Trang chủ Lớp 4 Tiếng Việt Soạn Tiếng Việt 4 CTST Luyện từ và câu: Luyện tập về tính từ

Soạn Tiếng Việt 4 CTST Luyện từ và câu: Luyện tập về tính từ

Soạn Tiếng Việt 4 CTST Luyện từ và câu: Luyện tập về tính từ

  • 142 lượt thi

  • 3 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024

Tìm tính từ chỉ đặc điểm của sự vật trong hình:

Tìm tính từ chỉ đặc điểm của sự vật trong hình:   M: mỏng manh, rực rỡ,... (ảnh 1)

M: mỏng manh, rực rỡ,...

Xem đáp án

Các tính từ lần lượt là: sặc sỡ, chi chít, chen chúc, lởm chởm, thơm phức, vàng ruộm, vuông vức, xanh rì, lô nhô, chập chùng,…


Câu 2:

18/11/2024

Tìm 2 – 3 tính từ:

a. Có tiếng thơm

b. Có tiếng mát

c. Có tiếng ngọt

Xem đáp án

* Trả lời:

a. Có tiếng thơm: thơm ngát, thơm lừng, thơm tho, thơm phức.

b. Có tiếng mát: mát mẻ, mát lành, dịu mát, thanh mát.

c. Có tiếng ngọt: ngọt ngào, ngọt lịm, ngọt sắc, ngọt khé.

* Mở rộng:

* Tiếng là gì

1. Khái niệm: Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Tiếng có thể có nghĩa rõ ràng hoặc có nghĩa không rõ ràng. 

2. Đặc điểm của tiếng:

- Tiếng do ba bộ phận: âm đầu, vần, thanh tạo thành.

-  Tiếng nào cũng bắt buộc phải có vần và thanh. Bộ phận âm đầu không bắt buộc phải có mặt.

-  Thanh ngang không đánh dấu khi viết, còn các thanh khác đều được đánh dấu ở phía trên. Riêng dấu nặng đặt phía dưới.

* Từ và các loại từ:

Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng có nghĩa dùng để đặt câu. Từ có 2 loại: Từ đơn và từ phức

1. Từ đơn

- Khái niệm: Từ đơn là từ có một âm tiết/một tiếng tạo thành. Thành phần cấu tạo ra từ đơn có nghĩa cụ thể.

- Cấu tạo đơn giản dẫn đến nghĩa của từ đơn cũng đơn giản.

- Ví dụ về từ đơn: xa, nhớ, yêu, đường, xe, nhà…

2. Từ phức

- Khái niệm: Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. Hiểu một cách đơn giản, từ phức chính là từ ghép. Ghép từ các tiếng giống nhau hoặc khác nhau tạo thành một từ có nghĩa. Khái niệm từ phức là gì chỉ đơn giản như trên.

- Đặc điểm của từ phức:

+ Từ phức chính là từ ghép

+ Từ phức là từ do nhiều tiếng tạo thành.

-Ví dụ về từ phức: Vui vẻ, xinh xắn, câu lạc bộ, vô tuyến truyền hình…

Từ nào cũng có nghĩa và dùng để tạo nên câu.

VD:  Nhờ / thầy cô / ân cần /giảng dạy/,lại / có / chí / học hành / nhiều / năm / liền /, Hạnh / là / học sinh / tiên tiến / .

Câu trên được tạo thành từ 21 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo.

- Có thể thấy từ phức được chia thành 2 loại từ mà chúng ta hiểu rõ hơn đó là từ ghép và từ láy.

3. Từ ghép

Có hai cách để tạo từ phức là:

1. Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép.

VD: tình thương, thương mến, ghi nhớ, thanh cao, vững chắc...

Từ ghép lại được phân loại cụ thể hơn đó là từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp.

Ví dụ:

Từ ghép phân loại: nhà ngói, nhà tầng, biệt thự…

Từ ghép tổng hợp: quần áo, nhà cửa, xe cộ…

Ngoài ra, căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta còn chia làm hai loại. Đó là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

4. Từ láy

- Khái niệm: Tương tự như từ ghép, từ láy cũng là một bộ phận của từ phức. Đồng thời cấu tạo từ 2 tiếng có mối quan hệ về âm thanh tạo thành. 

- Cụ thể mục đích của từ láy giúp câu chữ văn hoa uyển chuyển hơn, đồng thời thêm sự nhấn nhá thích hợp.

- Từ láy được nhiều nhà thơ nhà văn sử dụng để nâng cao chất lượng tác phẩm của họ.

- Loại từ này có một vẻ đẹp rất riêng. Từ láy thường là tính từ biểu thị một tính chất nào đó của sự vật sự việc. Cũng có từ láy 2 âm tiết và từ láy nhiều hơn 2 âm tiết tạo thành.

Ví dụ về từ láy: Rầm rầm, khanh khách, lung linh…

-Phân loại:

Láy âm, láy vần, láy tiếng và lấy cả âm lẫn vần. Ngoài ra người ta còn gọi là láy đôi, láy ba, láy từ…

Nghĩa của từ láy được hình thành từ nghĩa của hình vị gốc. Theo hướng mở rộng hay thu hẹp. Tăng cường hoặc giảm nhẹ.

Ví dụ: 

Láy âm đầu: săn sóc, ngay ngắn ...

Láy vần: khéo léo, mảnh khảnh ...

Láy cả âm đầu và vần: ngoan ngoãn, luôn luôn...

5. Danh từ

- Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)

- Phân loại: 

Có 2 loại danh từ đó là danh từ chung và danh từ riêng.

5.1. Danh từ chung: Dùng để gọi chung tên của các sự vật. Danh từ chung gồm danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng.

- Danh từ cụ thể: Chỉ những sự vật có thể cảm nhận được bằng các giác quan như người, vật, các hiện tượng, đơn vị.

- Ví dụ:

- Danh từ chỉ người: bố, mẹ, học sinh, bộ đội,...

- Danh từ chỉ vật: bàn ghế, sách vở, sông, suối, cây cối,...

- Danh từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa, gió, bão, động đất,...

- Danh từ chỉ đơn vị: (ghép được với số đếm).

+ Danh từ chỉ loại: cái, con, chiếc, tấm, cục, mẩu,...

+ Danh từ chỉ thời gian: ngày, tháng, năm, giờ, phút,...

+ Danh từ chỉ đơn vị đo lường: mét, cân, khối, sải tay,...

+ Danh từ chỉ đơn vị hành chính: thôn, xã, trường, lớp,...

+ Danh từ chỉ tập thể: cặp, đoàn, đội, bó, dãy, đàn,...

- Danh từ trừu tượng: Là các khái niệm trừu tượng tồn tại trong nhận thức của người, không nhìn được bằng mắt.

- Ví dụ: đạo đức, kinh nghiệm, cách mạng, tư tưởng, tinh thần, hạnh phúc, cuộc sống, lịch sử, tình yêu, niềm vui,...

5.2. Danh từ riêng: Dùng chỉ các tên riêng của người hoặc địa danh.

Ví dụ:

Chỉ tên người: Phạm Đức Hải Huy, Thu Hiền,...

Từ dùng với ý nghĩa đặc biệt: Người, Bác Hồ,...

Từ chỉ sự vật được nhân hoá: Cún, Dế Mèn, Lúa,...

Từ chỉ tên địa phương: Hà Nội,SaPa, Vũng Tàu,...

Từ chỉ địa danh: Hồ Tây, Nhà Thờ Lớn, Suối Tiên,...

Từ chỉ tên sông, núi, cầu, cống: sông Hồng, núi Ba Vì, cầu Rào, cống Trắng, đường Hồ Chí Minh, ngã tư Môi,...

5.3. Cụm danh từ: 

- Do danh từ chính kết hợp với từ hoặc một số từ khác. Như vậy cụm danh từ là một tổ hợp gồm 2 hay nhiều từ kết hợp lại.

- Cụm danh từ có danh từ chính đứng sau: Các từ đứng trước danh từ thường là những danh từ chỉ số lượng.

 + Ví dụ: mấy bạn học sinh, các thầy cô, những bông hoa, một chiếc ô tô,...

- Cụm danh từ có danh từ chính đứng trước: Các từ đứng sau danh từ thường bổ sung về tính chất, đặc điểm của danh từ chính.

 +Ví dụ: áo đỏ, mưa rào, ghế nhựa, con nuôi, bố đẻ, cửa sắt, gà trống, ô tô con,…

6. Động từ

- Khái niệm: Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

Cùng với tính từ và danh từ, động từ khiến cho khả năng biểu đạt của tiếng Việt phong phú, đa dạng, không thua kém bất kì ngôn ngữ lâu đời nào trên thế giới. Khi kết hợp với những từ loại khác nhau, động từ sẽ có ý nghĩa khái quát và biểu thị khác.

Ví dụ: 

- Động từ chỉ hoạt động : Đi, chạy ,nhảy,…

- Động từ chỉ trạng thái : Vui, buồn, giận, …

- Chức năng: 

+ Động từ cũng giống như hầu hết các từ loại, chức năng chính là để bổ nghĩa cho danh từ và làm vị ngữ trong câu. Song với mỗi cách kết hợp khác nhau, mỗi kiểu động từ khác nhau lại bổ sung một ý nghĩa khác cho các từ đứng trước nó.

- Phân loại:

+ Dựa theo đặc điểm, động từ chia làm 2 tiểu loại lớn là động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái.

+ Ngoài ra còn có cách chia khác chia thành nội động từ và ngoại động từ.

6.1. Động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái:

a) Động từ chỉ hoạt động

- Khái niệm: Động từ chỉ hoạt động là những động từ dùng để tái hiện, gọi tên các hoạt động của con người, sự vật, hiện tượng.

  + Ví dụ: đi, chạy, nhảy, (chim) hót, (mưa) rơi, (gió) thổi, hát, ca, đuổi nhau,...

- Những động từ chỉ hoạt động của con người có thể dùng để chỉ hoạt động của các sự vật, hiện tượng nhằm làm tăng sức gợi hình và biến các sự vật vô tri ấy trở nên gần gũi hơn với con người.

b) Động từ chỉ trạng thái

- Khái niệm: Động từ chỉ trạng thái là những động từ để tái hiện, gọi tên các trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, tồn tại của con người, sự vật, hiện tượng.

 + Ví dụ: vui, buồn, hờn, giận, bị đánh,...

- Trong động từ chỉ trạng thái, có thể chia thành các tiểu loại nhỏ hơn, mỗi tiểu loại bổ sung ý nghĩa cho về các mặt khác nhau cho từ kết hợp cùng hoặc đứng trước nó.

- Động từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại): là những động từ cho biết sự tồn tại của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan: còn, có, hết,...

- Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của động từ chỉ trạng thái:

 Nếu như ĐT chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ “xong” ở phía sau (ăn xong, đọc xong ,…) thì ĐT chỉ trạng thái không kết hợp với “xong” ở phía sau (không nói : còn xong, hết xong, kính trọng xong, …). Trong Tiếng Việt có một số loại ĐT chỉ trạng thái sau :

    +   ĐT chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại) :còn,hết,có,…

    +   ĐT chỉ trạng thái biến hoá : thành, hoá,…

    +   ĐT chỉ trạng thái tiếp thụ : được, bị, phải, chịu,…

    +   ĐT chỉ trạng thái so sánh : bằng, thua, hơn, là,…

- Một số ĐT sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái : nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi, đứng , lăn, lê, vui, buồn , hồi hộp, băn khoăn, lo lắng,...Các từ này có một số đặc điểm sau :

- Một số từ vừa được coi là Động từ chỉ hành động, lại vừa được coi là ĐT chỉ trạng thái.

- Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là ĐT chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại ).

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Luyện từ và câu: Danh từ chung, danh từ riêng trang 20, 21 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1

Luyện từ và câu: Động từ trang 28 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1


Câu 3:

18/07/2024

Dùng từ ngữ ở bài tập 2 để đặt 2 – 3 câu:

a. Tả hương thơm của một loài hoa.

b. Tả tán lá của một cây bóng mát.

c. Tả vị ngọt của một loại quả.

Xem đáp án

a. Mẹ cắm một lọ hoa huệ thơm ngát.

b. Sân nhà em trồng một cây xanh to lớn, tỏ bóng mát mẻ.

c. Quả dâu tây có vị ngọt lịm.


Bắt đầu thi ngay