Soạn Tiếng Việt 4 KNTT Bài 5: Thằn lằn xanh và tắc kè
Soạn Tiếng Việt 4 KNTT Bài 5: Thằn lằn xanh và tắc kè
-
94 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
17/07/2024Nói về môi trường sống và thói quen của một loài vật.
- Thằn lằn:
+ Môi trường sống: Thằn lằn được tìm thấy ở khắp trên thế giới, gần như trong mọi địa hình. Một số sống ở trên cây, số còn lại sống trong các thảm thực vật trên mặt đất, trong khi số khác lại thích sống trên những mỏm đá ở sa mạc.
+ Thói quen: Hầu hết, loài thằn lằn thường hoạt động vào ban ngày. Thằn lằn là loài động vật máu lạnh, vì vậy chúng dựa vào môi trường sống để làm ấm cơ thể. Sử dụng ánh nắng từ mặt trời và hoạt động để làm tăng nhiệt độ của cơ thể, tia nắng mặt trời cung cấp vitamin D cho thằn lằn. Thời gian ban ngày chúng dành thời gian phơi mình trên những mỏm đá để tắm nắng, săn mồi hoặc tìm kiếm thức ăn theo cách riêng của chúng.
- Chim bồ câu:
+ Môi trường sống: Trong quá khứ gần đây, rùa biển có thể được tìm thấy trong các khu rừng nằm ở phía bắc châu Phi, cũng như Tiểu Á, nó cũng sống ở các khu vực phía nam của lục địa châu Á. Với sự ra đời của thế kỷ 20, những chú chim bồ câu kín đáo này đã trở nên phổ biến, điều đáng chú ý là ở những vùng lãnh thổ mới, chúng không bị thu hút bởi các khu rừng, mà bởi sự gần gũi với những nơi hoạt động của con người. Vào mùa đông, chúng thích ở trong những đàn lớn, chọn những nơi dễ lấy hạt.
+ Thói quen: thói quen giao phối, thói quen làm tổ, nuôi con, thói quen di cư,…
Câu 2:
23/07/2024Văn bản: Thằn lằn xanh và tắc kè
Một buổi tối nọ, thằn lằn xanh đang bò trên cành cây. Đột nhiên, thằn lằn phát hiện tắc kè đang bò trên bức tường ở một ngôi nhà. Thằn lằn thầm nghĩ: “Ồ, một người bạn mới!”.
Thằn lằn cất tiếng chào:
- Chào cậu! Tớ là thằn lằn xanh. Tớ thích đi kiếm thức ăn vào ban ngày.
- Chào cậu! Tớ là tắc kè. Tớ thích đi kiếm thức ăn vào buổi tối. – Tắc kè đáp lời thằn lằn xanh.
Cả hai bạn cảm thấy thích thú về cuộc sống của nhau. Tắc kè liền nói:
- Hay chúng mình thử đổi cuộc sống cho nhau đi! Tớ chán những bức tường lắm rồi. Tớ muốn kiếm ăn trên những cái cây và trong các bụi cỏ giống cậu.
Thằn lằn xanh khoái chí:
- Còn tớ, tớ muốn bò lên tường để tìm thức ăn giống cậu. Mới nghĩ thế mà tớ thấy vui làm sao!
Vài ngày sai…
Thằn lằn xanh nhận ra tay chân của mình không bám dính như tắc kè: “Mình không thể bò trên tường giống như tắc kè, cũng không thể kiếm ăn theo cách của tắc kè! Mình đói quá rồi!”.
Trong khi đó, tắc kè cũng cảm thấy mình không thể chịu được sức nóng của ban ngày: “Da của mình không giống da của thằn lằn. Nóng quá! Mình không thể kiếm ăn ngoài trời! Mình đói quá rồi!”.
Thế là hai bạn quyết định đổi lại cuộc sống cho nhau. Thằn lằn xanh trở về với cái cây của mình và thích thú đi kiếm ăn vào ban ngày. Tắc kè quay trở lại bức tường thân yêu và vui vẻ đi tìm thức ăn vào buổi tối. Đôi bạn vẫn thi thoảng gặp nhau và trò chuyện về cuộc sống.
(Theo Sâng Lê-kha-na)
Thằn lằn xanh và tắc kè đã tự giới thiệu những gì trong lần đầu gặp gỡ?
- Thằn lằn xanh: Tớ là thằn lằn xanh. Tớ thích đi kiếm ăn vào ban ngày.
- Tắc kè: Tớ là tắc kè. Tớ thích đi kiếm ăn vào buổi tối.
Câu 3:
17/07/2024Vì sao hai bạn muốn đổi cuộc sống cho nhau?
Hai bạn muốn đổi cuộc sống cho nhau vì thích thú cuộc sống của nhau.
Câu 4:
17/07/2024Hai bạn đã nhận ra điều gì khi thay đổi môi trường sống của mình?
- Về sự phù hợp của đặc điểm cơ thể với môi trường sống.
- Về hậu quả của việc thay đổi môi trường sống.
Khi thay đổi môi trường sống của mình, hai bạn đã nhận ra:
- Về sự phù hợp của đặc điểm cơ thể với môi trường sống: Thằn lằn không thể bò lên tường giống như tắc kè, cũng không thể kiếm ăn ngoài trời. Da của tắc kè cũng không giống da thằn lằn, nóng nên không thể kiếm ăn ngoài trời.
- Về hậu quả của việc thay đổi môi trường sống: Cả hai đều rất đói.
Câu 5:
17/07/2024Các bạn cảm thấy thế nào khi quay lại cuộc sống trước đây của mình?
- Thằn lằn xanh trở về với cái cây của mình và thích thú đi kiếm ăn vào ban ngày.
- Tắc kè quay trở lại bức tường thân yêu và vui vẻ đi tìm thức ăn vào buổi tối.
Câu 6:
17/07/2024Tìm đọc đoạn văn trong bài có nội dung tương ứng với mỗi ý dưới đây:
a. Thằn lằn xanh và tắc kè vui vẻ trở lại cuộc sống của mình.
b. Thằn lằn xanh không thích nghi được với cuộc sống của tắc kè.
c. Tắc kè không chịu được khi sống cuộc sống của thằn lằn xanh.
a. Thế là hai bạn … về cuộc sống.
b. Thằn lằn xanh nhận ra … đói quá rồi.
c. Trong khi đó … đói quá rồi.
Câu 7:
22/07/2024Tìm danh từ chỉ thời gian, con vật, cây cối trong đoạn văn dưới đây:
Tổ vành khuyên nhỏ xinh nằm lọt thỏm giữa hai chiếc lá bưởi. Mẹ vành khuyên cẩn thận khâu hai chiếc lá lại rồi tha cỏ khô về đan tổ bên trong. Đêm đêm, mùi cỏ, mùi lá bưởi thơm cả vào những giấc mơ. Mấy anh em vành khuyên nằm gối đầu lên nhau, mơ một ngày khôn lớn sải cánh bay ra trời rộng.
(Theo Trần Đức Tiến)
- Thời gian: đêm đêm.
- Con vật: vành khuyên, mẹ vành khuyên, anh em vành khuyên.
- Cây cối: bưởi, cỏ khô.
Câu 8:
17/07/2024Tìm tiếp các danh từ chỉ người cho mỗi nhóm.
- Trong gia đình: ông, bà, ba, má, anh, chị,…
- Trong trường học: thầy giáo, cô giáo, học sinh,…
- Trong trận bóng đá: cầu thủ, thủ môn, trọng tài,…
Câu 9:
19/07/2024Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên nào có thể thay cho mỗi bông hoa dưới đây?
Buổi sáng, mặt trời tỏa … gay gắt, chói chang. Bỗng từ đâu … đen kéo tới, che kín bầu trời. … cuồn cuộn thổi. … lóe lên từng hồi sáng rực. … nổ đì đùng. Rồi … ầm ầm trút xuống. Không gian đẫm nước.
(Theo Phạm Khải)
Buổi sáng, mặt trời tỏa nắng gay gắt, chói chang. Bỗng từ đâu mây đen kéo tới, che kín bầu trời. Gió cuồn cuộn thổi. Chớp lóe lên từng hồi sáng rực. Sấm nổ đì đùng. Rồi mưa ầm ầm trút xuống. Không gian đẫm nước.
Câu 10:
22/07/2024Đặt 3 câu có chứa danh từ:
a. Chỉ một buổi trong ngày.
b. Chỉ một ngày trong tuần.
c. Chỉ một mùa trong năm.
a. Buổi sáng, đàn chim chào ngày mới bằng những tiếng hót líu lo.
b. Chủ nhật, em được bố mẹ cho đi chơi công viên.
c. Mùa xuân đến, muôn hoa đua nở.
Câu 11:
19/07/2024Nghe thầy cô giáo nhận xét chung.
HS nghe thầy cô giáo nhận xét bài của cả lớp.
Câu 12:
20/07/2024Đọc lại bài làm của em và nhận xét của thầy cô rồi sửa chữa lỗi.
HS đọc lại bài và sửa lỗi về:
- Cách viết mở đầu, triển khai, kết thúc.
- Cách trình bày lí do và dẫn chứng.
- Cách dùng từ, đặt câu.
- Chính tả.
Câu 13:
17/07/2024Đọc bài làm của bạn và nêu những điều em muốn học tập.
HS đọc lại bài của bạn và nêu những điểm nổi bật em muốn học tập như cách dùng từ, đặt câu, cách diễn đạt, sử dụng hình ảnh,…
Câu 14:
21/07/2024HS dựa trên những nhận xét và viết lại một số câu văn sao cho hay hơn.
Câu 15:
17/07/2024Cùng người thân thi tìm nhanh hơn danh từ thuộc 2 nhóm.
- Danh từ chỉ động vật hoang dã: hổ, báo, hươu, nai, ngựa vằn,…
- Danh từ chỉ cây ăn quả: hồng, na, táo, bưởi,…