườn gửi cho ông giáo. Lão âm thầm xin Binh Tư một ít bả chó rồi tự kết liễu mình bằng số bả chó ấy. Cái chết của lão thật khủng khiếp và đầy đau đớn. Không ai biết được nguyên nhân cái chết đau đớn của lão ngoại trừ ông giáo và Binh Tư.
Câu 16:
22/07/2024Truyện có những nhân vật nào đáng chú ý? Phần (1) và (2) (in chữ nhỏ) mở đầu văn bản có vai trò như thế nào đối với phần sau của truyện?
- Truyện có những nhân vật đáng chú ý: Lão Hạc, ông giáo, cậu Vàng.
- Phần (1) và (2) mở đầu văn bản có vai trò giới thiệu hoàn cảnh khốn khổ của lão Hạc; từ đó, tô đậm thêm những ngang trái xảy đến với lão Hạc trong phần (3) cũng như góp phần làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự lựa chọn kết cục đầy bi thảm của lão Hạc ở cuối ở văn bản.
Câu 17:
22/07/2024Phân tích nhân vật lão Hạc:
Hoàn cảnh lão Hạc trong truyện có gì đặc biệt? Người đọc biết được hoàn cảnh ấy qua lời kể của ai?
Hoàn cảnh
Biểu hiện |
Đối tượng thuật lại |
- Nghèo khổ, vợ đã mất sớm, đứa con trai duy nhất bỏ đi làm phu đồn điền cao su. - Sống cô đơn, chỉ bầu bạn với mỗi con chó mà con trai từng nuôi. |
- Chính nhân vật lão Hạc thuật lại.
- Qua lời kể của nhân vật ông giáo. |
- Sau trận ốm nặng, lão đã không còn đủ sức đi làm thuê, làm mướn như trước được nữa. - Cuối cùng, lão đành đau đớn bán đi con chó. |
- Chính nhân vật lão Hạc thuật lại.
- Qua lời kể của nhân vật ông giáo. |
- Sau khi nhờ ông giáo giữ tiền lo ma chay và giấy tờ mảnh vườn để lại cho con, lão Hạc sống rất khổ sở. - Cuối cùng, lão xin bả chó của Bình Tư để kết thúc cuộc đời trong vật vã, đau đớn. |
- Chủ yếu qua lời kể của nhân vật ông giáo. |
Câu 18:
23/07/2024Phân tích diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán con chó Vàng. Theo em, nguyên nhân nào khiến lão Hạc có hành động và tâm trạng như vậy?
- Hành động sau khi bán chó:
+ “Cố làm ra vẻ vui vẻ” nhưng “trông lão cười như mếu”.
+ Khóc hu hu.
- Tâm trạng sau khi bán chó:
+ Cảm thấy tội lỗi, tệ bạc khi lừa một con chó. + Đau đớn, dằn vặt vì quá thương cậu Vàng.
+ Chua chát, cay đắng cho số phận cơ cực của bản thân.
- Nguyên nhân dẫn đến hành động và tâm trạng trên:
+ Việc “lừa một con chó” mâu thuẫn với nhân cách tử tế từ trước tới giờ của lão.
- Lão Hạc xem cậu vàng như một người bạn, thậm chí là một người thân của mình.
+ Cậu Vàng là kỉ niệm và cũng là sự kết nối duy nhất của lão với con trai.
+ Lão Hạc nhận thức được sự bế tắc của số phận khi phải lừa bán con chó.
Câu 19:
22/07/2024Trước khi chết, lão Hạc đã chuẩn bị những gì? Tìm các chi tiết miêu tả cái chết của lão Hạc. Từ các chi tiết đó, em nhận xét gì về nhân vật này?
- Việc làm trước khi chết:
+ Nhờ ông giáo đứng tên văn tự để trông nom hộ ba sào vườn. + Gửi ông giáo ba mươi đồng để làm đám tang nếu lão có mệnh hệ gì.
- Diễn biến của cái chết:
+ “Vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc”, “tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên”.
+ Chịu sự hành hạ khổ sở đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. – Nhận xét về nhân vật
+ Số phận: đầy bi thảm.
• Đói nghèo đã buộc nhân vật phải bán đi kỷ vật của con trai và cũng là người bạn thân thiết của bản thân.
• Bao nhiêu cơ cực đã đẩy nhân vật vào đường cùng, đành phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và giữ gìn lòng tự trọng
cho bản thân.
+ Phẩm chất: rất tốt đẹp.
• Rất mực thương con, luôn muốn vun đắp, dành dụm tất cả những gì có thể có để con được sống hạnh phúc.
• Dù trong hoàn cảnh khốn cùng vẫn giữ lòng tự trọng.
Câu 20:
20/07/2024Em nhận xét gì về nhân vật ông giáo (hoàn cảnh, suy nghĩ, thái độ, tình cảm dành cho lão Hạc…)? Chỉ ra vai trò của nhân vật này trong văn bản.
* Hoàn cảnh:
- Có hoàn cảnh tương tự lão Hạc:
+ Nghèo khổ, vất vả.
+ Vì cuộc sống mà phải dứt ruột bán đi những thứ vô cùng quý giá với bản thân.
Ít nhiều gắn bó với lão Hạc:
+ Được lão chia sẻ những dự định, nỗi niềm.
+ Được lão tin tưởng nhờ cậy hai chuyện quan trọng cuối cùng. b) Suy nghĩ
- Thường có sự đối chiếu giữa hoàn cảnh của bản thân với hoàn
cảnh của lão Hạc.
- Có những bình luận, đánh giá khá sắc sảo, tinh tế về những chuyện lão Hạc kể hoặc những điều biết về lão Hạc.
- Càng về cuối tác phẩm càng nhiều những day dứt, suy tư về nhân thế.
* Tình cảm, thái độ dành cho lão Hạc:
– Thoạt đầu có vẻ dửng dưng, thờ ơ khi nghe chuyện lão Hạc muốn bán chó và tâm sự về con trai.
– Cảm thông, chia sẻ, muốn giúp đỡ lúc thấy lão Hạc đau đớn vì
bán chó.
– Buồn bã, khó hiểu khi lão Hạc từ chối sự giúp đỡ.
– Thoáng nghi ngờ, thất vọng khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó.
– Thương cảm, xót xa khi chứng kiến cái chết của lão Hạc và nguyện làm theo những mong muốn của lão để lão ra đi được nhẹ lòng.
* Vai trò của nhân vật:
– Bộc lộ tình cảm, thái độ của nhà văn dành cho nhân vật lão Hạc.
– Với vai trò người kể chuyện, nhân vật đã giúp câu chuyện sinh động hơn nhờ sự đan xen, kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong quá trình trần thuật.
Câu 21:
19/07/2024Theo em, với truyện ngắn Lão Hạc, Nam Cao đã gửi gắm những điều gì khi viết về người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám 1945?
Khi viết về người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám 1945 với truyện ngắn Lão Hạc, Nam Cao đã gửi gắm những điều gì sau:
- Nhà văn xót xa, đau đớn cho số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội cũ.
- Nhà văn trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân dù trong hoàn cảnh khốn cùng vẫn giữ lòng tự trọng.
- Nhà văn chia sẻ và cảm thông với những khát vọng, ước mơ chính đáng của họ.
Câu 22:
21/07/2024Chỉ ra những yếu tố nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Lão Hạc. Trong đó, em ấn tượng nhất với yếu tố nào? Vì sao?
– Những yếu tố nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Lão Hạc:
+ Xây dựng nhân vật sinh động, khắc hoạ tâm lí tinh tế.
+ Trần thuật bằng ngôi thứ nhất làm tăng tính khách quan, chân thực cho câu chuyện.
+ Kết hợp linh hoạt tự sự và một số phương thức biểu đạt khác.
– Yếu tố nghệ thuật mà em ấn tượng nhất chính là nghệ thuật xây dựng nhân vật, mỗi nhân vật trong tác phẩm đều đại diện cho một tầng lớp trong xã hội cũ, họ sống lầm than, nghèo khổ, chật vật và không có lối thoát. Cách xây dựng nhân vật này giúp người đọc hiểu rõ hơn về hoàn cảnh xã hội cũng như số phận chung của những người lao động thấp cổ bé họng lúc bấy giờ.
Câu 23:
22/07/2024Trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí về cuộc sống, con người. Em thích nhất đoạn văn nào? Vì sao?
- Em thích nhất đoạn văn “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta… không bao giờ ta thương....” vì đoạn văn này thể hiện sự cảm thông của tác giả với người lao động trong xã hội cũ, họ đã quá khổ sở để lo cho chính bản thân mình mà không thể động lòng thương với bất cứ ai.