[Năm 2022] Đề thi thử môn Vật lí THPT Quốc gia có lời giải (30 đề)
Đề thi thử môn Vật lí THPT Quốc gia có lời giải (Đề 25)
-
5178 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
15/07/2024Cho các bộ phận sau: micrô, loa, anten thu, anten phát, mạch biến điệu, mạch tách sóng. Bộ phận có trong sơ đồ khối của một máy phát thanh đơn giản là
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết sơ đồ khối của máy phát thanh
Cách giải:
Các bộ phận có trong sơ đồ khối của máy phát thanh đơn giản là: micrô, anten phát, mạch biến điệu.
Chọn A.
Câu 3:
13/07/2024Trong dao động cơ học, biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết dao động cưỡng bức
Cách giải:
Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật, tần số của ngoại lực tác dụng lên vật, lực cản môi trường tác dụng lên vật
→ Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào bản chất của ngoại lực cưỡng bức
Chọn D.
Câu 6:
15/07/2024Dòng điện không đổi là dòng điện có
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết dòng điện không đổi
Cách giải:
Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.
Chọn D.
Câu 7:
13/07/2024Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương, cùng
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết hai nguồn sóng kết hợp
Cách giải:
Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương, cùng tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian
Chọn D.
Câu 8:
14/07/2024Máy biến áp là một thiết bị dùng để
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết máy biến áp
Cách giải:
Máy biến áp là thiết bị dùng để thay đổi điện áp xoay chiều mà không làm thay đổi tần số
Chọn A.
Câu 10:
15/07/2024Trong sóng cơ, sóng dọc truyền được trong các môi trường
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết sóng dọc
Cách giải:
Sóng dọc truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí
Chọn B.
Câu 12:
23/07/2024Chọn phát biểu đúng khi nói về đường sức điện.
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết đường sức điện
Cách giải:
Qua mỗi điểm trong điện trường ta chỉ có thể vẽ được một đường sức điện → A sai
Các đường sức điện không bao giờ cắt nhau → B đúng
Nơi nào điện trường mạnh hơn thì nơi đó đường sức điện được vẽ mau hơn → C sai
Các đường sức điện xuất phát từ các điện tích dương và tận cùng ở các điện tích âm → D sai
Chọn B.
Câu 16:
23/07/2024Dùng một ampe kế nhiệt để đo cường độ dòng điện trong một mạch điện xoay chiều, số chỉ của ampe kế cho biết
Phương pháp:
Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều bằng cường độ của một dòng điện không đổi, nếu cho hai dòng điện đó lần lượt đi qua cùng một điện trở trong những khoảng thời gian bằng nhau đủ dài thì nhiệt lượng tỏa ra bằng nhau
Cách giải:
Số chỉ của Ampe kế nhiệt cho biết cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch
Chọn D.
Câu 17:
13/07/2024Hạt mang điện trong chất điện phân là
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết dòng điện trong chất điện phân
Cách giải:
Dòng điện trong chất điện phân là ion dương và ion âm
Chọn C.
Câu 18:
17/07/2024Hiện tượng quang - phát quang là
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết hiện tượng quang – phát quang
Cách giải:
Hiện tượng quang - phát quang là sự hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác
Chọn C.
Câu 20:
03/12/2024Trong chân không, xét các tia: tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và tia đơn sắc lục. Tia có tần số nhỏ nhất là
Đáp án đúng là : A
- Trong chân không, xét các tia: tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và tia đơn sắc lục. Tia có tần số nhỏ nhất là tia hồng ngoại.
Sử dụng thang sóng điện từ:
→ A đúng.B,C,D sai.
* Phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại
− Đưa mối hàn của cặp nhiệt điện:
+ Vùng từ Đ → T: kim điện kế bị lệch.
+ Đưa ra khỏi đầu Đ (A): kim điện kế vẫn lệch.
+ Đưa ra khỏi đầu T (B): kim điện kế vẫn tiếp tục lệch.
+ Thay màn M bằng một tấm bìa có phủ bột huỳnh quang, thì thấy ở phần màu tím và phần kéo dài của quang phổ khỏi màu tím phát sáng rất mạnh.
− Vậy, ở ngoài quang phổ ánh sáng nhìn thấy được, ở cả hai đầu đỏ và tím, còn có những bức xạ mà mắt không trông thấy, nhưng mối hàn của cặp nhiệt điện và bột huỳnh quang phát hiện được.
− Bức xạ ở điểm A: bức xạ (hay tia) hồng ngoại.
− Bức xạ ở điểm B: bức xạ (hay tia) tử ngoại.
2.Bản chất và tính chất chung của tia hồng ngoại và tử ngoại
a. Bản chất
Tia hồng ngoại (0,76 µm – 10−3 m) và tia tử ngoại (0,38 µm – 10−9 m) có cùng bản chất với ánh sáng thông thường (bản chất là sóng điện từ) và chỉ khác ánh sáng thông thường ở chỗ đều không nhìn thấy được.
b. Tính chất
Chúng tuân theo các định luật: truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ, và cũng gây được hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa như ánh sáng thông thường.
a. Cách tạo ra
− Mọi vật có nhiệt độ cao hơn 0 K đều phát ra tia hồng ngoại.
− Vật có nhiệt độ cao hơn môi trường xung quanh thì phát bức xạ hồng ngoại ra môi trường.
− Nguồn phát tia hồng ngoại thông dụng: bóng đèn dây tóc, bếp ga, bếp than, điôt hồng ngoại...
b. Tính chất và công dụng
− Tác dụng nhiệt rất mạnh ứng dụng trong sấy khô,...
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Vật lí 12 Bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại
Mục lục Giải SBT Lí 12 Bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại
Câu 22:
13/07/2024Trong các phản ứng hạt nhân đại lượng không bảo toàn là
Phương pháp:
Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân: bảo toàn số nuclon, bảo toàn điện tích, bảo toàn năng lượng toàn phần, bảo toàn động lượng
Cách giải:
Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân là: bảo toàn số nuclon, bảo toàn điện tích, bảo toàn năng lượng toàn phần, bảo toàn động lượng
→ Trong phản ứng hạt nhân không có định luật bảo toàn khối lượng nghỉ
Chọn B.
Câu 23:
13/07/2024Thuyết lượng tử ánh sáng không được dùng để giải thích
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết thuyết lượng tử ánh sáng
Cách giải:
Thuyết lượng tử ánh sáng không được dùng để giải thích hiện giao thoa ánh sáng
Chọn D.
Câu 24:
22/07/2024Chiết suất n của chất làm lăng kính thay đổi theo
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Cách giải:
Chiết suất của chất làm lăng kính thay đổi theo tần số ánh sáng qua lăng kính
Chọn C.
Câu 27:
23/07/2024Trên sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng với C là một điểm trên dây không dao động, khi đó dao động của hai điểm trên dây đối xứng nhau qua C là hai dao động
Phương pháp:
Trên sóng dừng, những điểm đối xứng với nhau qua nút sóng luôn dao động ngược pha
Những điểm đối xứng với nhau qua bụng sóng luôn dao động cùng pha
Cách giải:
Điểm C là một nút sóng, hai điểm trên dây đối xứng với nhau qua C dao động ngược pha
Chọn A.
Bài thi liên quan
-
Đề thi thử môn Vật lí THPT Quốc gia có lời giải (Đề 1)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi thử môn Vật lí THPT Quốc gia có lời giải (Đề 2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi thử môn Vật lí THPT Quốc gia có lời giải (Đề 3)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi thử môn Vật lí THPT Quốc gia có lời giải (Đề 4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi thử môn Vật lí THPT Quốc gia có lời giải (Đề 5)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi thử môn Vật lí THPT Quốc gia có lời giải (Đề 6)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi thử môn Vật lí THPT Quốc gia có lời giải (Đề 7)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi thử môn Vật lí THPT Quốc gia có lời giải (Đề 8)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi thử môn Vật lí THPT Quốc gia có lời giải (Đề 9)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi thử môn Vật lí THPT Quốc gia có lời giải (Đề 10)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-